cover-1711018654.jpg
 
sapo-1711018674.jpg
 

Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng khi trao đổi với chúng tôi về việc nhiều doanh nghiệp mong muốn được vay khoản nợ  mới để “đảo nợ” cũ.


-    Thưa ông, thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư số 39/2016 cho phép khách hàng, doanh nghiệp được vay ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác. Ông đánh giá ra sao về nội dung này?


TS Nguyễn Trí Hiếu: Thông tư 06 cho phép khách hàng được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác. Hoạt động này được những người hoạt động trong ngành ngân hàng gọi là “đảo nợ”. Việc cho phép “đảo nợ” các khoản vay được đánh giá cao do nhiều người dân, doanh nghiệp đang chịu mức lãi suất vay trên 10%/năm. Chính vì vậy, ngay sau khi Thông tư 06 có hiệu lực, nhiều ngân hàng đã thông báo cho khách hàng vay để trả nợ ngân hàng khác với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 6%/năm. Điều này đã thu hút được sự quan tâm của người dân cũng như doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng tín dụng thấp, dòng tiền không đi vào sản xuất mà ứ đọng lớn ở hệ thống ngân hàng, thông tư 06 ra đời được coi là “một mũi tên trúng ba đích”. Thứ nhất, việc “đảo nợ” phục vụ các nhu cầu tiêu dùng sẽ giúp khuyến khích người dân vay để chi tiêu nhiều hơn. Qua đó, tăng vòng quay tiền trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trường tín dụng.

Thứ hai, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang tăng khá nhanh, đặc biệt với các ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng dư nợ cho vay trong các lĩnh vực rủi ro như trái phiếu, bất động sản,… ngày càng tăng nên khi khách hàng đảo được nợ sẽ san sẻ khoản nợ xấu từ ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu thấp sang ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn.
 

Thứ ba, dù Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất điều hành giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn ở mức cao và có sự chênh lệch giữa nhóm ngân hàng lớn và các ngân hàng còn lại. Vì vậy, đâu là thời điểm để các ngân hàng nâng khả năng cạnh tranh và kéo mặt bằng lãi suất cho vay giảm, qua đó kích thích nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng. 

 

a1-1711019638.jpg
 

-    Việc cho đảo nợ bằng cách vay vốn lãi suất thấp ở ngân hàng khác để trả nợ vay trước đó được đánh giá cao tuy nhiên, việc đảo nợ khoản vay không hề dễ dàng, thưa ông?
 

TS Nguyễn Trí Hiếu: Thực tế hiện nay, để có thể vay được khoản tiền mới từ ngân hàng với lãi suất thấp hơn để trả nợ ngân hàng cũ, khách hàng sẽ có hai lựa chọn. Một là phải tất toán hết khoản vay ở ngân hàng cũ để rút tài sản thế chấp mang thế chấp cho khoản vay ở ngân hàng mới. Hai là khách hàng phải có tài sản thế chấp khác để vay ngân hàng mới rồi lấy tiền để tất toán với ngân hàng cũ.

 

Với cách vận hành như vậy không dễ thực hiện. Đó là còn chưa kể khách hàng còn phải chịu khoản phí nộp phạt trả trước hạn khoảng 2-3% cho tổng số tiền vay còn lại, hay phí thẩm định tài sản thế chấp khi làm thủ tục vay ngân hàng mới, hay phải kèm theo hợp đồng bảo hiểm khi vay khoản vay mới,…

 

Bên cạnh đó, ngân hàng cho vay để trả nợ cũng sẽ có những tiêu chí đánh giá rất chặt chẽ điều kiện của khách hàng.

a2-1711019933.jpg
 

-    Thưa ông, việc cho vay bất động sản hay cho vay tiêu dùng mang nhiều rủi ro hơn? Về phía ngân hàng cho vay bất động sản trong bối cảnh thị trường vẫn còn trầm lắng như hiện nay thì cần lưu ý những gì?
 

TS Nguyễn Trí Hiếu: Hiện tượng tín dụng cho vay bất động sản, cho vay kinh doanh bất động sản tăng trong khi tín dụng cho vay tiêu dùng của người dân giảm hoặc không tăng nhiều như mức tín dụng cho vay trong lĩnh vực bất động sản, tôi cho rằng đây không phải là hiện tượng bất thường. Hiện nay chúng ta đang muốn đẩy dòng vốn vào thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản, chúng ta cũng muốn hỗ trợ để họ có vốn triển khai các công trình, dự án bất động sản. Từ đó có các sản phẩm cho vay.

Tuy nhiên, các ngân hàng nên có một kế hoạch cho vay mang tính chất đồng đều hơn, phân phối tín dụng đồng đều hơn giữa tín dụng bất động sản và tín dụng giữa các ngành nghề khác. Trong đó có cho vay tiêu dùng. Mặc dù vậy, cho vay bất động sản lại có rủi ro thấp hơn so với cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhiều người mất việc làm do thu nhập bị giảm sút, khả năng trả nợ giảm đi, nền kinh tế trì trệ,…độ rủi ro của cho vay tiêu dùng cao hơn rất nhiều. Điều này khiến các ngân hàng có xu hướng chuyển sang cho vay những lĩnh vực ít rủi ro hơn như lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, các ngân hàng nên có kế hoạch cân đối tỷ lệ cho vay đồng đều hơn giữa các thành phần trong nền kinh tế.

q-1711021973.jpg
 

-    Thưa ông, xin nói riêng về tiêu dùng và tiêu dùng trong bất động sản, ông có đánh giá như thế nào về việc lượng khách hàng mua bất động sản giảm đi, khi đó việc cho các chủ đầu tư vay để phát triển các dự án bất động sản mới trong khi lượng khách hàng và nhu cầu giảm xuống. Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?
 

TS Nguyễn Trí Hiếu: Nếu nói về vay tiêu dùng trong bất động sản tức là nói đến việc người dân vay tiền mua nhà để ở. Trong trường hợp, tín dụng cho người mua nhà để ở quá thấp thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến vấn đề hàng tồn kho tăng lên bởi các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản vay tiền để phát triển các dự án mới và sẽ có một lượng sản phẩm lớn được tung ra thị trường. 
 

Nếu lượng sản phẩm này không được tiêu thụ mạnh do người dân không đủ tiền do họ không tiếp cận được nguồn tín dụng thì sẽ dẫn đến lượng sản phẩm tồn kho tăng lên. Hay nói cách khác, khi lượng tín dụng cho vay tiêu dùng bất động sản thấp hơn lượng tín dụng cho các chủ đầu tư vay để phát triển dự án thì sẽ dẫn đến một sự bất cân đối, hàng tồn kho sẽ tăng lên do nhà không bán được.

a3-1711021689.jpg
 

-    Ông có đánh giá thế nào về việc tín dụng cho các chủ đầu tư vay với mục đích để đảo nợ? Ông đánh giá như thế nào về việc vay nợ mới để thanh toán nợ cũ? Điều này có rủi ro hay không, thưa ông?
 

TS Nguyễn Trí Hiếu: Tôi cho rằng đây là việc làm rất nguy hiểm!. Tôi không bao giờ đồng ý với việc các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản vay một khoản nợ mới để trả một khoản nợ cũ hay còn gọi là đảo nợ. Việc đảo nợ có thể là hợp lý với điều kiện như một nhà kinh doanh bất động sản vay nợ của ngân hàng và có thể tìm đến một ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn, điều kiện cho vay dễ hơn, thời gian cho vay dài hơn, … thì họ hoàn toàn có thể đến ngân hàng mới để vay và trả khoản nợ cũ. Đây cũng là việc đảo nợ nhưng có tính hợp lý bởi có những điều kiện đi vay dễ dàng hơn, không nguy hiểm.


Tuy nhiên, trong trường hợp khoản nợ cũ đang gặp khó khăn, các nhà kinh doanh bất động sản phải chạy sang ngân hàng khác để vay một số tiền để trả cho khoản nợ cũ. Đây thực chất chỉ là thay đổi từ một khoản nợ cũ, nợ xấu trở thành một món nợ mới mà không có nợ xấu. Điều này làm xóa sạch đi dấu vết của nợ xấu. Trong trường hợp này, việc đảo nợ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không hợp lý.

q1-1711021571.jpg
 

Hiện tượng cho các chủ đầu tư vay nhằm phát triển dự án mới chứ không phải vay để đảo nợ, người dân không có điều kiện để vay. Việc tồn kho hàng có sinh ra nợ xấu trong kinh doanh bất động sản hay không, thưa ông?
 

TS Nguyễn Trí Hiếu: Nếu các nhà kinh doanh bất động sản vay ngân hàng để đảo nợ xấu thì khoản nợ mới trước sau gì cũng trở thành nợ xấu vì tình hình kinh doanh không được cải thiện, họ chỉ đi vay để trả khoản nợ đến hạn thì khoản nợ mới khả năng cao cũng sẽ không được trả. Do đó, khoản nợ mới sẽ tiếp tục trở thành nợ xấu. Thậm chí, khoản nợ xấu mới còn nghiêm trọng hơn. Việc đảo nợ các món nợ xấu là điều nguy hiểm cho nền kinh tế.
 

Đến lúc nào đó, thực tế nợ xấu rất nhiều, trong khi trên sổ sách tất cả các khoản nợ mới là nợ nhóm 1. Những nhóm nợ xấu có thể ở nhóm 3-4-5 khi được đảo nợ sẽ thành nợ nhóm 1. Nó sẽ làm xóa vết nợ xấu làm tổng dư nợ của nền kinh tế sạch sẽ hơn. Điều này chúng ta sẽ tự lừa dối chúng ta mà thôi. Bởi dư nợ của chúng ta không sạch sẽ như chúng ta nhìn thấy và tất cả tỷ lệ về nợ xấu nếu cho phép đảo nợ xấu như thế thì tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống sẽ không có ý nghĩa nữa.

-    Vậy với người dân và doanh nghiệp, phương án đảo nợ nào sẽ là tối ưu cho họ cũng như an toàn cho nền kinh tế, thưa ông?
 

Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục có biện pháp ngăn cấm việc đảo nợ, vay khoản mới để trả đạy khoản nợ xẫu cũ mà khoản nợ cũ đã trở thành nợ xấu.
 

-    Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
 

tac-gia-1712633494.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

23 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

23 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

23 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

23 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

23 giờ trước