meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà đầu tư có tâm lý đẩy hàng nhanh thời điểm cuối năm

Chủ nhật, 02/10/2022-12:10
Mặc dù những tháng cuối năm được đánh giá không phải thời điểm để ra hàng nhưng với nhiều nhà đầu tư, tâm lý lo ngại thị trường trầm lắng khiến họ đưa ra quyết định đẩy hàng sớm để bảo toàn khối tài sản.

Không đẩy được hàng, nhà đầu tư có nguy cơ gánh nợ lãi

Theo Nhịp sống thị trường, trải qua giai đoạn khủng hoảng 2011-2013, anh Trần Thuận (Hà Nội) luôn ám ảnh với kịch bản giá bất động sản lao dốc nhanh chóng. Nhà đầu tư này nhớ lại, thời điểm đó muốn đẩy hàng cũng khó khăn do ảnh hưởng của thị trường quá trầm lắng.

Dù không dự báo thị trường khó lặp lại kịch bản giai đoạn trước nhưng anh Thuận cho rằng, nguy cơ thị trường "đóng băng" trong vòng 1-2 năm tới vẫn có thể xảy ra. Nếu thị trường "đóng băng" thì đồng nghĩa xác suất khối bất động sản "nằm im bất động" là hoàn toàn xảy ra và có thể kéo dài khoảng 3-4 năm.

Không phải nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nhưng anh Thuận cho rằng, đã đầu tư, ai cũng vay vốn. Tổng số tài sản hiện tại của anh Thuận có hơn 30% bất động sản được anh vay ngân hàng.


Tâm lý lo ngại thị trường trầm lắng khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định đẩy hàng sớm, bảo toàn khối tài sản
Tâm lý lo ngại thị trường trầm lắng khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định đẩy hàng sớm, bảo toàn khối tài sản

Với kịch bản lãi suất có thể tiếp tục gia tăng, nền kinh tế "ngấm" ảnh hưởng bởi khủng hoảng cũng như đại dịch Covid-19, người dân sẽ ngày càng khó khăn về thu nhập. Nếu không đẩy nhanh lượng hàng này, anh Thuận có thể sẽ rơi vào nguy cơ gồng nợ, lãi lớn.

Chính vì thế, anh Thận dự tính đẩy 50% lượng bất động sản đi. Theo nhà đầu tư này, thời điểm này đẩy hàng là không có lời lớn, chỉ mong lãi mỏng hoặc xấu nhất là hòa vốn để trợ nợ và giữ khoản tiền mặt trong thời gian tới cũng như đảm bảo chi tiêu sinh hoạt gia đình không thay đổi. 

Tuy nhiên, anh Thuận cho hay, thị trường trầm lắng nên việc mua bán cũng không dễ dàng. Anh kỳ vọng mọi giao dịch có thể hoàn tất vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm 2023.

Cũng mang tâm lý tương tự, chị Thanh Huyền  (Đống Đa, Hà Nội) đang liên hệ môi giới rao bán giúp 3 lô đất vùng ven Hà Nội. Mức giá mà chị Huyền đưa ra thấp hơn so với giá đầu năm dự kiến rao bán. Quan điểm của nhà đầu tư này đó là thu hồi nhanh vốn về.

Mặc dù thừa nhận giai đoạn này khá khó khăn trong việc bán hàng, nhất là so với thời điểm đầu năm. Nhưng chị Huyền vẫn kỳ vọng có thể tìm được khách chốt với mức giá mong muốn. “Tôi chấp nhận lãi 3-5% hoặc xác định khả năng sẽ hoà vốn. Nhưng tôi chấp nhận đợt này thu hồi vốn về. Bởi nếu để đến sang năm, tôi nghĩ, bất động sản sẽ còn mất giá hơn nữa. Hiện tại, tôi đang nhờ nhiều môi giới đẩy hàng. Nhưng 3 tháng qua, tôi vẫn chưa tìm được khách, nhất là đất nền, khó có người mua”, chị Huyền chia sẻ.


Thị trường trầm nên việc mua bán cũng không dễ dàng
Thị trường trầm nên việc mua bán cũng không dễ dàng

Thị trường còn khó khăn từ nay đến cuối năm và sang năm 2023

Nhà đầu tư có tâm lý lo ngại kịch bản xấu với thị trường là điều hiển nhiên nhất là trong bối cảnh lãi suất cho vay tăng cao, nhiều quy định mới liên quan đến pháp lý tác động đến lĩnh vực bất động sản. Trong khi đó, đa phần nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính để mua đi, bán lại.

Tuy nhiên, khi cơn sốt đất đi qua, thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng. Những nhà đầu tư dần nhận ra rằng, nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, không đẩy hàng sớm thì nguy cơ rơi vào hàng tồn và ôm nợ lãi rất dễ xảy ra. Khi đó, phá sản có thể là kịch bản tồi tệ xuất hiện. Hiệu ứng tâm lý đẩy hàng có thể lan rộng và trở thành làn sóng bán cắt lỗ.

Song, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư đang quá bi quan vào thị trường địa ốc. Nhưng trên thực tế thị trường chỉ đang trong giai đoạn điều chỉnh.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định, thị trường giai đoạn hiện na chưa có khả năng dẫn đến tình trạng quá trì trệ, thậm chí là đóng băng mặc dù cũng có tình trạng giá bất động sản tăng nóng nhưng không tăng cao hơn so với giai đoạn trước.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cũng đặt ra vấn đề có thể xảy ra trong tháng 10 tới là có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đến hạn phải trả lãi trái phiếu. Trường hợp doanh nghiệp nào không có tiền để trả, họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy, khó khăn dồn khó khăn.

Về phần khách hàng, ông Đính phân tích thêm rằng, do sản phẩm bất động sản có giá trị lớn, nhiều người mua phải vay tiền ngân hàng. Vậy nên, một khi tín dụng vị siết, họ cũng gặp khó khăn khi không có nguồn tiền vay để mua. Đặc biệt đối với nhóm công nhân thu nhập thấp, hay các đối tượng chính sách khác... nguồn vay lại càng hạn hẹp. Từ đó, bất động sản vừa tắc nguồn cung, vừa tắc nguồn cầu, kéo theo thị trường càng đi xuống.

Dựa trên diễn biến đã phân tích, ông Đính cho biết khả quan thị trường sẽ còn khó khăn từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2023.


Nhà đầu tư đang bi quan quá vào thị trường địa ốc nhưng thực tế, thị trường chỉ đang trong giai đoạn điều chỉnh
Nhà đầu tư đang bi quan quá vào thị trường địa ốc nhưng thực tế, thị trường chỉ đang trong giai đoạn điều chỉnh

Trong khi đó, Đinh Trọng Thịnh lại có góc nhìn lạc quan hơn với thị trường địa ốc. Vị chuyên gia kỳ vọng bào dấu hiệu và phục hồi tăng trở lại do người dân vẫn có tâm lý coi bất động sản là kênh đầu tư tích trữ an toàn. Ông Thịnh dự báo, cuối năm và sang năm 2023, thị trường có thể sẽ phục hồi và dần tăng trưởng trở lại do quá trình sàng lọc. Những nhà đầu tư yếu kém, vốn mỏng, thiếu chuyên nghiệp sẽ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi.

Khuyến nghị về việc đầu tư, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, thời điểm này không thực sự thuận lợi cho nhà đầu tư bất động sản và chứng khoán kiếm lời mà chỉ nên bảo toàn vốn. Bất động sản đang có điều chỉnh hợp lý về giá cả, thị trường chứng khoán cũng trong giai đoạn ổn định, tái cấu trúc lại. Theo ông Hiển, lạm phát tại Việt Nam vẫn tăng thấp hơn so với lãi suất, tức là người gửi tiền ngân hàng vẫn thực dương nên với nhiều nhà đầu tư thì kênh gửi tiền tiết kiệm là an toàn và tốt nhất trong 3 tháng cuối năm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước