meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp tăng thành lập mới dự án khi ngành BĐS Khu công nghiệp "hút vốn"

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Việc đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn cùng việc mở lại các đường bay quốc tế cũng đang mở đường cho bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã sớm đón đầu và nửa đầu năm số lượng dự án mới khai trương theo đó cũng đột biến.

Tăng mạnh số lượng khu công nghiệp mới thành lập

Với việc đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn cùng việc mở lại các đường bay quốc tế cũng đang mở đường cho bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã sớm đón đầu và nửa đầu năm số lượng dự án mới khai trương theo đó cũng đột biến.

Theo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo mới nhất của Chứng khoán Rồng Việt, chiến lược Trung Quốc +1 cùng đại dịch COVID-19 chính là những yếu tố thúc đẩy nhiều Khu công nghiệp được thành lập kể từ tháng 3/2020. 


Theo một thống kê từ CRBE, có một số lượng đáng kể các yêu cầu cho thuê đất cùng nhà máy xây dựng sẵn đến CBRE so với các năm trước đó
Theo một thống kê từ CRBE, có một số lượng đáng kể các yêu cầu cho thuê đất cùng nhà máy xây dựng sẵn đến CBRE so với các năm trước đó

Cụ thể, có 28 khu công nghiệp được phê duyệt thành lập với tổng diện tích là 8.900ha vào năm 2021 và con số này đã tăng mạnh so với thời điểm 2 năm trước đó. Tổng cộng có 397 KCN được thành lập và 291 KCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân là 52,5%. 

Bước sang 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 13 KCN được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 3.682ha và phần lớn các KCN đều nằm trên địa bàn tỉnh Long An. Một số dự án lớn phải kể đến như Tân Lập (Long An) với diện tích lên đến 654 ha, Đồng Vàng (Thanh Hóa) với diện tích 492 ha, Tiên Thanh (Hải Phòng) với 410 ha,... Mới đây nhất là Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 (Bình Thuận) với tổng diện tích là 1.070 ha cũng đã được khởi công xây dựng. 

Và với vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng thì nổi bật nhất của KCN Sơn Mỹ 1 chính là hai nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2, diện tích ước tính lên đến 200ha cùng tổng công suất là 4.500 MW; Kho cảng khí LNG ghi nhận khoảng 100ha và hơn 430 ha đất dành cho các nhà máy, xí nghiệp. 

Mặc dù nguồn cung tăng mạnh nhưng nhu cầu vẫn rất lớn được thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy đang ở mức cao, ghi nhận lần lượt là 79% ở phía Bắc và 83,6% ở phía Nam. Đặc biệt, nguồn cung ở phía Nam cũng tăng đáng kể (3.131 ha) so với phía Bắc (254ha). Còn thị trường nhà ở xây sẵn ở Phía Nam cũng đã chứng kiến nguồn cung tăng mạnh với khoảng 1 triệu m2, trong khi đó miền Nam lại không ghi nhận nguồn cung mới nào trong nửa đầu năm 2022. 

Hay như dự án KCN Sơn Mỹ 1, vừa khởi công đã có thể thu hút được các nhà đầu tư lớn ví dụ như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn AES (Hoa Kỳ), Liên danh các nhà đầu tư bao gồm Tập đoàn Électricité De France (Pháp) và Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản), Tập đoàn Thái Bình Dương cùng Tập đoàn Kyushu Electric Power (Nhật Bản),…

Tổng quan, việc mở cửa hoàn toàn đã hỗ trợ một phần thúc đẩy hoạt động cho thuê ở các KCN. Và theo một thống kê từ CRBE, có một số lượng đáng kể các yêu cầu cho thuê đất cùng nhà máy xây dựng sẵn đến CBRE so với các năm trước đó. 

Tiềm năng của BĐS Khu công nghiệp vẫn còn dài

Vào ngày 13/11/2021, Quốc Hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất quốc gia trong giai đoạn năm 2021 - 2030 nhằm đảm bảo nhu cầu cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm. Nghị quyết cũng đưa ra lộ trình phân bổ để tiến hành tăng quỹ đất KCN từ  90.830 ha vào năm 2020 lên 152.840 ha (tăng 68,3%) trong năm 2025, 210.930 ha (tăng 132,2%) trong năm 2030. Đây chính là cơ sở định hình nguồn cung bất động sản khu công nghiệp trong thời gian 10 năm tới. 

Song song với đó, các nước Đông Nam Á hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường trong việc thu hút các nhà sản xuất từ Trung Quốc nhờ vào chi phí hợp lý cùng tiêu dùng nội địa tăng, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Hơn thế, Việt nam đang là một ngôi sao đang lên trong số những nước Đông Nam Á trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu nhờ vào lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. 


Nguồn ảnh: VDSC
Nguồn ảnh: VDSC

Ngoài nền kinh tế ổn định thì Việt Nam còn đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do FTA. Không những thế, chi phí đầu tư cũng như chi phí định kỳ vẫn ở mức tương đối thấp hơn so với các nước cùng ngành trong khu vực củng cố thêm sức hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở trong lĩnh vực sản xuất. 

6 tháng đầu năm 2022, vốn FDI giải ngân đạt mức 10,06 tỷ USD (tăng 8,85%). Cũng đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% còn Hàn Quốc đứng thứ hai với 2,66 tỷ USD, chiếm 19%. Và với dự án Lego quy mô vốn lớn trị giá hơn 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư, Đan Mạch đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,32 tỷ USD.

Cơ hội không dành cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành

Tuy nhiên, cơ hội cũng không dành cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Kết thúc quý 2/2022, bức tranh lợi nhuận của nhóm KCN đã có sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm doanh nghiệp còn diện tích thương phẩm lớn và nhóm doanh nghiệp cũng đã lấp đầy. 

Mức tăng trưởng mạnh phải kể đến là Tổng Công ty Viglacera (VGC) đạt mức lợi nhuận sau thuế là 691 tỷ đồng, so với quý 2/2021 tăng 98%. Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm đạt mức 1.443 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm ngoái cao gấp 2,3 lần. 

Phía Viglacera cho hay, một trong những nhân tố giúp cho kết quả kinh doanh trong quý này được cải thiện là do bất động sản khu công nghiệp tiếp tục đóng góp lớn. Bên cạnh đó là còn có lĩnh vực vật liệu xây dựng. Chi tiết, dịch vụ cho thuê bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp trong nửa đầu năm 2022 hơn 2.352 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng gần 40%. 


Vào ngày 13/11/2021, Quốc Hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất quốc gia trong giai đoạn năm 2021 - 2030 nhằm đảm bảo nhu cầu cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 10 năm
Vào ngày 13/11/2021, Quốc Hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất quốc gia trong giai đoạn năm 2021 - 2030 nhằm đảm bảo nhu cầu cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 10 năm

Còn hai công ty mẹ Tổng Công ty IDICO - CTCP (IDC) cũng đã thu về lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 1.416 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái cao gấp 6 lần trong quý 2/2022. Lũy kế trong 6 tháng, doanh thu của công ty cũng ghi nhận đạt mức 2.889 tỷ đồng, cao gấp hơn 15 lần còn lãi sau thuế ghi nhận 1.627 tỷ đồng, so với nửa đầu năm 2021 cao hơn 6 lần. 

Được biết, doanh thu của Tổng Công ty IDICO - CTCP (IDC) chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê hạ tầng khu công nghiệp (đã thay đổi cách ghi nhận) trong khi đó mảng kinh doanh điện không phát sinh bởi nhà máy thủy điện Đak Mi 3 đã tạm ngừng vận hành cho đến ngày 30/9/2022. 

Đối với Becamex IDC (BCM) - công ty cũng đã báo lãi quý 2/2022 gần 979 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 88%. Lũy kế trong 6 tháng, Becamex IDC (BCM) đạt tổng doanh thu là 3.358 tỷ đồng, tăng 7%; và lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt xấp xỉ 1.370 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng gần 3%. 

Ở chiều hướng ngược lại, Công ty cổ phần Long Hậu (LHG) đã ghi nhận lợi nhuận ở trong kỳ giảm mạnh đến 81% chỉ còn gần 41 tỷ đồng. Lý do là bởi doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi chính là cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhà xưởng giảm mạnh, trong đó, Long Hậu chỉ còn đất công nghiệp thương phẩm ở khu công nghiệp Long Hậu 3 (chính thức khai thác từ năm 2019). Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Long Hậu ghi nhận đạt gần 90 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 64%. 

Đặc biệt có Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), trong 6 tháng đầu năm 2022 tình hình kinh doanh không quá nổi trội và lợi nhuận theo đó được ghi nhận từ hoạt động kinh doanh chính. Mặc dù vậy, báo cáo tài chính soát xét bán niên được công bố mới đây lại cho thấy Công ty phải tiến hành điều chỉnh giảm 2.269 tỷ đồng lợi nhuận 6 tháng do bút toán của công ty chưa thực sự phù hợp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

15 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

15 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

15 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

15 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước