Thị trường nhà ở xã hội và những tín hiệu tích cực trong nửa cuối năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Gỡ nút thắt để phát triển nhà ở xã hội: Cần loại bỏ cơ chế xin - choĐộng lực phát triển nhà ở xã hội (Kỳ 2): Những giải pháp tạo động lực phát triểnĐộng lực phát triển nhà ở xã hội (Kỳ 1): Kỳ vọng từ gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng5 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. So với năm 2020 – 2021, thị trường bất động sản cả nước đã có những dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Đây là một trong những bước đầu để chứng tỏ rằng, sau 2 năm dịch bệnh và thị trường hầu như “đóng băng” thì trong năm 2022 sẽ là tiền đề để bất động sản bứt phá ngoạn mục. Mặc dù có nhiều điểm sáng của toàn thị trường nói chung thì đâu đó sẽ có những điều khiến cho các chuyên gia kinh tế, nhất là lĩnh vực bất động sản khá lo lắng.
Nguồn cung thị trường trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục khan hiếm và theo nhiều dự báo sẽ còn có thể tiếp diễn trong những tháng cuối năm. Việc ít nguồn hàng đưa vào thị trường khiến những dự án mới đưa vào thị trường trở thành một trong những điểm sáng và thu hút. Đây cũng chính là một trong những điều khiến giá cả bị đẩy lên cao, có những nơi giá bán ra rất đắt đặc biệt là những thị trường lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
Mặc dù giá bất động sản đang ở mức cao thế nhưng thực tế đã chứng minh tính thanh khoản của thị trường lại thấp. Nhiều kịch bản đã được đặt ra, nhiều chuyên gia lo lắng rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài và thị trường bất động sản sẽ lại rơi vào trạng thái ảm đạm.
Thế nhưng nhiều người tin chắc rằng diễn biến này sẽ kéo dài chỉ tầm 3 – 6 tháng và thị trường chắc chắn sẽ quay lại thời kỳ tăng trưởng mới. Nửa cuối năm 2022, nhiều diễn biến mới của thị trường bất động sản cũng đã mang lại nhiều tín hiệu vui. Một trong những tín hiệu vui nhất chính là việc nguồn cung của phân khúc nhà ở xã hội sẽ nhiều hơn và mong ước có thể mua được nhà của những người thu nhập thấp sẽ có thể trở thành hiện thực. Nguồn cung được bổ sung “dồi dào”, gói kích cầu hỗ trợ được tung ra là tin vui dành cho thị trường.
Được biết, nguồn cung nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới đây khi mà các doanh nghiệp bất động sản quyết định công bố các kế hoạch cũng như quy trình triển khai dự án. Thực tế cũng đã chỉ rõ thời kỳ chống dịch Covid-19, nhu cầu nhà ở xã hội cho lao động, khu công nghiệp đang tăng mạnh do yêu cầu 3 tại chỗ đối phó với dịch bệnh, giảm thiểu việc đi lại, giao tiếp xã hội, đảm bảo vùng xanh, duy trì hoạt động sản xuất…
Bộ Xây dựng cũng đã chỉ rõ, giao đoạn 2012 – 2015, khu vực đô thị cần 700.000 căn nhà ở xã hội và đến năm 2020, nhu cầu tăng lên thêm 200.000 căn. Ở các khu đô thị lớn, nhu cầu nhà ở xã hội càng nhiều. Theo thống kê, TP.HCM dẫn đầu với 134.000 căn hộ, Hà Nội cần 111.200 căn hộ (cán bộ, công chức 25 bộ, ngành ở Hà Nội cần khoảng 30.000 căn hộ và nguồn cung nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 60-70% tổng nhu cầu của người dân), Bình Dương cần 104.000 căn hộ, Đà Nẵng khoảng 16.000 căn hộ và Đồng Nai 95.000 căn hộ. Phân khúc nhà ở xã hội còn nhiều triển vọng do vẫn thiếu cung phù hợp với sự đa dạng về cầu thực tế, nhất là về cơ cấu và chất lượng sản phẩm, thiết kế, độ an toàn và đầy đủ tiện ích, vừa túi tiền khách hàng.
Thực tế thời gian vừa qua, nhà ở xã hội dường như chưa được coi trọng và là trọng tâm ưu tiên của các tổ chức, thể chế thị trường có liên quan. Thị trường nhà ở xã hội nhất là nhà ở xã hội ở các đô thị lớn hiện nay vẫn mất cân đối, sự thiếu hụt trầm trọng trong tổng thể nguồn cung đã là bài toán khó khăn. Không những thế, chất lượng của nhà ở xã hội cũng còn khá nhiều hạn chế. Cơ cấu sản phẩm kém đa dạng hóa, thiếu nhóm những nhà diện tích nhỏ, giá trị thấp và các căn hộ, nhà cho thuê với phương thức thanh toán linh hoạt.
Trong năm 2022, chắc chắn nhiều tin vui sẽ đến với phân khúc nhà này. Trước đó, thông tin Vinhomes sẽ tung ra thị trường nửa triệu căn nhà ở xã hội ở nhiều vùng trong cả nước là tin vui đáng chú ý. Theo đó, những khu vực ven đô ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh… sẽ là nơi Vinhomes quyết định đặt các dự án nhà ở xã hội của mình. Và kế hoạch này được Vinhomes đề ra trong 5 năm tới. Không chỉ Vinhomes, Viglacera cũng đã quyết định triển khai dự án mới – nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội tại Tiên Dương (Đông Anh), khu nhà ở xã hội khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ); khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình). Tín hiệu cực đáng mừng trong năm 2022.
Ở phía Nam, các doanh nghiệp bất động sản dự tính sẽ tung ra khoảng 100.000 căn hộ với giá bán dưới 25 triệu đồng/m3 (TP.HCM) cũng như dưới 20 triệu đồng/m2 ở những tỉnh khác. Gói kích cầu dành cho nhà ở xã hội cũng đã được đưa ra khiến nhiều người tin tưởng về một chính sách cởi mở hơn dành cho những người thu nhập thấp. Gói kích cầu 15.000 tỷ đồng cho người thuê-mua nhà ở xã hội trong vòng 2 năm, hỗ trợ lãi suất 2% cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong 2 năm, nhà ở công nhân trong gói 40.000 tỷ đồng. Không những thế, nhiều gói hỗ trợ cũng đang được đề xuất và triển khai trong tương lai gần khiến nhiều người dân hiện thực hoá ước mơ mua nhà của mình.
Nhìn về “quá khứ” với việc thị trường bất động sản “đóng băng” cách đây 10 năm về trước, việc thị trường bất động sản nhất là phân khúc nhà ở xã hội với gói hỗ trợ 30.000 chính là điểm sáng làm thị trường khởi sắc. Không những thế, đây là một trong những phân khúc có giao dịch sôi động nhất. Và ở thời điểm này, khi phân khúc này thực sự có những điểm sáng ấn tượng tới vậy, nguồn cung sẽ dồi dào là một trong những dấu hiệu chứng minh rằng, thị trường bất động sản đang bước vào một thời kỳ phục hồi.