meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà ở xã hội khan hiếm - Người thu nhập thấp lao đao tìm nhà

Thứ ba, 21/06/2022-06:06
“An cư lạc nghiệp” là nhu cầu lớn của toàn dân. Tuy nhiên, giá nhà ở đang tăng cao chóng mặt, các dự án bình dân và nhà ở xã hội thì ngày càng khan hiếm. Bối cảnh này đã lấy đi cơ hội sở hữu nhà ở của những người lao động thu nhập thấp.

Không còn giá nhà dưới 25 triệu đồng/m2

Số liệu báo cáo quý I/2022 của Bộ Xây dựng, thị trường tiếp tục thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội. Cả nước chỉ có 4 dự án hoàn thành, cung cấp 1.450 căn tại các tỉnh Kon Tum, Ninh Thuận, TP.HCM, Tiền Giang; số lượng bằng khoảng 80% so với Quý IV/2021 và bằng 67% so với cùng kỳ 2021. Bên cạnh đó, số lượng dự án nhà ở xã hội được cấp phép chỉ có 3 dự án với 1.198 căn tại Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh. Ở giai đoạn tiếp theo của 98 dự án, sẽ cung cấp khoảng 122.990 căn nhà ở xã hội mới nhưng chủ yếu tập trung tại Bình Dương.

Trên thực tế, thị trường Hà Nội đang chứng kiến sự thiếu hụt dự án cho người thu nhập thấp. Tính trên toàn địa bàn Hà Nội, hiện có 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với khoảng 12.909 căn hộ. Trong Quý III và IV/2022, 2 dự án mới dự kiến khởi công cũng chỉ bổ sung thêm 1.860 căn cho thành phố.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Luyện Văn Phương, cho rằng: Nhiều chủ đầu tư đã không chấp hành nghiêm túc quy định dành 20% quỹ đất mỗi dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội (tại Hà Nội là 25%) nên mới dẫn đến tình trạng "khát" nhà ở xã hội của người dân. 


Thị trường Hà Nội đang chứng kiến sự thiếu hụt dự án cho người thu nhập thấp
Thị trường Hà Nội đang chứng kiến sự thiếu hụt dự án cho người thu nhập thấp

Bối cảnh “đói khát” nguồn cung cũng xuất hiện trên phân khúc nhà ở thương mại. Cụ thể, cả nước chỉ có 39 dự án nhà ở với 18.660 được cấp phép mới, bằng khoảng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo Bộ Xây dựng, khu vực trung tâm thành phố hầu như không có dự án nào dưới 25 triệu đồng/m2 được chào bán. Mức thấp nhất là những căn hộ bình dân, dao động giá 25 – 30 triệu đồng/m2, nhưng cũng chỉ có tại một số ít các dự án xa trung tâm như: quận Hà Đông, Long Biên, huyện Đông Anh,… Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm phân khúc này là 100%.

Sản phẩm chủ đạo của thị trường là các căn hộ phân khúc trung cấp có mức giá khoảng 30 - 50 triệu đồng/m2, tỷ lệ “cháy hàng” cũng đạt 80 - 90%. Sản phẩm còn “tồn” nhiều nhất trên thị trường là phân khúc cao cấp, với mỗi căn hộ có giá trên 50 triệu đồng/m2, mức giá nằm ngoài khả năng đáp ứng của người thu nhập thấp.

Qua thống kê, giá nhà chung cư tại Hà Nội đã tăng 4-5% chỉ trong vòng 3 tháng, tăng cao hơn so với TP.HCM (tăng khoảng 1-2%). Đồng thời, lượng tồn kho hầu như chỉ còn ở phân khúc bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi. Việc thiếu nguồn cung dẫn đến thực trạng giá bán tiếp tục tăng cao, người lao động thu nhập thấp rơi vào cảnh nhà ở xã hội không có, căn hộ bình dân thì không đến tay.


Người thu nhập thấp rơi vào cảnh NƠXH không có, căn hộ bình dân không đến tay
Người thu nhập thấp rơi vào cảnh NƠXH không có, căn hộ bình dân không đến tay

Khan hiếm tiếp tục kéo dài

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, vấn đề không chỉ nằm ở quỹ đất hạn hẹp, hiện nay, các doanh nghiệp dường như không muốn triển khai dự án nhà ở xã hội. Nguyên nhân là do sản phẩm này đem lại lợi nhuận thấp, trong khi phải mất nhiều vốn đầu tư. 

Cơn "bão" vật liệu xây dựng đang tác động mạnh đến nhà đầu tư. Các loại nhiên liệu, vật liệu có biến động giá lớn: đất đắp nền tăng 30 - 40%; cát tăng 25%; đá tăng 25 - 30%; nhựa đường tăng 15 - 20%; xi măng tăng 20 - 25%, thép tăng 30 - 40%; dầu diezen tăng 30 - 50%... Do giá vật liệu tăng cao khiến chi phí xây dựng bị đội lên, nhiều dự án phải tạm dừng thi công, tiến độ kéo dài dẫn đến nguồn cung nhà ở càng trở nên khan hiếm.

Không chỉ vậy, cơ chế chính sách thu hút đầu tư và các nguồn vốn ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội hiện nay chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp. Việc phân bổ nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội đang gặp nhiều vấn đề hạn chế, khiến nhiều chủ đầu tư và người mua không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, thủ tục cấp phép xây dựng dự án nhà ở xã hội kéo dài, phải mất 5 năm mới có thể hoàn thành nên nhiều doanh nghiệp không mấy “mặn mà” với phân khúc này.


Vật liệu xây dựng tăng giá tác động mạnh đến thị trường bất động sản
Vật liệu xây dựng tăng giá tác động mạnh đến thị trường bất động sản

Trước bối cảnh lệch pha cung - cầu, nhiều dự báo cho rằng các dự án vẫn có xu hướng tăng giá thêm 15% đến cuối năm 2022. Các chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây ra hệ lụy không nhỏ, đặc biệt trong việc tìm kiếm nhà ở của đại đa số người dân.

TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định: Giá mặt bằng chung của thị trường bất động sản trong nước đã tăng quá cao, vượt xa giá trị thực và khả năng đáp ứng của người có nhu cầu mua nhà để ở. 

"Thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp tục diễn ra và người lao động thu nhập thấp sẽ càng lo lắng hơn với cơ hội được sở hữu nhà", Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính chia sẻ.

Theo Numbeo, hiện nay giá nhà ở Hà Nội cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, chỉ số thậm chí là 34 lần ở TP.HCM. Trong khi đó, chỉ số chênh lệch tại các nước công nghiệp chỉ ở mức 6 - 7 lần, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam. 

Rõ ràng, ngữ cảnh giá nhà đất leo thang đã và đang khiến nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tạo lập chỗ ở, ảnh hưởng lớn đến vấn đề an sinh toàn xã hội. Mặt khác, nhiều nhận định cho rằng, các nhà đầu tư ôm đất tại khu vực có tăng trưởng nóng thời gian qua, trong tương lai, sẽ gặp khó khăn trong việc thanh khoản, vì bất động sản mà họ đang găm giữ đã đạt mức giá quá cao.

Quin
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

1 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

1 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

1 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

1 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

1 giờ trước