meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp địa ốc trực chờ chính sách vĩ mô sớm tháo gỡ các điểm nghẽn

Thứ bảy, 28/01/2023-07:01
Thị trường bất động sản 2023 có chuyển biến như thế nào sẽ chủ yếu phụ thuộc vào những chính sách vĩ mô nhất là liên quan đến tài chính.

Nút thắt dòng chảy tài chính

Theo Báo Lao động, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã đưa ra nhận định rằng thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất trong đó là những nút thắt về pháp lý và tiếp theo là tiếp cận nguồn vốn. Giao dịch trên thị trường bất động sản thời gian qua đã bị sụt giảm và thậm chí là không có giao dịch. Do đó, không thể huy động được nguồn vốn của khách hàng. Bên cạnh doanh nghiệp thì người mua nhà và nhà đầu tư cũng khó có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Trường Phát Group, nếu vẫn trong tình cảnh không có thanh khoản, thị trường bất động sản sẽ đối mặt với tình trạng dòng tiền không lan truyền được và sẽ tạo nên những “cục máu đông”. Bởi vậy, sự khó khăn của thị trường bất động sản có giảm đi hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự điều chỉnh của nhà nước bao gồm chính sách điều hành tiền tệ giữ vai trò chủ chốt. Và điều quan trọng là phải mở room tín dụng và hạ mức lãi suất.


Khó khăn trên thị trường bất động sản có giảm hay không phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước
Khó khăn trên thị trường bất động sản có giảm hay không phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước

Các chuyên gia đánh giá rằng sự thiếu vốn trên thị trường bất động sản thời gian vừa qua xuất phát từ việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ hoạt động bình thường khi thị trường vốn cân bằng với thị trường tiền tệ. Thế nhưng, thị trường tiền tệ sẽ chịu sức ép khi thị trường vốn có vấn đề và huy động khó khăn hơn.

Hiện tượng này không bình thường bởi bản chất thị trường tiền tệ là cho vay bổ sung vốn, trong đó có cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn. Thị trường địa ốc đang gặp sức ép rất lớn khi giá nhà đất quá cao, sự sụt giảm niềm tin cũng như khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn.

Doanh nghiệp địa ốc trực chờ chính sách vĩ mô sớm tháo gỡ các điểm nghẽn - ảnh 2

Đa số các doanh nghiệp bất động sản bước trong năm 2023 đều hiểu rằng tiếp cận với dòng vốn tín dụng tại ngân hàng là điều không dễ dàng. Điều này được nói rõ trong quan điểm của các ngân hàng. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VBMA) trả lời báo chí rằng ngân hàng nhà nước thời gian vừa qua rất bản lĩnh khi duy trì được room tín dụng 14% trong tình trạng tăng trưởng vốn huy động chỉ bằng 50% tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ông đặt ra câu hỏi rằng liệu của hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào sau sự cố trái phiếu và SCB nếu không kiên định như vậy. Ổn định hệ thống, kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên. Ông Hùng khẳng định rằng tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng ổn định thì mới cân nhắc đến nơi room tín dụng phù hợp.

Doanh nghiệp bất động sản chờ đợi chính sách

Chính phủ sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp địa ốc để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn sau dịp Tết Nguyên Đán. Thống đốc cũng đã triệu tập các ngân hàng để họp bàn và và nghiên cứu, đồng thời đánh giá thực tại thị trường và đề xuất các giải pháp khác nhau. Thực tế cho thấy, các ngân hàng đã cho vay bất động sản nêu rất muốn duy trì việc cho vay và muốn thị trường địa ốc khơi thông để dòng vốn luân chuyển đồng thời thu hồi được nợ. Thế nhưng, các ngân hàng vẫn phải cẩn trọng mọi rủi ro.

Cũng có một số ý kiến nhận định rằng doanh nghiệp địa ốc cần xem xét lại mình xem đã làm những gì để giải quyết những khó khăn đã tìm ra điểm hòa vốn và chấp thuận việc giảm giá bán để cung cầu gặp được nhau hay không. Hay doanh nghiệp có chấp nhận việc giảm lợi nhuận hay chưa. Bởi vì cũng cần nhìn nhận rõ ràng rằng bên cạnh việc chờ đợi nhà nước tích cực tháo gỡ những khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách khi các doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn.

Doanh nghiệp địa ốc trực chờ chính sách vĩ mô sớm tháo gỡ các điểm nghẽn - ảnh 3

Có thể thấy rõ doanh nghiệp bất động sản đầu tư lan man, không chú ý sức mình cũng như cơ cấu sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường khi nhìn vào những diễn biến trên thị trường bất động sản hiện nay. Điều đó đã dẫn tới cung cầu lệch pha và sự mất cân đối của cơ cấu sản phẩm. Cả hai loại sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở giá vừa túi tiền đều đang thiếu hụt nguồn cung trong khi người dân thì có nhu cầu cao về hai loại hình này. Qua đó, để có cuộc cải cách với thị trường bất động sản thì cần có một cái nhìn tổng thể về việc tái cấu trúc, cải tổ thị trường từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô giúp vực dậy thị trường.

Các cơ quan quản lý sẽ ưu tiên mục tiêu tháo gỡ những nút thắt pháp lý dự án trong năm 2023. Tiếp đó là những điểm nghẽn về vốn và rủi ro hệ thống giữa thị trường tài chính và thị trường địa ốc và sau cùng là việc tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho khởi đầu mới.

Có thể nhận thấy, việc sử dụng vốn huy động chưa đúng mục đích hay pháp lý dự án chậm được tháo gỡ sẽ là những vấn đề cần được xử lý trong năm 2023. Bên cạnh đó các doanh nghiệp bất động sản cần kiểm tra rà soát lại những kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm cần cơ cấu và kiểm soát dòng tiền liên quan với câu chuyện tỷ giá và lãi suất. Ngoài ra cần chủ động tiếp cận những kế hoạch khôi phục kinh tế của chính phủ, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở công nhân, chung cư cũ và nhà ở xã hội nhằm có có việc làm, dự án và từ đó tạo dòng tiền.

Hơn nữa, các doanh nghiệp địa ốc cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cường tái cơ cấu sản phẩm và dịch vụ nhằm thu về nguồn tiền tiếp tục duy trì hoạt động và chuẩn bị xử lý trái phiếu đáo hạn vào giai đoạn 2023-2024.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước