meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất “cầm cố” bất động sản có gỡ khó cho ngành ngân hàng?

Thứ tư, 02/11/2022-07:11
Luật Đất đai năm 2013 không có quy định về quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhưng trong bộ Luật Dân sự 2015 lại có quy định cụ thể về quyền cầm cố tài sản trong đó có cầm cố tài sản là bất động sản. Sự trái chiều trong quy định cầm cố tài sản trong hai bộ luật trên đã gây ra những tình huống khó xử khi xảy ra tranh chấp.

Đề xuất bổ sung biện pháp “cầm cố”

Cầm cố tài sản là kết quả thỏa thuận từ hai phía giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền để đảm bảo mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp nếu thực hiện không đầy đủ, không đúng thì quyên có quyền sẽ sử dụng các biện pháp xử lý tài sản cầm cố thay cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong phạm vi pháp luật cho phép. Như vậy có thể hiểu quy định cầm cố tài sản là việc một bên là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ của mình. Việc cầm cố tài sản thường được đặt cạnh nghĩa vụ ngoài hợp đồng hoặc hợp đồng dân sự.  Và theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận khả năng cầm cố bất động sản nếu luật cho phép.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh các mức lãi suất điều hành

Bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Lãi suất vay ngân hàng tăng vì “nước lên thuyền lên” 

Mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng cao đã đẩy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng vọt, đặc biệt là các khoản vay cá nhân mua nhà, mua xe, vay phục vụ mục đích tiêu dùng. Theo ghi nhận, mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp tăng 1 - 2%/năm, cho vay cá nhân tăng tới 2 - 4%/năm so với đầu năm. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Giải bài toán khó khi xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản

Gánh nặng kép khi nhà chậm tiến độ bàn giao còn lãi suất ngân hàng thì tăng vù vù

Để có nơi an cư, nhiều người dân đã dùng tiền tích góp, vay thêm ngân hàng để có thể mua trả góp nhà chung cư. Thế nhưng, lãi suất vay ngân hàng cứ tăng vù vù còn nhà chung cư thì chậm tiến độ bàn giao, khiến người dân đã trót vay tiền mua nhà cứ... đứng ngồi không yên.

Sự trái chiều trong quy định cầm cố tài sản trong hai bộ luật trên đã gây ra những tình huống khó xử khi xảy ra tranh chấp.
Sự trái chiều trong quy định cầm cố tài sản trong hai bộ luật trên đã gây ra những tình huống khó xử khi xảy ra tranh chấp.

Bên cạnh nội dung trên, Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định trường hợp bất động sản là đối tượng cầm cố theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí. Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015 cũng nêu rõ các bất động sản gồm nhà, đất đat, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất, nhà, công trình xây dựng, tài sản khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 500 Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng quy định về hợp đồng quyền sử dụng đất trong đó nhấn mạnh hợp đồng về quyền sử dụng đất là quyền thỏa thuận của các bên, người sử dụng đất chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định cho bên có quyền. Bên có quyền sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí với người sử dụng đất.

Trong khi đó, Luật đất đai năm 2013 lại không có quy định về quyền cầm cố quyền sử dụng đất. Khoản 1, điều 167 Luật Đất đau nă, 2013 có quy định về quyền của người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn theo quy định của Luật này. Tuy nhiên trên thực tiễn, đã có nhiều vụ án tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất Tòa tuyên xử theo hướng hợp đồng vô hiệu do vi phạm pháp luật. Bởi theo Tòa án, quyền cầm cố quyền sử dụng đất không được pháp luật quy định nên việc đương sự cầm cố quyền sử dụng đất là trái quy định.

Mới đây, trong văn bản góp ý bổ sung cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) đã có đề xuất bổ sung quy định “cầm cố” thay cho “thế chấp” đối với tài sản là bất động sản.


Lo ngại sẽ có khoảng trống pháp lý, VNBA đã đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và bổ sung biện pháo đảm bảo “cầm cố” với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Luật Đất đai (sửa đổi).
Lo ngại sẽ có khoảng trống pháp lý, VNBA đã đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và bổ sung biện pháo đảm bảo “cầm cố” với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo VNBA, hiện nay, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi mới chỉ có hình thức thế chấp bất động sản mà không quy định về hình thức cầm cố đối với bất động sản. Trong khi đó, biện pháp cầm cố bất động sản đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Lo ngại sẽ có khoảng trống pháp lý, VNBA đã đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và bổ sung biện pháo đảm bảo “cầm cố” với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Luật Đất đai (sửa đổi).

Thiếu thống nhất làm khó ngân hàng

Theo Thạc sĩ Bùi Ai Giôn - Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc cầm cố quyền sử dụng đất là do các bên tự thỏa thuận phù hợp với ý chí, nguyện vọng của họ và là giao dịch khá phổ biến. Trường hợp người sử dụng đất cần vốn để đầu tư mà chủ thể khác lại có nhu cầu, điều kiện để sử dụng, khai thác đất thì pháp luật cần cho phép chủ sử dụng cầm cố quyền sử dụng đất, thay vì hạn chế như hiện nay. Thạc sĩ Bùi Ai Gôn dẫn chứng, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 cần bổ dung quy định người sử dụng đất có quyền cầm cố quyền sử dụng đất để phù hợp với Bộ Luật Dân sự năm 2015, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án trong bảo vệ quyền hợp pháp của chủ sử dụng đất khu tham gia giao dịch cầm cố cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền cầm cố quyền sử dụng đất.

Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư kí VNBA cho rằng, sự thiếu thống nhất cũng như cụ thể hóa trong luật đối với quy định cầm cố quyền sử dụng đất, bất động sản đã gây nhiều khó khăn cho ngân hàng.


Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư kí VNBA.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư kí VNBA.

Ông Hùng dẫn chứng, khi các ngân hàng cho vay nợ với thế chấp bất động sản, tài sản lúc này thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng của bên thế chấp hoặc bên thứ ba nên khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng phải yêu cầu bên thế chấp bàn giao hoặc tiến hành thu giữ tài sản. Tuy nhiên, thu giữ tài sản thế chấp không phải là việc dễ dàng. Thậm chí, ngay cả khi bên vay cũng là thế chấp khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ đã đưa ra nhiều lý do để từ chối bàn giao tài sản, cản trở hoạt động thu giữ của ngân hàng. Đối với quyền sở hữu của bên thứ ba, việc thu giữ tài sản thế chấp còn khó khăn hơn nhiều và rất phức tạp bởi chủ thể này không hưởng thụ tiền vay từ phía ngân hàng.

Các chuyên gia cho biết, các hạn chế trên xuất phát từ việc chưa có quy định mang tính phân định giữa “thế chấp” và “cầm cố”. Vì vậy, giới chuyên gia kì vọng, những hạn chế của việc cho vay bằng hình thức thế chấp bất động sản sẽ được khắc phục nếu thay bằng quy định “cầm cố”. Khi thời điểm cầm cố có hiệu lực, ngân hàng có thể nhận bàn giao và xử lý tài sản bảo đảm. Khi đủ các điều kiện xử lý tài sản theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng hay hợp đồng cầm cố, ngân hàng có thể tiến hành thu hồi quyền lợi, hạn chế và loại trừ phát sinh nợ xấu.

Tuy nhiên, sự “lệch ppha” trong thời gian vừa qua giữa các quy định pháp luật, sau gần 10 năm vẫn chưa có ngân hàng nào dám sử dụng biện pháp cầm cố bất động sản để đảm bảo cho khoản vay của mình.

HÀ PHƯƠNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Tin mới cập nhật

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

22 giờ trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

23 giờ trước

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

23 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

23 giờ trước

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

23 giờ trước