Việt Nam nâng cao thứ hạng trong xếp hạng chỉ số minh bạch BĐS trên phạm vi toàn cầu
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn: 3 đề xuất của Bộ Tài chính để minh bạch thị trườngXếp hạng minh bạch của thị trường BĐS Việt Nam trên phạm vi toàn cầu
Theo nhận định từ JLL, cam kết bền vững đã trở thành động lực lớn nhất thúc đẩy tính minh bạch của BĐS trên phạm vi toàn cầu từ năm 2018 đến nay. Chính vì lẽ đó, tập trung gia tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nhu cầu nâng cao sự bền vững đã giúp tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được áp dụng phổ biến hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành căn cứ xác định tính minh bạch BĐS của thị trường.
Sau 2 năm kể từ xếp hạng thứ 56 ghi dấu Việt Nam lần đầu tiên đặt chân vào nhóm "Bán minh bạch", nhờ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện mục tiêu giảm thiểu 8% chất thải khí nhà kính đến năm 2030 và định hướng “phát thải cacbon ròng về 0” vào năm 2050 đã đưa thứ hạng của nước ta lên con số 52 trên chặng đường phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tăng cường vị thế trên thị trường BĐS toàn cầu.
Cần xây dựng hệ thống thông tin minh bạch trong thị trường bất động sản
Theo Nghị quyết 18-NQ/TW, Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XIII đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp định hướng thực hiện trong thời gian tới đối với thị trường bất động sản (BĐS) như: Đối tượng đầu cơ đất phải chịu thuế cao; hạn chế cho thuê, giao đất không thông qua đấu giá; bắt buộc giao dịch BĐS qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng để đảm bảo tính công khai, minh bạch,...Minh bạch sở hữu nhà đất thay vì tư duy bảo vệ quyền riêng tư tài sản
Bàn về chính sách thu thuế bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, để ổn định tình hình thị trường nhà đất thì cần sự công khai, minh bạch thay vì tư duy bảo vệ quyền riêng tư về tài sản.Cụ thể, nước ta đã tuân thủ các cam kết về sử dụng năng lượng hiệu quả và các biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu được công bố trước đó bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn khí thải bắt buộc cho các tòa nhà, phù hợp với mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0”.
Bên cạnh đó, các chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam đã được áp dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện về khung pháp lý. Đối với các dự án BĐS xanh, các chỉ số tăng trưởng xanh bền vững cũng được thu thập dữ liệu về hiệu quả năng lượng và giảm khí thải các tòa nhà.
Đặc biệt, việc Bộ Xây dựng ban hành Bộ chỉ tiêu Đô thị tăng trưởng xanh theo Thông tư số 01/2018 và thực hiện Thông tư số 19/2016 ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường được đưa vào triển khai thực tiễn cho thấy những động thái phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện các chính sách phát triển chung về đô thị xanh tại địa phương.
Một động lực quan trọng khác thúc đẩy tính minh bạch của thị trường BĐS Việt là nhờ những động thái tăng cường giám sát của cơ quan chính phủ nhằm đảm bảo các quy tắc, quy định và cơ chế chính sách trong lĩnh vực được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt chú trọng các quy hoạch sử dụng đất và các chính sách cho vay, điều động vốn,... Những điểm sáng trong phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cả những người thuê mặt bằng, chủ sở hữu BĐS và nhà đầu tư, và điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh và dịch vụ gia tăng từ các công ty quản lý tài sản.
Không chỉ vậy, khối lượng dữ liệu BĐS thu thập được từ sự phổ biến của các nền tảng Proptech (công nghệ BĐS) cùng các ứng dụng công nghệ hiện đại trong phân tích Big Data, Ai, CRM,... Từ tra cứu thông tin cho đến các giao dịch mua bán dự án BĐS đều được xử lý nhanh chóng, thuận tiện và chính xác đã ngày càng cải thiện tính minh bạch của thị trường địa ốc Việt Nam.
Duy trì thứ hạng thị trường BĐS Việt trên thương trường quốc tế
Có thể khẳng định, những cải thiện rõ nét về tính minh bạch của thị trường BĐS Việt Nam không chỉ giúp nâng cao thứ hạng mà còn là động lực giúp nước ta có vị thế tốt để thu hút vốn tăng trưởng trong những năm tới nhờ tính bền vững và khả năng tiếp cận dữ liệu nâng cao, tạo đà phát triển và mở rộng trong khu vực và trên toàn cầu.
Anthony Couse, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương, công ty JLL cho biết, thông qua bảng xếp hạng Chỉ số minh bạch BĐS toàn cầu, những bước tiến mới trong thị trường BĐS của các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, sẽ làm tăng nhu cầu quan tâm của các nhà đầu tư và củng cố niềm tin của người dân trong khu vực này.
Đồng thời, ông Anthony Couse bày tỏ hy vọng sẽ nhìn thấy nhiều nguồn vốn triển vọng được huy động, nhờ những nỗ lực trong cung cấp nguồn dữ liệu chính xác, các biện pháp bảo vệ pháp lý thực thi đối với quyền sở hữu tài sản và tăng cường môi trường pháp lý để tạo thuận lợi cho các giao dịch BĐS.
Đó cũng là thách thức đối với môi trường BĐS Việt Nam để duy trì được thứ hạng cao trên thương trường quốc tế. Thời gian tới, nước ta cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ của Proptech vào thị trường thực tiễn; hướng tới cung cấp các dịch vụ giúp minh bạch thông tin, giao dịch thị trường; xã hội hoá và đẩy mạnh công tác quản lý cũng như xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan ban ngành và doanh nghiệp.
Nhấn mạnh, cần tiếp tục thúc đẩy tính minh bạch của thị trường BĐS bằng cam kết bền vững, phát triển “nền kinh tế xanh” theo “tiêu chuẩn kép”: gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; xây dựng các dự án BĐS xanh giúp tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch; phấn đấu đạt được cam kết “Phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050.
Chỉ số minh bạch Bất động sản Toàn cầu của JLL và LaSalle được công bố hai năm một lần và ấn bản thứ 12 năm nay bao gồm 254 chỉ số riêng lẻ để đánh giá tính minh bạch của thị trường trên 94 quốc gia và vùng lãnh thổ và 152 thành phố trên toàn cầu.
Các xếp hạng minh bạch được xây dựng dựa trên dữ liệu sẵn có của JLL và LaSalle cùng đánh giá trên các tiêu chí như: tiêu chuẩn quản lý chất lượng dự án, dữ liệu thị trường, cơ chế quản trị dự án, môi trường pháp lý và quy định, quy trình giao dịch và các dấu hiệu bền vững tại mỗi quốc gia.
Từ đó, giúp các nhà đầu tư và người thuê nhà đưa ra các quyết định sáng suốt cũng như tính toán rủi ro, cung cấp tiêu chuẩn về tính minh bạch của thị trường khu vực, quốc gia cho các nhà đầu tư BĐS, nhà phát triển và khách thuê doanh nghiệp trong nước và quốc tế.