Động lực nào "vực dậy" thị trường bất động sản năm 2023
Giới chuyên gia nhận định, nguồn tiền vào tháng cuối năm sẽ không có nhiều khởi sắc. Trong khi tín dụng bất động sản thường là trung và dài hạn, số tiền huy động lớn và đặc tính huy động vốn của các ngân hàng lại là ngắn hạn. Vì vậy, người mua nhà sẽ khó có thể tiếp cận tín dụng trong thời gian này. Ngoài ra, lãi suất trên thị trường cũng tăng nhanh, theo chính sách điều hành chung.
Thị trường BĐS thanh lọc mạnh mẽ, cơ hội chỉ dành cho những chủ đầu tư "nói thật, làm thật"
Giữa lúc thị trường bất động sản khó khăn, chủ đầu tư nào chứng minh được thực lực, uy tín của mình chính là những chủ đầu tư "vượt bão" thị trường.Nhà đầu tư BĐS kể chuyện đi "săn hàng ngộp": Mua căn nhà 8 tỷ thời sốt đất nay giảm giá còn 5,5 tỷ đồng
Thị trường bất động sản thời gian tới được dự báo sẽ tiếp tục nhuốm màu ảm đạm. Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh kẹt vốn, "ngộp hàng", song khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác.Thấy gì từ việc gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam?
Trong 11 tháng đầu năm 2022, có đến gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại được đầu từ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Con số này tăng gần 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là dòng tiền vô cùng quan trọng đối với thị trường trong giai đoạn BĐS Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.Do đó, ngay đến những doanh nghiệp bất động sản cũng đang khó khăn khi phải huy động vốn từ 3 - 4 kênh chủ chốt, khi tín dụng eo hẹp thì thị trường trái phiếu sẽ bị siết chặt. Bức tranh thị trường BĐS toàn là gam màu tối khi dòng vốn chưa được khơi thông.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Ông trần Kim Chung đưa ra 3 phương án về triển vọng cho thị trường được tiếp tục điều chỉnh theo hướng thu hẹp, thực chất hơn. Đây là phương án nhiều khả năng diễn ra nhất.
Với bối cảnh nguồn tiền không có nhiều sự đột biến, các chính sách dự kiến cuối năm 2023 mới được thông qua, có khả năng thị trường BĐS phát triển theo xu thế.
Với phương án tích cực, thị trường có thêm động lực mới từ việc ban hành, sửa đổi bộ 3 luật liên quan gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Kéo theo là xuất hiện các yếu tố thuận lợi hơn. Kết hợp với trạng thái trong và ngoài nước ổn định, nguồn vốn nước ngoài có thể tiếp tục đổ vào lĩnh vực này.
Trong khi vốn trong nước cũng được kích hoạt lại và hấp thu để đón chu kỳ mới đi lên. Nếu như vậy, thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng vượt qua "điểm lõm". Tuy chỉ có xác xuất thấp nhưng phương án này vẫn có thể xảy ra vì có những điều kiện nằm ngoài khả năng của nền kinh tế Việt Nam, theo ông Chung phân tích.
Về các diễn biến trên thị trường trong giai đoạn tới, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam - Bà Trang Bùi chia sẻ, đối với phân khúc nào vượt quá giá trị thì thị trường sẽ có sự điều chỉnh để về với giá trị thực.
Nhưng thực tế, không phải nhà đầu tư nào cũng có bản lĩnh và kinh nghiệm để chọn được bất động sản có giá trị thực, chưa kể phải tính toán tới việc giá trị tăng lên.
Do đó, nhà đầu tư cần tập trung vào giá trị gia tăng hơn là tốc độ tăng giá. Việc thay đổi tâm lý và tư duy đầu tư sẽ giúp thị trường bất động sản có biến chuyển tích cực hơn.
Tín hiệu lạc quan trên thị trường
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, ngành kinh doanh bất động sản sau 11 tháng năm 2022 đã thu hút các nhà đầu tư quốc tế với tổng số tiền gần 4,19 tỷ USD.
Trong vòng 11 tháng qua, kinh doanh bất động sản đã có 8.202 doanh nghiệp thành lập mới và 1.081 doanh nghiệp giải thể. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh doanh bất động sản đã có 6.713 doanh nghiệp thành lập mới và 751 doanh nghiệp giải thể. Cùng kỳ năm 2020 ghi nhận 6.087 doanh nghiệp thành lập mới và 885 doanh nghiệp giải thể.
Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam của 6 năm nay đang có sự phát triển. Thu nhập bình quân đầu người hiện tại cũng đã cải thiện, số lượng người giàu ngày càng gia tăng. Từ đó kéo theo nhu cầu về đầu tư BĐS và nhà ở.
Từ những số liệu trên, nhiều chuyên gia nhận định, thị trường đang có nhiều "nốt trầm", không ít doanh nghiệp phải cắt giảm bộ máy nhân sự, tuy nhiên cơ hội vẫn còn cho những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh với kế hoạch tài chính dài hạn. Khi đó, bức tranh thị trường BĐS sẽ xuất hiện những gam màu tươi sáng hơn.
Tiếp theo là việc Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo chủ trương xuyên suốt là giải tỏa những lo lắng cho thị trường. Kỳ vọng vào việc củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Mới đây, Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét nới thêm room tín dụng khoảng 1- 2% để có vốn tín dụng khoảng 100 - 200 nghìn tỷ đồng phân bổ vào nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm và dịp Tết. Những tín hiệu này đã giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin vào thị trường bất động sản trong giai đoạn tới.
Bất động sản mang giá trị thực lên ngôi
Giới chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư cần tập trung vào những loại BĐS có giá trị thực. Thực tế, khi thị trường gặp khó, các sản phẩm có khả năng trụ lại trước tâm bão sẽ được ưu tiên. Do vậy, thay vì cứ e dè thì những nhà đầu tư sành sỏi lại có thêm cơ hội để săn BĐS có vị trí đẹp, giá tốt lại đáp ứng nhu cầu thực, có thanh khoản, có khả năng tạo ra dòng tiền.
Savills Việt Nam cho biết, giai đoạn cuối năm 2022, những điểm đến ven thành phố lớn, có hạ tầng giao thông đồng bộ sẽ thu hút sự quan tâm, chờ chất xúc tác từ các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Các chuyên gia có tiếng trong ngành cho rằng, để vực dậy thị trường trước bối cảnh hiện nay thì các doanh nghiệp phải giữ vững uy tín, thương hiệu và có trách nhiệm với khách hàng. Dự án phải được bàn giao đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết. Thời điểm này sẽ thể hiện rõ nhất năng lực của doanh nghiệp và thị trường đang trong giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ.
Ở thời điểm này, những chủ đầu tư phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực sẽ được khách hàng ưu ái. Nhưng để có thanh khoản tốt thì sản phẩm phải đảm bảo pháp lý rõ ràng, đúng tiếp độ, có mức giá phù hợp…
Việc đảm bảo dự án đúng cam kết chính là một yếu tố rất quan trọng giúp ổn định tâm lý người mua nhà trong bối cảnh thị trường khó khăn.