meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai 

Thứ năm, 10/03/2022-09:03
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản Góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi). Đáng chú ý là kiến nghị bổ sung quy định bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà thông qua nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng" đối với các giao dịch kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã có những quy định về việc bảo lãnh ngân hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng khi mua bất động sản (gồm nhà, công trình xây dựng) hình thành trong tương lai. Cụ thể tại khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định "chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".


Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy.
Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy.

Theo đánh giá của HoREA, trong thực tế nhiều năm qua việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án bất động sản với khách hàng vẫn chưa đạt hiệu quả. Quyền lợi của người mua nhà hình thành trong tương lai chưa được đảm bảo. 

Bởi khách hàng thường là "bên yếu thế", đặc biệt các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư bất động sản nhỏ so với “bên có lợi thế” là chủ đầu tư dự án bất động sản lớn.

Tuy nhiên ông Lê Hoàng Châu cho rằng nếu Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định một biện pháp "bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng" thì đúng nhưng chưa đủ. Do đó, việc bổ sung thêm biện pháp "bảo hiểm rủi ro" là rất cần thiết.

Chủ tịch HoREA đã đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) theo hướng: "Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hoặc bán, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".

Ông Châu cũng cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 theo hướng công nhận "bảo hiểm rủi ro" là một trong các “biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".


Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Ảnh minh họa.
Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Ảnh minh họa.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng: "Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng, hoặc thực hiện bảo hiểm bắt buộc khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".

HoREA cho rằng việc bổ sung thêm biện pháp bảo hiểm rủi ro cho khách hàng mua, thuê mua nhà trong tương lai sẽ tăng thêm hàng rào phòng vệ cho người mua. Các biện pháp bảo hiểm rủi ro này do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức xã hội hóa. Điều này góp phần giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy. Đây là hình thức được nhiều người mua nhà lựa chọn. Bên cạnh những lợi ích hấp dẫn, hình thức mua nhà trên giấy này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người mua gặp phải các chủ đầu tư dự án bất động sản không uy tín. Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Nhiều người đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, khi tiến độ thi công các dự án kéo dài đến hàng chục năm mà vẫn chưa xong dù đã bỏ ra số tiền không nhỏ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

8 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

8 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

8 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước