sapo-1659430662.jpg
 
a1-1659434740.jpg
 

Bàn về những khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản để thu hồi nợ, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất liên quan đến hành lang pháp lý, hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty Luật SB Law.

Thưa ông, đấu giá là một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp mà các ngân hàng lựa chọn khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nhưng nhiều tài sản dù rao bán và hạ giá nhiều lần vẫn ế ẩm. Vì sao lại như vậy?

Có thể thấy, nguyên nhân trước tiên là về kinh tế cũng như trở ngại pháp lý.

Nguyên nhân về kinh tế chúng ta có thể thấy đó là nhiều tài sản bảo đảm mà ngân hàng muốn phát mại để thu tiền về nhưng tài sản đó qua thời gian xử lý nợ xấu đã hết giá trị hoặc là giá trị còn thấp. Ví như một chiếc xe ô tô đời những năm 2006 hay năm 2010 thì đến nay cũng không còn ai mặn mà nữa.

Thứ hai, về phía ngân hàng, họ cũng muốn lấy được giá trị tài sản đó ở mức cao nên đôi khi định giá tài sản đó quá cao, chưa sát với thị trường. Dẫn đến trường hợp nhiều tổ chức mong muốn mua tài sản đó nhưng giá quá cao nên không thể “chốt” được. Đó còn chưa kể, mua xong còn nhiều thủ tục liên quan khác nữa khiến người mua e ngại.

a2-1659496568.jpg
 

Thứ ba, nhiều tài sản bảo đảm để giá rất cao nhưng không bán được, qua nhiều phiên đấu giá lẽ ra giá tài sản sẽ giảm sâu nhưng thực tế, giá chỉ giảm nhỏ giọt nên rất khó bán.

Về mặt pháp lý, hiện nay còn vướng mắc về thủ tục đấu giá tài sản cũng như định giá tài sản hiện các quy định của pháp luật hiện chưa đồng nhất. Nhất là các quy định liên quan đến các cơ quan tổ chức đấu giá, cơ quan thi hành án,… đặc biệt nhiều tài sản bảo đảm liên quan đến bất đống sản giá trị rất lớn và thủ tục để người trúng đấy giá lấy được tài sản rất phức tạp.

Trong quá trình xử lý tài sản để thu hồi nợ, biện pháp kiện tụng ra tòa là “cực chẳng đã”, thế nhưng đến ngay cả biện pháp này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Hiện nay, các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đều mong muốn là xử lý tài sản một cách nhanh chóng. Trường hợp đã đưa ra cơ quan tố tụng, cơ quan tòa án hoặc trọng tài thì tương đối là mất thời gian. Bởi vì chúng ta biết là ở những vụ việc khi đưa ra cơ quan tòa án đặc biệt là các vụ việc ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, một vụ việc sẽ kéo dài rất lâu. Có vụ việc kéo dài 2-3 năm, có khi tới 4-5 năm, có nhiều vụ tôi đã từng biết là kéo dài đến mười mấy năm mà vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Lý do là bởi, vụ án quá phức tạp, có nhiều đối tượng tham gia hoặc có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh trong khi việc giải quyết tại tòa án tương đối là chậm.

tai-san-dam-bao-la-bat-dong-san-8-1659498380.jpg
 

Thứ hai, một thực tế khách quan đó là một thẩm phán của tòa án ở Hà Nội hay TP. HCM hằng năm phải xử lý rất nhiều vụ việc, có thẩm phán xử lý đến 150 vụ việc liên quan trong 1 năm. Vụ việc liên quan tài chính ngân hàng, xử lý tài sản tương đối mất thời gian, liên quan đến nhiều bên nên quá trình thụ lý, giải quyết cũng tương đối là lâu.

Thứ ba, theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi có cư trú hoặc là nơi có trụ sở của bị đơn. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng thông thường có rất nhiều khách hàng ở nhiều quận huyện hay địa bàn trên cả nước nên ngân hàng hay tổ chức tín dụng phải cử người đến từng quận huyện nơi bị đơn cư trú hay đóng trụ sở để nộp đơn khởi kiện, theo đuổi vụ kiện. Việc này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Thêm nữa khi tòa án ra phán quyết, hoặc khi có bản án sơ thẩm mà bị đơn kháng cáo lên giai đoạn phúc thẩm lại tốn một khoảng thời gian để xử lý. Khi bản án có hiệu lực rồi mà một bên không tự nguyện thi hành thì lại phải đưa ra cơ quan thi hành án.

a3-1659498058.jpg
 

Và thông thường, giữa cơ quan thi hành án và tòa án đôi khi lại có sự vênh nhau. Bởi vì, nhiều vụ việc mà cơ quan tòa án đã tuyên nhưng mà khi đưa ra cơ quan thi hành án lại không thi hành được bởi việc tuyên án đôi khi không sát với cái thực tế hoặc là có những sai sót về mặt kỹ thuật hoặc là số liệu mà cần phải chỉnh sửa,… Khi đó, cơ quan thi hành án hoặc người được thi hành án lại phải yêu cầu tòa án chỉnh sửa. Những nội dung đó cũng tương đối mất thời gian.

Tôi nghĩ con đường tố tụng tại tòa án để giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng nói riêng đang gặp rất nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, công tác hỗ trợ cũng như công tác thúc đẩy việc giải quyết tại tòa án được nhanh chóng là một vấn đề bức xúc. Tòa án, Cơ quan Tư pháp phải là một điểm tựa để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xử lý nợ xấu.

cau-1-1659713481.mp4

Thưa ông, hiện nay nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh thanh lý tài sản, phát mại tài sản bảo đảm là bất động sản. Liệu các tài sản này có giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ xấu không, thưa ông?

Theo quan điểm của tôi, các tài sản bất động sản là những tài sản có giá trị lớn và trước khi các tổ chức tín dụng cho người vay mà có tài sản bảo đảm là bất động thì ngân hàng cũng thẩm định tương đối kỹ .

Nếu tài sản được ngân hàng chấp nhận là tài sản bảo đảm thì phải là tài sản hợp pháp, có giấy chứng nhận quyền sử đất hay gọi là sổ đỏ sổ hồng và không thuộc diện là tranh chấp

Tôi nghĩ rằng, trong thời gian vừa qua, với sự bùng nổ của thị trường bất động sản, giá bất động sản cũng tăng so với các mặt hàng khác. Đặc biệt là trong thời điểm COVID-19 khi nguồn đầu tư, nguồn lực xã hội đổ nhiều vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Vì vậy mà các ngân hàng hiện nay có các tài sản bảo đảm là bất động sản thì tôi nghĩ việc xử lý là thuận lợi. Tuy nhiên, việc tài sản bất động sản còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như liên quan đến Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật đầu tư…

a4-1659498654.jpg
 

Vì vậy, để xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản lớn, ngân hàng từ lúc tổ chức đấu giá cho đến khi được chọn được nhà đầu tư thì rất là mất thời gian. Bởi vì giá trị bất động sản tương đối lớn để tìm được nhà đầu tư đủ tiềm lực cũng không phải dễ dàng. Thứ hai, liên quan đến vấn đề thủ tục. Bởi vì nhiều dự án bất động sản phải chứng minh năng lực của chủ đầu tư đối với dự án. Dẫn đến trường hợp khi có chủ đầu tư mới vào, các cơ quan hành chính Nhà nước sẽ phải đổi chủ đối với dự án đó và xem xét năng lực chủ đầu tư mới có đáp ứng được để triển khai tiếp dự án đó hay không. Và đôi khi thủ tục cũng bị kéo dài. Lúc này nó không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng nữa mà phụ thuộc vào rất nhiều bộ, ban, ngành đặc biệt là ở chính quyền địa phương nơi mà có cái dự án bất động sản.

Thực tế, hoạt động ngân hàng thường gắn liền với rủi ro về nợ xấu, ở góc độ pháp lý, ông có lời khuyên nào với các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, nhất là tài sản bảo đảm là bất động sản?

Trước đây, việc ra đời của Nghị quyết 42 của quốc hội trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng như là một văn bản pháp lý quan trọng giúp cho các cái tổ chức tín dụng xử lý được các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Nghị quyết 42 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc bởi Nghị quyết 42 chỉ có hiệu lực trong một thời điểm nhất định và hiện nay Nghị quyết 42 còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy mà theo quan điểm của của tôi, cùng với việc Quốc hội gia hạn hiệu lực của Nghị quyết 42 thì nên chăng các cơ quan soạn thảo như ngân hàng nhà nước nên soạn Luật gọi là Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và trong Luật Xử lý nợ xấu này sẽ tổng kết kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết 42 cũng như học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài để chúng ta xây dựng được Luật có tính chất khả thi và cùng với nó là ban hành các Nghị định, hướng dẫn để thay thế Nghị quyết 42 của chính phủ.

cau-2-1659713241.mp4

Chỉ riêng nỗ lực của ngành ngân hàng có lẽ chưa đủ. Vậy theo ông còn cần thêm những giải pháp mạnh tay nào để có thể hỗ trợ tích cực việc xử lý nợ xấu?

Tôi nghĩ, sự phối hợp của các cơ quan tư pháp, của tòa án, của các cơ quan thi hành án là rất quan trọng. Bởi vì, khi một vụ việc được các tổ chức tín dụng đưa ra giải quyết tại cơ quan tư pháp thì cần phải thúc đẩy xử lý một cách nhanh chóng và kịp thời.

Ví dụ, với những vụ việc đơn giản chúng ta có thể áp dụng các thủ tục rút gọn theo thủ tục trong bộ Luật Tố tụng dân sự để làm sao với những khoản vay nhỏ, có chứng cứ rõ ràng sẽ được giải quyết nhanh chóng.

a5-1659511205.jpg
 

Thứ hai, đối với các tổ chức tín dụng, chúng ta cũng cần phải tăng cường việc quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Bằng cách, khi thẩm tra hồ sơ phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh trường hợp như trước đây muốn thúc đẩy tín dụng nên việc xác nhận tài sản bảo đảm không đúng hoặc đẩy giá quá cao tài sản bảo đảm. Đến khi phát sinh nợ xấu, phải đem bán tài sản bảo đảm đó lại không đủ và lúc đó mới bộc lộ ra việc định giá tài sản bảo đảm quá cao so với thực tế. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng khi đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án, khi có bản án cũng phải đảm bảo bản án đó có khả năng thi hành hay không và chúng ta xem kỹ lại các phán quyết có thể được thi hành tại cơ quan thi hành án hay không. Nếu các phán quyết hoặc bản án nó chưa rõ ràng thì chúng ta phải ngay lập tức yêu cầu cơ quan tòa án đính chính hoặc sử a lại để đảm bảo khi đưa ra cơ quan thi hành án thì có thể thi hành được bản án đó.

Xin cảm ơn Luật sư!

tac-gia-1659430661.jpg
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

6 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

6 giờ trước

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

6 giờ trước

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

14 giờ trước

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

14 giờ trước