Minh bạch sở hữu nhà đất thay vì tư duy bảo vệ quyền riêng tư tài sản
BÀI LIÊN QUAN
“Bí kíp” đầu tư căn hộ chung cư cho thuê hiệu quả, kiếm bội tiềnCông nhân lao động khao khát mua, thuê nhà ở xã hộiMặt bằng cho thuê đất “vàng” trung tâm thành phố TP.HCM chưa lấy lại được “ánh hào quang”Sử dụng dữ liệu thị trường bất động sản sẽ phải trả phí
Theo Nghị định số 44 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành, từ ngày 15/8 tới đây, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng thông tin trên hệ thống dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai sẽ phải trả một khoản phí theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân muốn khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản sẽ gửi phiếu yêu cầu hoặc văn bản qua cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng. Khi tiếp nhận nhu cầu đăng ký cấp quyền khai thác, sự dung thông tin, dữ liệu, cơ quan quản lý sẽ tổng hợp và trả lời theo hình thức văn bản, gửi qua đường công văn, bưu điện hoặc trả lời trực tuyến trên trang thông tin điện tử theo yêu cầu của bên đề nghị. Trong trường hợp từ chối, bên cung cấp phải trả lời, nêu rõ lý do vì sao từ chối cung cấp quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình quản lý và vận hành, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ được phân công thực hiện. Về phía các địa phương, Sở Xây dựng có trách nhiệm lập phương án tổ chức bố máy, bố trí cán bộ phù hợp theo nguyên tăng không làm tăng bộ máy biên chế. Các đơn vị, tổ chức được lựa chọn thực hiện công việc xây dựng quản lý hệ thống thông tin phải đáp ứng các điều kiện về năng lực, chuyên môn và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra tiêu cực.
Theo giới chuyên gia, đây là một trong những giải pháp thiết thực liên quan đến các quy định đánh thuế nhà và tài sản cũng như giúp bình ổn thị trường.
Không làm khó người nghèo, người thu nhập thấp
Cụ thể, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Quang nhận định, câu chuyện đánh thuế cũng như sở hữu, sử dụng các tài sản nhà đất luôn được quan tâm từ Chính phủ đến các cấp địa phương. Tuy nhiên cốt lõi của vấn đề là cần minh bạch thông tin thay vì tư duy bảo vệ quyền riêng tư về tài sản như hiện nay.
Theo ông Quang, đây là thời điểm để áp dụng đánh thuế cao với những người thường xuyên giao dịch, sở hữu nhiều nhà đất. Bởi lẽ hiện nay mức thuế của chúng ta chỉ ở mức 0,03%, trong khi các nước khác từ 1 đến 1,5%. Những người đầu cơ, mua đi bán lại nhà đất trong thời gian qua đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc thuế thấp cũng như không phải trả tiền khi tiếp cận dữ liệu bất động sản.
“Nếu làm tốt 2 vấn đề này vừa gia tăng được thuế thu cho nhà nước, vừa loại bỏ tham nhũng, nạn đầu cơ làm lũng đoạn thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi đang tốt vấn đề này cũng cần xét đến các chính sách hỗ trợ người lao động, công viên chức khi muốn tiếp cận nhà nhà, đất để ở”, ông Quang nói và nhấn mạnh, mục đích hướng đến để bình ổn thị trường bất động sản chứ không làm khó người nghèo, người thu nhập thấp.
Vị chuyên gia cũng chia sẻ, chiến lược, nhiệm vụ đã đặt ra rõ ràng thì trước mắt cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó đảm bảo sự thống nhất, hiệu lực và hiểu quả trong việc ứng dụng công nghệ đối với lĩnh vực bất động sản.
Cần đánh đúng và đánh trúng
Cùng bàn về vấn đề trên, ông Lê Văn Minh (Hiệp hội bất động sản Việt Nam) nhận định: Hình thức thuê thuế hiện nay chủ yếu dựa theo các địa phương do cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ. Để thị trường bất động sản phát triển bền vững cần được đánh giá đúng, đầy đủ và triển khai quyết liệt.
Ông Minh thông tin, báo cáo về thị trường bất động sản trong quý II năm 2022 cho thấy nguồn cung vẫn đang ở mức thấp do nhiều dự án kéo dài thủ tục pháp lý, giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng…đều nhảy vọt. Đây là lý do khiến thị trường nhà đất ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh: Bình Dương, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn tăng khá cao.
Ông Lê Văn Minh cũng nhất trí với các mục tiêu hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo Nghị quyết 18 như: Công khai giá đất, bắt buộc thanh toán qua ngân hàng và giao dịch qua các sàn giao dịch để ngăn chặn tiêu cực.
“Để thực hiện trược chủ trương này cần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ, thông nhất để minh bạch tất cả những người đang sở hữu bất động sản. Ngoài ra cần phải tính đến câu chuyện nhiều người muốn sở hữu nhiều bất động sản nhưng đã nhờ người thân, người quen đứng tên để không phải đóng thuế cao (nếu áp dụng đánh thuế cao đối với người sở hữu từ 2 bất động sản trở lên)”, ông Minh lưu ý.
Theo ông Minh, những hành vi đầu cơ, mua đi bán lại, lướt sóng đất để kiếm lời chỉ mang lợi ích cho cá nhân chứ không mang giá trị kinh tế cho xã hội. Do vậy sửa Luật Thuế và Luật Đất đai rất quan trọng, nhằm ổn định thị trường bất động sản, tạo nguồn thu cho ngân sách từ đó giúp phát triển hạ tầng để gia tăng nguồn cung. Đặc biệt, các quy định trên sẽ khuyến khích người đang “ôm” nhiều nhà đất đưa tài sản về giá trị thực, tránh bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên.
“Quy định đánh thuế cao đối với người sở hữu nhiều nhà đất hoặc có nhiều nhà đất nhưng bỏ hoang không sử dụng sẽ gặp phải phản ứng của một bộ phận. Tuy nhiên nếu chúng ta đánh đúng, đánh trúng sẽ triệt tiêu, ngăn chặn được hiện tượng lướt sóng, đầu cơ. Từ đó, giúp thị trường đi vào quỹ đạo ổn định, điều tiết hành vi sử dụng bất động sản có lợi hay không có lợi cho xã hội”, ông Lê Văn Minh chia sẻ thêm.