Du lịch biển đóng vai trò quan trọng để bất động sản nghỉ dưỡng "cất cánh"
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản nghỉ dưỡng và cuộc đổ bộ của những dự án tỷ đôĐiều gì đã giúp bất động sản nghỉ dưỡng thoát cảnh "đóng băng"?Cam Ranh “phá băng” thị trường bất động sản nghỉ dưỡngNhiều tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng
Du lịch biển là thị trường nóng và trọng điểm trong xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới, với sự hấp dẫn tự nhiên từ các yếu tố vượt trội về khí hậu tươi mát, không gian thoảng đãng, khả năng không ngừng đa dạng hóa và gắn kết các loại hình dịch vụ cũng như đáp ứng ngày càng hoàn hảo hơn mọi nhu cầu của du khách trong kỷ nguyên số, cả về tắm biển, thư giãn, giải trí, ăn uống hải sản biển, cũng như hội họp, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe…
Được biết, du lịch biển Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều tiềm năng và điểm đến mới nhờ Việt Nam có hơn 3.400km đường bở biển và khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ, với những bờ cát trắng tinh, vịnh biển hoang sơ, cây cối quanh năm tươi tốt, những rặng san hô lộng lẫy, hệ động – thực vật biển phong phú, nhiều loại thủy sinh đặc hữu và vô số loài hải sản thơm ngon mang đậm bản sắc từng vùng, nhiều danh thắng di sản du lịch thế giới. Lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo nơi diễn ra du lịch biển, đảo và vùng ven biển về mặt hành chính bao gồm 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.
Đánh giá về tiềm năng này, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết, vai trò, xu hướng du lịch biển nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng biển nói chung sẽ bao gồm những điểm như sau:
Thứ nhất, du lịch biển, nghỉ dưỡng biển luôn nóng, luôn trọng điểm, luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai, nghỉ dưỡng biển quốc tế không thể thiếu những bất động sản mang tầm quốc tế.
Thứ ba, bất động sản nghỉ dưỡng phải thoả mãn được 6 điểm: Thiết kế trong tầm nhìn dài hạn, ổn định quốc gia; thiết kế độc đáo; vận hành, quản lý chuyên nghiệp bởi các thương hiệu mạnh; hướng tới xanh, thân thiện với môi trường; quy mô phải đủ lớn, đôi khi trở thành quần thể đô thị; theo công thức “all in one” là "một điểm đến đáp ứng mọi nhu cầu".
Trong khi đó, TS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam chia sẻ, yếu tố văn hoá cũng rất quan trọng có ảnh hưởng đến quy hoạch chung và gắn với phong thuỷ, phát triển kinh tế của từng địa phương.
Theo ông này, Việt Nam là quốc gia biển, có cả chiến lược phát triển biển, nhưng kinh tế biển thời gian qua phát triển ra sao, còn những vấn đề thế nào chúng ta cũng đã nhận ra. Theo đó, đến nay các thành phố biển đang có sự chuyển dịch rộng hơn và gắn với phát triển du lịch.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính quốc tế, cho hay với các địa phương có cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, nếu hạ tầng phát triển, chúng ta cần kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong nước và cả quốc tế, họ không chỉ có vốn mà còn có điều kiện kỹ thuật, kinh nghiệm, kéo theo là một lượng khách hàng nhất định.
Ông Thịnh khẳng định để kêu gọi đầu tư đang tạo ra một nền tảng chung thì cần phải hướng đến một ngành du lịch phát triển đẳng cấp.
Theo vị chuyên gia này, nền tảng khách hàng, nếu muốn người ta chi nhiều tiền thì trước hết họ phải giàu, phải có tiền. Vì vậy, trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cần phải có sự truyền bá, thu hút được các lượng khách hàng chất lượng quốc tế, thì sẽ tạo ra một nguồn thu rất lớn không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho địa phương, cho đất nước.
Xu hướng mô hình bất động sản nghỉ dưỡng
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế hiện tại trong nước và thế giới đầu cho thấy, sự phát triển và hiệu quả du lịch biển cao cấp hoàn toàn phụ thuộc vào bờ biển đẹp, khí hậu trong lành, môi trường thoáng đãng, sự đồng bộ và hiện đại hóa của cơ sở hạ tầng, trong đó nổi bật là giao thông thuận lợi và hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng, cùng sự đa dạng và chất lượng các dịch vụ tiện ích có sự quản lý chuyên nghiệp, đảm bảo đem lại giá trị nghỉ dưỡng tốt nhất cho du khách.
Ông này phân tích, trong trung và dài hạn sự quan tâm của du khách và nhà đầu tư thay vì các nhà nghỉ đơn lẻ, tự phát, sẽ dành nhiều hơn cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng, đảm bảo cung ứng dịch vụ đồng bộ, được tích hợp và tập trung nhiều tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm, được quản lý chuyên nghiệp và trung thành “các khu, đặc khu kinh tế nghỉ dưỡng xanh” bao gồm: bệnh viện quốc tế, công viên sinh thái, khu thương mại, chợ nghệ thuật, khách sạn, để thu hút khách du lịch, người cao tuổi, đến nghỉ với mục đích vừa du lịch, vừa khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng dài hạn….
Ông Phong khẳng định, ưu thế triển vọng tích cực luôn nghiêng về các sản phẩm bất động sản nằm trong quy hoạch, có đủ cơ sở pháp lý hợp lệ, thiết kế đẹp, chất lượng xây dựng cao, bảo đảm tiến độ, giá cả hợp lý và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, kết nối thuận lợi, “tích hợp” môi trường sống xanh, lành mạnh, coi trọng yếu tố thân thiện môi trường và bảo vệ an toàn, sức khỏe, được vận hành bởi các nhà quản lý có uy tín cao, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngành càng cao hơn của người dân, cũng như từ yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong quản lý nhà nước.
Ông Phong nói: “Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp phù hợp với nhu cầu thị trường, hài hòa cảnh quan, coi trọng lợi ích khách hàng và thân thiện môi trường vừa là áp lực vừa là cơ hội đầu tư mới, giúp hiện đại hóa tiềm năng phát triển và cùng với tầm vóc mới vị thế kinh tế du lịch của các địa phương ven biển, để phát triển thành điểm đến mới trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng mang tầm vóc quốc tế, cả trong hiện tại, cũng như cả trong tương lại được xem là mục tiêu của các địa phương có lợi thế về du lịch biển như Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Vũng Tàu…”.