meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát xảy ra, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đôn đáo tìm đơn hàng

Thứ ba, 04/10/2022-14:10
Có thể thấy, lạm phát kéo dài ở các quốc gia Châu Âu, Mỹ hay lan rộng ra Châu Á đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của một số ngành và sản phẩm, trong đó có tiêu dùng sản phẩm gỗ và đồ nội thất gỗ.

Theo TTXVN, chi tiêu nhanh, trong khi đó sản phẩm đồ gỗ không phải là sản phẩm thiết yếu thì người lao động các quốc gia cũng đã trở lại văn phòng làm việc sau khi khống chế được dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu mua sắm sản phẩm này cũng đã chững lại. 

Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh thiếu đơn hàng

Có thể thấy, diễn biến lạm phát cho tiêu dùng đồ gỗ của các quốc gia và đặc biệt là những quốc gia nhập khẩu lớn đồ gỗ Việt Nam đã có phần chững lại. Các chuyên gia ngành gỗ giải thích rằng, lượng tiêu thụ không nhiều đã làm cho lượng hàng tồn kho của nhà nhập khẩu trong nửa đầu năm 2022 vẫn còn. Chính vì thế mà doanh nghiệp này đã tạm ngưng việc đặt hàng các sản phẩm gỗ phục vụ cho người tiêu dùng. 


Diễn biến lạm phát cho tiêu dùng đồ gỗ của các quốc gia và đặc biệt là những quốc gia nhập khẩu lớn đồ gỗ Việt Nam đã có phần chững lại
Diễn biến lạm phát cho tiêu dùng đồ gỗ của các quốc gia và đặc biệt là những quốc gia nhập khẩu lớn đồ gỗ Việt Nam đã có phần chững lại

Giám đốc Marketing Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất Sao Nam - bà Trần Thị Thanh Trang cho biết , Công ty Sao Nam xuất khẩu chính sang các thị trường Mỹ và Australia, Nhật Bản. Hiện nay, hầu hết các thị trường đều đã giảm đơn đặt hàng sản phẩm gỗ nhập khẩu, trong đó thị trường Mỹ là giảm mạnh nhất từ mức 30 - 40% so với đơn đặt hàng cùng kỳ năm 2021. 

Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp chỉ có những đơn hàng cung cấp cho hai tháng tiếp theo chứ không ký kết thêm đơn hàng mới. Mà trong khi đó thì những sản phẩm cung ứng đơn hàng cũ đã có nên nhà máy cũng như nhà xưởng giảm dần công việc, giảm công suất hoạt động. Ngoài việc hoạt động của nhà máy để có thể duy trì được khác hàng cũng như đơn  hàng ở những thị trường ít bị giảm sút thì Công ty Sao Nam cũng đã tích cực trong việc tìm kiếm thị trường mới ví dụ như Canada và New Zealand với kỳ vọng có thể bù đắp được sự sụt giảm của thị trường Mỹ. 

Cũng tương tự, có nhiều doanh nghiệp khác cũng đã bị ảnh hưởng bởi đơn hàng do tình hình lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn. Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) - ông Trần Quốc Mạnh cho hay, thị trường chủ lực của doanh nghiệp chính là Mỹ và Châu Âu nhưng cùng lúc cả hai thị trường này đều xảy ra tình trạng lạm phát lớn cũng như kéo dài đã khiến cho sức mua đồ gỗ ngày càng giảm sút. Mức độ giảm sút giảm đơn hàng tăng lên và đỉnh điểm là trong thời gian 2 tháng gần đây không có đơn hàng nào mới và hoạt động sản xuất của nhà máy cũng có nhiều khó khăn. 

Chính điều này cũng đã gây ra hệ lụy và khó khăn trong thời gian tới đó là doanh thu và tìm kiếm lao động. Bởi vì lao động ở trong ngành chế biến gỗ chính là lực lượng khó kiếm và khó giữ chân nhưng lại dễ mất vào tay các ngành nghề khác khi xảy ra biến động việc làm. 


Có nhiều doanh nghiệp khác cũng đã bị ảnh hưởng bởi đơn hàng do tình hình lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn
Có nhiều doanh nghiệp khác cũng đã bị ảnh hưởng bởi đơn hàng do tình hình lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn

Doanh nghiệp “vật lộn” tìm giải pháp

Có thể thấy, trong khi các thị trường lớn trước đây xảy ra biến động về chính trị và kinh tế thì các doanh nghiệp chế biến gỗ, đồ gỗ đã ngầm nhìn ra được  dấu hiệu sẽ suy giảm của toàn ngành trong thời gian 6 tháng cuối năm 2022, chính vì thế mà từng doanh nghiệp đều tích cực tìm kiếm bước đi tiếp theo để có thể kịp thời ứng phó. 

Theo các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, ngoài thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn đang bỏ trống. Hiện tại người tiêu dùng nội địa ngày càng có nhu cầu lớn trong việc trang trí nhà cửa và văn phòng cũng như hàng loạt dự án công trình nhà ở đang được khởi công xây dựng chính là những khách hàng nội địa đầy tiềm năng đối với ngành đồ gỗ nội thất. 

Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Việt (VietProduct) - ông Nguyễn Văn Sang cho biết, thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của công ty chính là Mỹ. Dù vậy thì cách đây 1 tháng, thị trường này đã thông tin tạm ngừng nhập những đơn hàng đã được đặt bởi vì lượng hàng tồn kho vẫn còn quá lớn mà lượng tiêu thụ lại sút giảm hẳn. 

Cũng vì thế mà hiện công ty đang tích cực trong việc sản xuất các mặt hàng đồ gỗ cung ứng cho thị trường nội địa. Đây cũng là đầu ra lần duy nhất cho những doanh nghiệp bị tạm ngưng đơn hàng và hủy các đơn hàng sản xuất cho nhập khẩu. Theo ghi nhận, từ nhiều tháng nay, nắm bắt được dâu hiệu thị trường sẽ có biến động, đơn hàng xuất khẩu có thể sẽ khan hiếm nên Hàng Việt đã liên tục đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi cũng như giảm giá các mặt hàng nội thất ở ngoài trời. Sức mua cũng đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với kỳ vọng và nỗ lực ứng phó biến động giảm giá này. 



Theo các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, ngoài thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn đang bỏ trống
Theo các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, ngoài thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn đang bỏ trống

Bên cạnh nỗ lực khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng thì hiện thế giới vẫn đang còn nhiều thị trường bỏ ngỏ bởi vì lượng hàng nhập khẩu thấp. Dù vậy thì hiện nay lại là cứu cánh của nhiều doanh nghiệp. Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, có 47/52 doanh nghiệp thành viên đã thừa nhận đơn hàng xuất khẩu bị giảm ở các thị trường lớn và chỉ có 5 doanh nghiệp có đơn hàng tăng từ 10 - 30%. Và cứu tinh hiện nay là doanh nghiệp tích cực tìm kiếm cũng như khai thác các thị trường nhỏ khác thay thế. 

Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng - ông Phùng Quốc Mẫn cho hay, Bảo Hưng đang trong quá trình tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang các thị trường Nhật Bản cũng như Hàn Quốc, 2 thị trường này đã bị ảnh hưởng bởi biến động lạm phát kinh tế từ các quốc gia như Mỹ và Châu Âu. Dù cho đây là giải pháp tình thế nhưng lại giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì việc sản xuất, nhà máy giữ chân người lao động trong ngành chế biến gỗ. 

Và việc chuyển hướng kinh doanh như tự mở ra một con đường mới chẳng hề dễ dàng nhưng bên cạnh việc phát triển thị trường nội địa thì đây lại là cách tích cực nhất giúp cho việc giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để cho doanh nghiệp có thể duy trì được các hồ sơ đăng ký vay vốn phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

13 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

13 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

13 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

13 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

13 giờ trước