meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đơn hàng xuất khẩu dần “giảm sút”: Những thực tế đã không còn là dự báo

Thứ năm, 06/10/2022-13:10
Tính từ đầu tháng 7/2022, có nhiều dự báo không mấy lạc quan về đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ có sự sụt giảm bởi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,..

Theo đó, tính từ đầu tháng 7/2022, có nhiều dự báo không mấy lạc quan về đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ có sự sụt giảm bởi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,... Đến thời điểm hiện tại, nỗi lo này không còn là dự báo. Theo Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 9/2202 ước đạt 29,94 tỷ USD, so với tháng trước giảm 14,3%. 

Đơn hàng xuất khẩu dần giảm sút: Thực tế đã hiện hữu

Có thể thấy, những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đồ gỗ hoạt động tương đối ổn định, tuy nhiên, kể từ đầu tháng 7 thì các đơn hàng xuất khẩu đã dần giảm sút cho đến hiện tại. 

Nói về nguyên nhân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - ông Nguyễn Chánh Phương cho biết: “Sự suy giảm này chủ yếu là do giá nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng mạnh trong khi đó các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng bởi lạm phát có xu hướng tăng đã dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh”. 


Tính từ đầu tháng 7/2022, có nhiều dự báo không mấy lạc quan về đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ có sự sụt giảm bởi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,...
Tính từ đầu tháng 7/2022, có nhiều dự báo không mấy lạc quan về đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ có sự sụt giảm bởi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,...

Ông Phương lý giải rằng, cũng do lạm phát tăng cao mà người tiêu dùng ở các nước Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu - đây là hại thị trường lớn của Việt Nam đang chú trọng nhu cầu chi tiêu cho lương thực và thực phẩm cùng những đồ dùng thiết yếu nên bị nhiều người cắt giảm chi tiêu mua vào thời điểm này. Ngoài ra, giá cước vận tải ở mức cao cùng với giá mua nguyên liệu gỗ tăng cao đã khiến cho giá thành sản xuất tăng cũng càng ngày gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của nước ta. 

Cũng tương tự, doanh nghiệp da giày cũng đã sớm rời niềm vui tăng trưởng trong những tháng đầu năm khi mà thị trường quý 3, quý 4/2022 đột ngột xấu đi, song song với đó là giá cả đầu vào tăng mà lợi nhuận thu hẹp. 

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày - Túi xách Việt Nam, bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, hiện nay các doanh nghiệp thành viên đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và tỷ lệ tồn kho lên đến khoảng 40%, còn các đơn hàng từ tháng 8/2022 đến quý 1/2023 cũng sẽ ít đi. 

Bà Xuân quan ngại: “EU và Mỹ chính là những thị trường xuất khẩu chủ lực da giày Việt Nam và đang có xu hướng giảm sút về nhu cầu tiêu dùng, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức mua trong những tháng cuối năm”. 

Cũng theo đó, dấu hiệu xuất khẩu giảm tốc cũng đã dần lộ rõ ở ngành dệt may. Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ông Trương Văn Cẩm nói rằng, kim ngạch xuất khẩu ngành vẫn còn đang đạt con số ấn tượng với khoảng 35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 21%. Mặc dù vậy thì nếu trong thời gian 9 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩu được 3,8 đến 3,9 tỷ USD thì dự kiến trong 3 tháng cuối năm chỉ xuất được từ 3,1 đến 3,2 tỷ USD. 



Cũng tương tự, doanh nghiệp da giày cũng đã sớm rời niềm vui tăng trưởng trong những tháng đầu năm khi mà thị trường quý 3, quý 4/2022 đột ngột xấu đi, song song với đó là giá cả đầu vào tăng mà lợi nhuận thu hẹp
Cũng tương tự, doanh nghiệp da giày cũng đã sớm rời niềm vui tăng trưởng trong những tháng đầu năm khi mà thị trường quý 3, quý 4/2022 đột ngột xấu đi, song song với đó là giá cả đầu vào tăng mà lợi nhuận thu hẹp

Ông Cẩm thông tin rằng, từ nay cho đến cuối năm, ngành dệt may đối mặt với nhiều khó khăn và đặc biệt đơn hàng có chiều hướng sụt giảm và đơn giá cũng sụt giảm. Lý do là bởi một số thị trường lớn của dệt may như Mỹ, Châu Âu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm, không được như kỳ vọng và dự đoán mức tăng cũng chỉ bằng 50% so với năm 2021. 

Song song với đó, chưa bao giờ lạm phát của nước này đã xấp xỉ ở mức 10% và thậm chí có những tháng lên đến 10%. Chính vì thế mà hiện nay tỷ lệ tồn kho ở những khu vực tương đối cao, vậy nên nhu cầu về đơn hàng từ nay cho đến cuối năm từ đầu năm 2023 có khả năng giảm - đây cũng chính là khó khăn lớn cho ngành dệt may từ nay cho đến cuối năm. 

Theo số liệu thống kê sơ bộ nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, có nhiều mặt hàng xuất khẩu đã tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2022 lại đột nhiên tụt giảm nhanh. Chi tiết, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9/2022 (tính từ ngày 1/9 đến ngày 15/9) đạt mức 26,34 tỷ USD, giảm 25,7% (tương ứng với giảm 9,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2022. Một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu giảm bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng linh kiện giảm 1,17 tỷ USD còn điện thoại các loại linh kiện giảm 1,07 tỷ USD (tương ứng giảm 31,5%), hàng dệt may giảm 980 triệu USD (tương ứng giảm 44,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 751 triệu USD (tương ứng giảm 29,7%),...



Ông Phương lý giải rằng, cũng do lạm phát tăng cao mà người tiêu dùng ở các nước Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu - đây là hại thị trường lớn của Việt Nam đang chú trọng nhu cầu chi tiêu cho lương thực và thực phẩm cùng những đồ dùng thiết yếu nên bị nhiều người cắt giảm chi tiêu mua vào thời điểm này
Ông Phương lý giải rằng, cũng do lạm phát tăng cao mà người tiêu dùng ở các nước Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu - đây là hại thị trường lớn của Việt Nam đang chú trọng nhu cầu chi tiêu cho lương thực và thực phẩm cùng những đồ dùng thiết yếu nên bị nhiều người cắt giảm chi tiêu mua vào thời điểm này

Khó khăn còn có thể kéo dài

Đưa ra nhận định về đà giảm tốc trong xuất khẩu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng kinh tế trên thế giới trong năm 2022 có nhiều biến động. Vào đầu năm 2022, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng tốt nhờ vào kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Mặc dù vậy thì xung đột Nga - Ukraine đẩy giá nguyên, nhiên liệu logistics tăng cao,... cũng đã khiến cho các tổ chức này đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và các quốc gia sau mỗi lần cập nhật. 

Mặc dù chưa bị hạ tăng trưởng nhưng kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn. Cùng với khó khăn từ bên ngoài thì những khó khăn liên quan đến sức chịu đựng của doanh nghiệp, nguồn vốn, lãi suất và đáng chú ý là thiếu những đơn hàng mới,.. cũng có thể tăng trưởng xuất khẩu nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung trong quý 4 khó có thể cao hơn so với quý 3 như quy luật hàng năm. 


Từ nay cho đến cuối năm, ngành dệt may đối mặt với nhiều khó khăn và đặc biệt đơn hàng có chiều hướng sụt giảm và đơn giá cũng sụt giảm. Vào đầu năm 2022, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng tốt nhờ vào kiểm soát dịch bệnh COVID-19
Từ nay cho đến cuối năm, ngành dệt may đối mặt với nhiều khó khăn và đặc biệt đơn hàng có chiều hướng sụt giảm và đơn giá cũng sụt giảm. Vào đầu năm 2022, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng tốt nhờ vào kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Ông Phong lưu ý, có nhiều dấu hiệu cho thấy có nhiều ngành hàng - lĩnh vực như dệt may, da giày, đồ gỗ cùng một số mặt hàng thủy sản gặp khó khăn ở hợp đồng mới. Chính vì thế, từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp cần có sự cập nhật điều hành quyết liệt hơn, kịp thời hơn và bám sát hơn với thị trường để có thể giữ được tốc độ tăng trưởng này. Và nếu như quý 4, tăng trưởng tiếp tục cao hơn so với quý trước thì rất tích cực nhưng cảnh báo là không thừa ở trong bối cảnh kinh tế thế giới có rất nhiều biến động không dự báo được. 

Và để có thể bù đắp đơn hàng, ông Cẩm cho biết, các doanh nghiệp dệt may đã rất nỗ lực và thích ứng rất nhanh với những thách thức của thị trường. Và theo đó, xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào 5 thị trường truyền thống như trước đây là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... mà đã bắt đầu dịch chuyển sang Nga cùng một số nước khác. 

Ông Cẩm cũng dự tính rằng: “Tôi tin rằng trong thời gian tới doanh nghiệp dệt may vẫn thích ứng được, dù rằng quý 4 này sẽ khó khăn, thậm chí khó khăn còn có thể kéo dài đến quý 1/2023”.


Từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp cần có sự cập nhật điều hành quyết liệt hơn, kịp thời hơn và bám sát hơn với thị trường để có thể giữ được tốc độ tăng trưởng này
Từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp cần có sự cập nhật điều hành quyết liệt hơn, kịp thời hơn và bám sát hơn với thị trường để có thể giữ được tốc độ tăng trưởng này

Theo đại diện của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho thấy, để có thể vượt qua được khó khăn thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải đa dạng hóa từ nguồn cung cho đến các thị trường xuất khẩu và không nên tập trung vào một số thị trường. Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, đơn vị cũng sẽ tiến hành đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường hơn và có thể sẽ nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường khác khi gặp khó khăn bởi các tác động của tình hình thế giới. 

Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, theo lời ông Nguyễn Chánh Phương - đang đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng các doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước có chính sách giãn nợ, giảm lãi suất hay gia hạn vay, giảm chi phí container đồng thời cũng thiết kế gói hỗ trợ. Không những thế, các doanh nghiệp cũng hy vọng rằng khi các nhà buôn lớn ở trên thế giới giải quyết được lượng hàng tồn kho lớn thì sẽ tiến hành đặt hàng trở lại. 

Ông Phương đưa ra đề xuất rằng: “Khi thị trường phục hồi, tài chính của doanh nghiệp chưa được phục hồi thì hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ bị đưa vào nợ xấu nên cơ hội lấy lại thị trường là không có. Chính vì thế, bên cạnh mỗi doanh nghiệp thì cần phải có dự trữ về mặt tài chính của mình thì cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính sách từ phía Nhà nước và Ngân hàng để cùng nhau kinh doanh khi có cơ hội phục hồi tốt hơn”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước