Xem xét rút ngắn quy trình cấp phép dự án nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh từ 500 ngày còn 133 ngày
BÀI LIÊN QUAN
TP. Hồ Chí Minh xây nhà ở xã hội ngay trên “đất vàng”, chấm dứt nhiều năm "ngủ đông" của phân khúc nàyThiếu trầm trọng nhà ở giá rẻ, TP.HCM “xắn tay” gỡ vướng dự án nhà ở xã hộiThị trường nhà ở xã hội và những tín hiệu tích cực trong nửa cuối năm 2022Thống nhất rút ngắn quy trình cấp phép dự án nhà ở xã hội
Theo VnExpresss, ngày 24/6, HĐND TP Hồ Chí Minh giám sát UBND TP Hồ Chí Minh về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2025. Tại buổi giám sát, ông Phan Văn Mãi cho biết, để đầu tư và xây dựng dự án nhà ở xã hội các doanh nghiệp phải thực hiện quy trình thủ tục kéo dài 500 ngày, với nhiều rất nhiều bước. Do đó, đã có không ít doanh nghiệp mặn mà với nhà ở xã hội. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội tại thành phố này hiện nay là rất lớn.
Vì vậy, thành phố đã thống nhất rút ngắn quy trình thủ tục của dự án nhà ở, từ 500 ngày có thể giảm xuống còn 133 hoặc 217 ngày tùy trường hợp.
Ông Phan Văn Mãi nói: "Quy trình mới sẽ thống nhất thời gian giải quyết cho mỗi sở ngành, đơn vị nào để chậm phải chịu trách nhiệm". Ngoài ra, ông Mãi cho biết thêm với các dự án đang triển khai, hàng tuần Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đều mời các chủ đầu tư đến báo cáo, cam kết tiến độ thực hiện, hỗ trợ giải quyết nếu vướng mắc.
Trước đó, tại buổi giám sát của HĐND thành phố về chương trình phát triển nhà ở vào ngày 15/6. Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Khiết cho biết thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội kéo dài và quá phức tạp khiến các doanh nghiệp ít quan tâm. Lẽ ra việc đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp phải được ưu tiên, nhưng trong thực tế việc triển khai dự án ngay từ những khâu đầu tiên lại khó khăn hơn so với các dự án nhà ở thương mại.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố, có 13 dự án được được chủ đầu tư hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây vốn là khâu mất thời gian nhất khi triển khai các dự án. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc, các dự án này vẫn chưa thể xây dựng. Mới đây, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ đến hết tháng 6 phải ban hành cho được quy trình rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
"Việc rút ngắn thời gian thủ tục nhà ở xã hội là do thành phố tìm mọi cách linh hoạt để giảm các khâu không cần thiết, song không thể nằm ngoài quy định các luật liên quan", ông Khiết nói.
Đề xuất TP Hồ Chí Minh và công đoàn cùng xây nhà cho công nhân thuê
Cũng tại buổi giám sát của HĐND thành phố về chương trình phát triển nhà ở vào ngày 15/6, Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh Trần Đoàn Trung kiến nghị thành phố cùng công đoàn xây nhà cho công nhân thuê. Kiến nghị được nêu trong bối cảnh công đoàn có đề án đầu tư nhà ở, bệnh viện, nhà trẻ… ở các khu công nghiệp, trong khi thành phố có quỹ đất nhưng thiếu vốn. Cùng với đó, với mức thu nhập hiện tại, công nhân khó có thể mua nhà ở xã hội với giá 1 - 1,6 tỷ đồng, mà thay vào đó lại có nhu cầu thuê nhà có cơ sở vật chất tốt, giá cả phù hợp.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Thanh Khiết cho biết, do ngân sách hạn chế nên các dự án nhà ở xã hội, lưu trú dành cho công nhân tại thành phố rất ít, phần lớn các dự án hiện tại đều của các doanh nghiệp.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, nhà ở xã hội có vốn ngân sách chỉ chiếm hơn 4% (620 căn hộ), còn lại là vốn doanh nghiệp chiếm đến gần 96% (hơn 14.300 căn). Một dự án nhà lưu trú công nhân cũng do công ty tư nhân đầu tư.
"Thành phố còn quỹ đất ở một số khu công nghiệp và đang tìm kiếm đối tác đầu tư xây nhà cho công nhân thuê", ông Khiết nói.
Phó chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Văn Dũng cho rằng đề xuất TP Hồ Chí Minh phối hợp công đoàn xây nhà cho công nhân thuê phù hợp trong điều kiện hiện tại. Bởi thành phố có quỹ đất còn công đoàn có kinh phí, do đó hai bên cần sớm triển khai để tạo nơi “an cư” với giá cả hợp lý cho công nhân.
Khảo sát về nhà cho thuê do Sở Xây dựng thực hiện cuối năm 2021 cho thấy lao động nhập cư chủ yếu sống trong nhà trọ do người dân đầu tư. Toàn thành phố có gần 100.000 nhà trọ với trên 600.000 phòng cho thuê, cung cấp chỗ ở cho hơn 1,7 triệu người. 50% trong số này là công nhân làm việc ở các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp.
Công nhân không đủ tiền mua nhà ở xã hội
Tại hội nghị tiếp xúc của HĐND thành phố với hơn 400 lao động nữ về chủ đề chính sách an sinh xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động ngày 24/4. Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cho biết, qua khảo sát của công đoàn phần lớn công nhân ở các tỉnh miền Tây, vùng lân cận TP Hồ Chí Minh xác định chỉ ở thành phố làm việc một thời gian, sau đó về quê.
Nguyên nhân là thu nhập của họ còn thấp, không tích lũy đủ số tiền ban đầu và trả hàng tháng để mua nhà. Giá nhà ở xã hội tại thành phố hiện là khoảng 25 triệu đồng/m2, như vậy mỗi căn có giá khoảng 1 - 1,6 tỷ đồng. Theo quy định mỗi người được vay tối đa 900 triệu đồng, không quá 70% giá trị căn hộ, thời gian trả 15 năm.
Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh quá ít so với nhu cầu, do đó kể cả những người đã dành dụm được 300 - 500 triệu đồng cũng khó mua được nhà ở xã hội.
Theo khảo sát mới nhất của công đoàn TP Hồ Chí Minh về nhu cầu nhà ở, kết quả cho thấy có khoảng 1,3 triệu lao động, công nhân làm việc ở thành phố có nhu cầu nhà ở. Trong đó, chỉ gần 40.000 công nhân (chiếm 3%) sống ở các khu lưu trú, ký túc xá được xây dựng tại các khu công nghiệp. Số lao động còn lại sống ở các phòng trọ có diện tích trung bình 14 m2, mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng mỗi tháng, khoảng 4 người cùng ở. Công nhân dành 10-15% thu nhập chi trả chỗ ở.
"Phát triển nhà cho thuê sẽ giải quyết vấn đề chỗ ở đạt tiêu chuẩn dễ dàng hơn là xây bán và phù hợp với nhu cầu thực tế của lao động", bà Thúy nói.
Theo số liệu của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, sau 15 năm đã có 31 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng, tương ứng 18.800 căn hộ và 16 nhà lưu trú công nhân với khoảng 21.400 chỗ ở tại 11 khu công nghiệp, khu chế xuất.
Giai đoạn 2016 - 2020, TP Hồ Chí Minh phát triển được 19/64 dự án, tương đương hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (đạt 69,2% chỉ tiêu đề ra), giải quyết chỗ ở hơn 66.000 người. 19 dự án với gần 15.000 căn hộ, giá trị đầu tư xây dựng được thẩm định cao nhất là 15,5 triệu mỗi m2. Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ một dự án nhà lưu trú công nhân được đưa vào sử dụng với 756 phòng, đáp ứng 4.600 chỗ ở (đạt 13% kế hoạch).
Trong quý I/2022, thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng một dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 0,43 ha, 32.668 m2 sàn xây dựng, quy mô 260 căn hộ. Thời gian còn lại trong giai đoạn 2021 - 2025 TP Hồ Chí Minh phấn đấu phát triển 2,467 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội theo kế hoạch đã đề ra.