Doanh nghiệp bất động sản vẫn loay hoay tìm cách vay vốn
Nguồn vốn ngày càng xa vời
Theo báo Lao Động, hơn 10 năm qua, thị trường bất động sản trong nước đã có các tín hiệu khởi sắc và phát triển cả quy mô và phạm vi. Bất động sản vốn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau từ ngân hàng, tài chính, xây dựng, chứng khoán. Trong hai năm gần đây, vì các ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, thị trường bất động sản liên tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tình trạng kinh doanh bê bát, thiếu hụt vốn nghiêm trọng.
Từ đó, nhiều công trình và dự án địa ốc chưa hoàn thành đúng tiến độ, tình trạng đầu tư dang dở gây lãng phí tài nguyên đất. Việc tìm kiếm giải pháp giúp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản trước bối cảnh tình hình mới nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững là điều tất yếu.
Triển vọng tươi sáng của thị trường căn hộ Nha Trang
Thị trường căn hộ Nha Trang thu hút sự chú ý đối với khách hàng nhờ những tiềm năng về hạ tầng cơ sở. Trong bối cảnh nguồn cung dần khan hiếm, nhu cầu thực lại tăng cao, các chuyên gia đánh giá Nha Trang sẽ chứng kiến triển vọng thị trường có những diễn biến khả quan.Triển vọng không mấy lạc quan về "ngành" tiêu: Giá tiêu liệu đã thực sự chạm đáy?
Sau khi tính chung 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam là 174,5 nghìn tấn với trị giá lên đến 770,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước dù giảm 18% về lượng nhưng đã tăng 7% về trị giá.Hệ lụy gì với các doanh nghiệp khi bất động sản đã ngấm đòn pháp lý và siết vốn?
Trong 2 quý đầu năm, doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng trở lại cuộc chơi sau dịch Covid - 19, con số tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tới quý III thì gặp nhiều khó khăn bởi vướng mắc về thủ tục pháp lý, thị trường vốn bị kiểm soát, ngân hàng tăng lãi suất.Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường không còn được vay vốn tín dụng dễ như trước. Hay các doanh nghiệp bất động sản cũng khó huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp hay tiền của người mua vì thị trường đang trầm lắng, chững lại, giao dịch giảm mạnh dẫn tới rủi ro mất thanh khoản. Đây cũng là nỗi lo lớn nhất của các chủ đầu tư.
Phó giám đốc R&D DKRA Group - ông Võ Hồng Thắng cho rằng, việc kiểm soát tín dụng cũng như siết chặt những quy định để tiếp cận vốn bằng kênh trái phiếu khiến cho thị trường địa ốc rơi vào cơn khát vốn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã và đang dần cạn vốn.
Trưởng phòng phân tích khối khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam - Bà Nguyễn Hoàng Bích Ngọc, phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp địa ốc hiện nay rất khó tiếp cận vốn.
Trong khi đó, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng việc quản lý thị trường BĐS vừa phải có kỹ thuật lại vừa nghệ thuật. Nếu quản lý không khéo thì bất động sản lại gây áp lực lên kinh tế. Do đó, thị trường cần nhanh chóng tiếp cận giải pháp gỡ vướng pháp lý cũng như khơi thông nguồn vốn.
Trong phiên chất vấn và trả lời vào ngày 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường BĐS sắp tới sẽ càng khó khăn hơn khi nguồn cung vừa thiếu vừa thừa so với nhu cầu, chính sách tín dụng vẫn bị siết chặt.
Xem xét nới lỏng cho vay với doanh nghiệp có năng lực
Đối với thị trường bất động sản sau dịch bệnh Covid - 19, tuy đã có sự phục hồi và tăng trưởng lại nhưng vẫn chưa đạt đến độ an toàn, lành mạnh, bền vững. Nhiều khó khăn tiến tới các chủ đầu tư dự án địa ốc, người mua nhà hay các nhà đầu tư thứ cấp. Do đó cần khẩn trương xem xét tháo gỡ những nút thắt này
Những chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà đầu tư và người mua ở thực điều kỳ vọng vào việc được vay tín dụng dù phải chịu mức lãi suất cao hơn từ các ngân hàng. Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) tại phiên chất vấn chiều ngày 3/11, đã đề nghị làm rõ câu chuyện thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay và dự báo ra sao về xu hướng trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng cho rằng qua các diễn biến trên thị trường trong 9 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục khó khăn và nguồn cung chưa được cải thiện.
Ông nhấn mạnh về việc cơ cấu sản phẩm sẽ có cải thiện nhưng chưa phù hợp. Trong khi nhu cầu của người dân với phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở công nhất rất lớn thì nguồn cung vẫn khan hiếm.
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng có kế hoạch thực hiện đồng bộ, quyết liệt và có trách nhiệm với các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng đã đề ra như giải pháp liên quan tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, đưa ra giải pháp về việc kiểm soát và cơ cấu lại tín dụng bất động sản để đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tránh gây rủi ro. Ngoài ra, tiếp tục tạo điều kiện cho vay trong lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh rằng, đối với các doanh nghiệp có uy tín, năng lực, có dự án tốt đpa sứng được điều kiện cơ bản thì cần tạo điều kiện để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn cho việc phát triển dự án địa ốc, góp phần tăng thêm nguồn cung mới.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng cần hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp, người mua trên thị trường bất động sản có thể tiếp tục tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với những dự án nhà ở thương mại, khu đô thị,... của các chủ đầu tư uy tín đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trong thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam đã có những chuyển biến bất ngờ, tạo nhiều áp lực lên các doanh nghiệp khát vốn. Kênh ngân hàng đang bị siết tín dụng và lãi suất tăng, vốn huy động từ trái phiếu hay cổ phiếu cũng phải đối mặt nhiều thách thức.
Trước những khó khăn bủa vây tứ phía, các doanh nghiệp cần tìm cách thích nghi với bối cảnh mới. Chẳng hạn như tiết giảm chi phí, cải thiện quản trị, thay đổi kế hoạch tăng vốn hay tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung…
Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi bị siết tín dụng, lãi suất tăng cao và thanh khoản suy yếu. Như vậy, họ buộc phải có một cuộc “đại phẫu” để tìm cách tồn tại trên đường đua khốc liệt này.