meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nhân lao động khao khát mua, thuê nhà ở xã hội

Thứ năm, 30/06/2022-21:06
Nhà ở xã hội ưu tiên đối tượng mua là người có thu nhập thấp, công nhân… nhưng thực tế cho thấy, công nhân tại tỉnh lẻ khó có thể mua được các sản phẩm này. Bởi lẽ, lương của họ không đủ để chi trả cho cuộc sống của cả gia đình tại thanh phố, kể cả với những người đã có thâm niên hơn 10 năm.

“Bão giá” ập đến

Theo báo Lao động, Ban Đô thị Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh tổ chức khảo sát trực tuyến về nhu cầu nhà ở của công nhân lao động (từ ngày 12/4 - 17/4/2022). Kết quả dựa trên 40.950 mẫu khảo sát cho thấy: Có 64% công nhân, lao động có nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội. Mức lương trung bình mỗi tháng của họ dao động từ 6 - 7 triệu đồng; Người lao động tại TP. Hồ Chí Minh phải chi tiêu rất tiết kiệm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, chính quyền cần có thêm chính sách hỗ trợ giúp công nhân có cơ hội tiếp cận để mua nhà giá rẻ.

Chị Mai Thị Oanh (47 tuổi) - Công nhân Công ty Freetrend (KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức) hơn 10 năm trước đã cùng con gái rời quê Nghệ An để lên TP. Hồ Chí Minh làm việc. Mức lương hiện tại của chị chỉ hơn 6 triệu đồng/ tháng, chị Oanh phải vất vả lo cho chi phí sinh hoạt mỗi ngày vừa lo cho con cái ăn học.


64% công nhân, lao động có nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội
64% công nhân, lao động có nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội

Cuộc sống vốn đã khó khăn, đến khi bùng phát dịch bệnh Covid - 19 thì chị còn phải nghỉ làm, thu nhập bị giảm sút. Hiện tại cuộc sống đã trở lại bình thường thì lại gặp phải các vấn đề về xăng tăng giá quá cao. Khi xăng dầu tăng giá sẽ kéo theo cả hàng tiêu dùng, thức ăn cũng tăng lên. Cuộc sống của những người lao động thu nhập thấp như chị thiếu thốn đủ đường.

“Thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh, phải một mình lo toan cho con cái ăn học đã vất vả rồi, giờ vật giá lại tăng cao khiến cuộc sống của chúng tôi ngày càng chật vật. Như trước đây đi làm 1 tuần chỉ cần đổ 40 nghìn xăng, hiện này đã phải chi trả gấp đôi số tiền này” - Chị Oanh lo lắng.

Tương tự như hoàn cảnh của chị Oanh là chị Nguyễn Thị Hảo (35 tuổi) cũng cùng chồng và 2 con nhỏ từ Nghệ An lên làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Gia đình chị hiện đang thuê trọ tại phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức. Chị Hảo là công nhân tại Công ty Freetrend (KCX Linh Trung II) với mức lương khoảng 6 triệu đồng/ tháng, còn chồng chị làm xe ôm thu nhập rất thất thường. 

“Giá cả bây giờ cái gì cũng tăng, cầm 100 nghìn đi chợ chắc chỉ mua được vài món lèo tèo, mỗi bữa cơm hiện nay cũng phải đạm bạc hơn chứ cứ ăn như trước thì tiền lương không đủ sống, nhất là những lúc ốm đau. Chỉ mong công ty sớm tăng lương để hỗ trợ cái khó của chúng tôi” - Chị Hảo chia sẻ.

Mong mỏi về nhà ở giá rẻ

Anh Lê Văn Sự - Công nhân Công ty Pouyen (Bình Tân) hiện tại đang thuê một căn phòng trọ rộng hơn 10m2 nằm trong con hẻm heo hút trên đường cầu Kinh, P.Tân Tạo A, Q. Bình Tân. Nhìn quanh, phòng trọ này chẳng có gì ngoài những vật dụng cơ bản như bếp gas, quạt giá, nồi cơm điện,... quanh căn phòng chỉ 10m2 là nơi sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ của cả 4 thành viên gia đình anh.


Các khu trọ của công nhân thường không đảm bảo điều kiện an sinh
Các khu trọ của công nhân thường không đảm bảo điều kiện an sinh

Theo chia sẻ của anh Sự, từ lâu anh đã mong muốn mua được một căn nhà riêng, nhất là sau khi trải qua đợt dịch bệnh kéo dài vừa qua, gia đình anh lại càng mong mỏi hơn. “Khi đại dịch bùng phát, cả gia đình phải sống trong căn phòng trọ chật hẹp mà không được ra ngoài, điều kiện xung quanh thì không đảm bảo nên tôi càng mong mỏi mua được một căn nhà riêng để vợ con có nơi sinh hoạt và điều kiện sống tốt hơn” - Anh Sự nói.

Có lẽ, công nhân ai cũng mong sở hữu được một căn nhà và chính quyền sớm đưa ra chính sách hỗ trợ vay vốn để công nhân tiếp cận được. Anh Sự kể: “Giờ đi thuê nhà 1 tháng đã tốn mất vài triệu đồng, sống được 10 năm rồi nhưng vẫn không phải nhà của mình. Vì vậy, nếu có thể mua nhà trả góp với giá cả phù hợp thì mình chắc chắn sẽ gom góp để mua nhà”.

Thực tế, không riêng gì anh Sự mà việc mua nhà giá rẻ đang là trăn trở của hầu hết người lao động ngoại tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh. Như chia sẻ của chị Quang Thị Duyên - Công nhân Công ty Lạc Tỷ (Bình Tân): “Tôi mong rằng các khu công nghiệp sẽ xây dựng nhà lưu trú cho công nhân”.

Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh hiện có 17 Khu công nghiệp - Khu công xưởng, có gần 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 300.000 lao động (trong đó 70% là lao động ngoài tỉnh). Nhưng chỉ có 16 dự án nhà ở lưu trú công nhân, tổng quy mô đạt khoảng 21.000 chỗ, chiếm chưa tới 10%. Bên cạnh đó còn có khoảng 280.000 doanh nghiệp và 460.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể hoạt động trên địa bàn với hơn 4,7 triệu lao động.  


Phải nhanh chóng xây thêm NOXH và có chính sách phù hợp hỗ trợ công nhân
Phải nhanh chóng xây thêm NOXH và có chính sách phù hợp hỗ trợ công nhân

Ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, giá trị căn hộ đang ở mức trên 20 triệu đồng/m2, tương đương với 1 - 1,6 tỷ đồng/ căn. Mức lương của người lao động hiện tại chỉ có thể dành khoảng 20 - 25% thu nhập (khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/ tháng). Như vậy, nếu mua căn hộ khoảng 1,6 - 1,8 tỷ đồng thì thời gian trả góp sẽ rất dài, trong khi theo quy định chỉ cho phép trả góp 1 căn hộ tối đa là 15 năm, với chính sách nhà ở xã hội chỉ tối đa 5 năm.

Theo ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân (TP. HCM): “Thời gian gần đây việc giá xăng neo ở mức cao cùng với vật giá leo thang khiến đời sống của công nhân, người lao động gặp nhiều khó khăn. Do đó cần sớm tăng lương cho người lao động, tăng lương từ thời điểm ngày 1.7.2022 là phù hợp, việc tăng lương tối thiểu vùng là một trong những phương án không chỉ giữ chân và còn thu hút người lao động quay trở lại làm việc, giúp cho doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước