cover-1716864949.jpg
 
sapo-1716865021.jpg
 

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 

sub-1-1716865124.jpg
 

 

Thưa Giáo sư, nhắc đến câu chuyện chuyển đổi số, có lẽ khái niệm này khá rộng với thị trường bất động sản. Vậy theo Giáo sư, câu chuyện chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản chúng ta cần đi vào những vấn đề cốt lõi nào?
GS. Đặng Hùng Võ: Hồ sơ số của lĩnh vực bất động sản bản thân nó đã có từ khi chưa có yêu cầu về chuyển đổi số. Hồ sơ số bao gồm từ khi còn là ý tưởng, đến khi có thiết kế của dự án cho đến khi xây dựng. Tất cả tài liệu được số hóa để công tác thực thi được thuận lợi hơn, con người có thể tìm kiếm cũng như tổng hợp tài liệu dễ dàng, công tác quản lý cũng được chính xác hơn. 
Hơn nữa, khi được số hóa, các tài liệu số sẽ được quản lý theo thời gian thực và kết nối trực tuyến. Con người sẽ có thể khai thác các tài liệu số này bởi sẽ được kết nối thông tin theo thời gian thực, tương tác trực tiếp với thực tế ảo.
Từ định hướng chuyển đổi số, chúng ta có thể hình dung số hóa các tài liệu định tính sẽ phụ thuộc lớn vào việc xây dựng hạ tầng, phát triển tư duy số, doanh nghiệp số. Xa hơn là kinh tế số, xã hội số và quốc gia số. 
Vấn đề quan trọng lúc này là sự trung thực của dữ liệu. Cơ sở dữ liệu về đất đai, quy hoạch,… 

 

a1-1716889794.jpg
 


Quá trình chuyển đổi số ở các quốc gia, mỗi ngành nghề là khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản phức tạp hơn chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác. Tại sao vậy, thưa Giáo sư?
GS. Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng, khó khăn nhất vẫn là những góc khuất của thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản của chúng ta có đặc thù. Thứ nhất là gắn với quá trình đô thị hóa. Thứ hai là ngành giải quyết nhà ở, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thứ ba, chỉ cần bất động sản mất cân đối là ngay lập tức dẫn tới rủi ro gây tác động không tốt tới thị trường tài chính, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô. 
Bên cạnh đó, sự phát triển thị trường bất động sản luôn gắn với tiềm năng của đất đai và tài chính, trong đó có vấn đề vốn hóa đất đai. Từ đó, chúng ta có thể thấy, muốn xây dựng được hạ tầng số cho thị trường bất động sản thì phải kết nối, liên thông với hạ tầng số của đất đai và tài chính.
Và lúc này, chúng ta quay lại ý tôi vừa chia sẻ, đó là sự minh bạch của thị trường. Điều mà chúng ta vẫn có nhiều khúc mắc trong thời gian qua. 

 

a2-1716892347.jpg
 


Thưa Giáo sư, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản cần thời gian dài và lượng kinh phí lớn. Nhưng nếu chuyển đổi số thành công sẽ mang lại hiệu quả như thế nào trong phát triển thị trường bất động sản?
GS. Đặng Hùng Võ: Tại Việt Nam, hệ thống thông tin đất đai dạng số vẫn chưa được hình thành trên phạm vi cả nước. Hiện mới chỉ có một số tỉnh đã và đang hoàn thành như Đồng Nai, Đà Nẵng, Vĩnh Long,… Việc chuyển đổi số để lập mô hình số cả thị trường bất động sản theo tôi còn mất nhiều năm nữa. Đó là chưa kể, việc lập mô hình số theo thời gian thực thì còn lâu dài hơn nữa. 
Nếu chuyển đổi số bất động sản thành công, điều đầu tiên đó là mang lại sự minh bạch khi có thể tìm thông tin dễ dàng, chính xác hơn. Rộng hơn là sự minh bạch của thị trường được đảm bảo hoàn toàn. Bên cạnh đó, chuyển đổi số thành công cũng giúp chúng ta thay đổi cách thức giao dịch bất động sản, mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và người mua hàng. Cùng với đó là đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý nhà nước với thị trường bất động sản. Xa hơn, chúng ta sẽ đủ cơ sở để phát triển thị trường theo hướng xanh và thông minh. Tất cả các vấn đề này, nếu không chuyển đổi số thì ta không thể có được.

 

quote-1-1716869097.jpg
 


 

sub-2-1716865156.jpg
 


Thưa Giáo sư, bối cảnh thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản tự xây dựng và thực thi chiến lược và mô hình kinh doanh cũng như nghiên cứu, tính toán tối ưu về đầu tư công nghệ, hạ tầng. Nhưng các doanh nghiệp chưa đủ “lực”, họ tìm đến các đơn vị proptech để hợp tác “đôi bên cùng có lợi”. Vậy trong trường hợp hợp tác, hai bên cần tối ưu hóa nguồn lực ra sao?
GS. Đặng Hùng Võ: Có thể nói, nếu proptech phát triển sẽ giúp đáp ứng 3 yếu tố cơ bản của thị trường bất động sản.
Thứ nhất là cung cấp thông tin. Việc truy cập dữ liệu sẽ nhanh và rẻ hơn, cùng với đó, công tác lưu trữ và khôi phục thông tin hoàn toàn trực tuyến nên cũng tiện lợi và hiệu quả hơn.
Thứ hai, hỗ trợ giao dịch. Việc thiết lập các nền tảng trực tuyến để tham khảo và cả giao dịch bất động sản từ thuê địa điểm làm việc, ký hợp đồng, mua bán nhà... 
Thứ ba, quản lý các quá trình được tối ưu thông qua trực quan giao diện quản lý, dịch vụ tiện ích, tối ưu hóa an ninh,...

 

a3-1716893565.jpg
 


Với các doanh nghiệp bất động sản truyền thống, sàn giao dịch bất động sản,… đủ mạnh, họ có thể tự xây dựng những phần mềm riêng để triển khai. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chưa đủ lực, họ hoàn toàn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp proptech để thực hiện các đầu việc trên một cách hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp proptech, bản thân các doanh nghiệp này sẽ mạnh về công nghệ hơn là kinh nghiệm trong thị trường bất động sản Việt Nam. Nên bản thân họ khi hợp tác với các doanh nghiệp bất động sản truyền thống sẽ hiểu về thị trường hơn, từ đó có những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng cũng như của thị trường.
Có thể thấy, về lâu dài, proptech ở nước ra có tiềm năng rất lớn do thị trường bất động sản lớn với số lượng đối tượng tham gia vào thị trường đông đảo từ khách hàng tổ chức, cá nhân, ở cả khâu giao dịch mua bán, cho thuê,… Nếu tận dụng được thì cả doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp proptech đều có lợi. 

 

quote-2-1716871220.jpg
 


Vậy, doanh nghiệp proptech ngoài yếu tố công nghệ, họ sẽ phải chú trọng hơn tới điều gì, thưa Giáo sư?
GS. Đặng Hùng Võ: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực proptech ở nước ta được biết đến với vai trò cung cấp các ứng dụng, nền tảng kinh tế cho thị trường bất động sản. Proptech thường được ứng dụng để quản lý sản phẩm, số hóa quy trình bán hàng, quản lý "rổ" hàng của chủ đầu tư, giao dịch, thanh toán… Tuy nhiên, xu hướng của thị trường bất động sản của chúng ta đó là xanh và thông minh. Cách tiếp cận của doanh nghiệp proptech lúc này cũng cần lưu ý và đi theo hai hướng đó. 
Tức là ngoài việc tích hợp hoặc sử dụng các công nghệ, phần mềm, nền tảng, web, app,… thì cũng cần có các giải pháp kỹ thuật số để đi theo xu hướng của thị trường bất động sản như tôi vừa chia sẻ.
Giải pháp nào để phát triển bất động sản theo xu hướng xanh và thông minh. Các thiết bị làm sao để tạo thuận lợi nhất cho con người. Để làm được điều này, cần có các nghiên cứu thật kỹ lưỡng và nắm bắt xu hướng của thị trường.
Yếu tố nữa đó là thị hiếu của bất động sản hiện nay là hướng tới sự tiện ích, thông minh cũng như vậy. Ứng dụng được thiết kế ra sao để thân thiện với người dùng, đúng với xu hướng phát triển của thị trường là điều vô cùng quan trọng.

 


Xử lý một lúc nhiều vấn đề như vậy, liệu có “quá sức” với các doanh nghiệp proptech không thưa giáo sư? Bởi quá trình số hóa, tiếp cận dữ liệu của các doanh nghiệp không hề dễ dàng. Theo ông, chúng ta cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ bất động sản?
GS. Đặng Hùng Võ: Thực tế hiện nay, các nền tảng có thể tồn tại và phát triển được và xa hơn là định giá lớn trên thị trường đều do có dữ liệu người dùng lớn. Proptech của chúng ta hầu như chưa có dữ liệu lớn như vậy. Khi đủ lớn thì doanh nghiệp proptech sẽ hướng tới trở thành một fintech trong lĩnh vực bất động sản. 
Nhưng để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp proptech cần đầu tư thật chỉn chu cho các dòng sản phẩm để làm sao cân bằng được giữa chất lượng của sản phẩm và thu phí dịch vụ.
Với các proptech dẫn đầu thị trường là do họ nắm trong tay dữ liệu lớn về thị trường bất động sản, từ đó là tiền đề để phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng bất động sản. Giờ đây sản phẩm không chỉ dừng lại ở sản phẩm, ứng dụng mà sẽ mở rộng ra mô hình tài chính bất động sản. Đây có thể là “mẫu thử” để các doanh nghiệp proptech học hỏi và cấu thành một thị trường sôi động hơn trong thời gian tới. 

 

a4-1716893971.jpg
 


Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhìn nhận, hành lang pháp lý của Việt Nam dành cho các mô hình mới như proptech vẫn chưa được hoàn thiện. Đơn cử là chúng ta chưa có quy định về chia sẻ thông tin, dữ liệu. Trong khi, dữ liệu là yếu tố then chốt với các sản phẩm, dịch vụ mới.
Hành lang pháp lý của Việt Nam dành cho các mô hình kinh doanh mới như proptech, fintech… còn chưa được hoàn thiện. Thí dụ vẫn chưa có các quy định về chia sẻ thông tin, dữ liệu (giữa các công ty công nghệ với các định chế tài chính, với cơ sở dữ liệu quốc gia…) trong khi các startup dựa trên nền tảng công nghệ dựa nhiều vào dữ liệu để có thể phát triển, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Vậy điều cần làm là chúng ta cần giải bài toán này để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tốt hơn. 

Xin cảm ơn Giáo sư!

tac-gia-1716865385.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

23 giờ trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước