Data Architect là gì? Những yêu cầu cụ thể của công việc này
BÀI LIÊN QUAN
Data center là gì? Những yếu tố tạo nên một trung tâm dữ liệu chất lượng caoDatabase management system (DBMS) là gì? Chức năng của DBMSData Engineer là gì? Những nhiệm vụ công việc và kỹ năng cần thiết của vị trí nàyData Architect là gì?
Data Architect hay kiến trúc sư dữ liệu là một nghề thuộc về lĩnh vực khoa học dữ liệu. Công việc chính của họ là thiết kế, xây dựng, triển khai và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu cho các công ty, cộng đồng, xã hội…
Họ làm việc cùng đội ngũ của mình để từ đó có thể đáp ứng được những nhu cầu của nền tảng dữ liệu, xây dựng chúng từ những nguồn dữ liệu có sẵn và tạo nên các “blueprint” – một dạng bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra và duy trì những nền tảng đó.
Data Architect còn có thể thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý các thông tin dữ liệu cả ở cấp độ vĩ mô cũng như ở cấp độ vi mô. Một số các công cụ quan trọng được các kiến trúc sư dữ liệu sử dụng là XML, Hive, SQL, Spark và Pig.
Chỉ riêng với đối một đơn vị công ty, doanh nghiệp, dữ liệu cũng có thể được đến từ rất nhiều những nguồn dữ liệu khác nhau: từ những báo cáo tài chính, các dữ liệu thông tin từ các chiến dịch PR marketing, dữ liệu của người tiêu dùng, khách hàng, các nhân viên…
Các kiến trúc sư dữ liệu làm việc trực tiếp với bộ phận điều hành dữ liệu cũng như Data Analyst để đảm bảo rằng họ có thể dễ dàng sử dụng và tiếp cận đến các thông tin dữ liệu, cùng nhau thực hiện việc quản lý để từ đó tạo nên nền tảng dữ liệu thông tin cho các doanh nghiệp, công ty.
Nền tảng đó sẽ phải đáp ứng được nhiều yếu tố khác nhau như là tính ứng dụng, khả năng lưu trữ dữ liệu, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, công ty, tính nhất quán và giải pháp cụ thể trong những trường hợp gặp vấn đề trục trặc hay bị kẻ xấu tấn công.
Thu nhập trung bình của một Data Architect
Theo báo cáo của Cục thống kê về Lao động của Mỹ (the Bureau of Labor Statistics), những người làm công việc liên quan đến phân tích hệ thống máy tính, bao gồm cả Data Architect có mức thu nhập cao và khá ổn định trong ngưỡng khoảng $77,740/năm. Theo đó, mỗi giờ làm việc của kiến trúc sư dữ liệu tương đương với $37,38.
Tại Việt Nam hiện nay tuy đây là một ngành nghề mới, nhưng cũng đã có một số lượng kiến trúc sư dữ liệu Data Architect nhất định. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, nguồn lực ấy vẫn là không đủ để đáp ứng cho những công ty start-up, các đơn vị doanh nghiệp và cả chính phủ. Không có nhiều người thực sự hiểu được Data Architect là gì, thậm chí là rất mơ hồ với cả những bạn trẻ đang tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Đây thực sự là “thời điểm vàng” cho các bạn trẻ muốn tham gia vào việc trải nghiệm và định hướng đi theo con đường kiến trúc sư dữ liệu Data Architect. Công việc này hiện được rất nhiều bạn trẻ học công nghệ thông tin săn đón, mức lương hấp dẫn nhiều người mong muốn và tỉ lệ cạnh tranh tương đối cao là những yếu tố hấp dẫn khiến cho các bạn quyết định lựa chọn phát triển mình ở vị trí của một nhân viên Data Architect.
Yêu cầu học vấn của một kiến trúc sư dữ liệu Data Architect
Những bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, ngành công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu Data Science đều có đủ điều kiện để gia nhập vào cộng đồng kiến trúc sư dữ liệu Data Architect. Những đơn vị doanh nghiệp hay các tổ chức có quy mô lớn cần những người đã sở hữu bằng Thạc sĩ hoặc có rất nhiều kinh nghiệm, các bằng cấp chứng chỉ tương đương. Trong đó, các kiến trúc sư dữ liệu Data Architect cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định về các loại ngôn ngữ dữ liệu, ít nhất là SQL.
Yêu cầu về kỹ năng của một người Data Architect
Về công việc, chắc chắn các kiến trúc sư dữ liệu Data Architect phải có những kỹ năng phân tích nghiên cứu được nhiều dạng dữ liệu, các thông tin và chuyển đổi nó trở thành các bản kỹ thuật có thể xem và sử dụng được. Chi tiết cụ thể hơn về công việc của một nhân viên Data Architect sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động, mục đích sử dụng thông tin dữ liệu của các đơn vị tổ chức, cơ quan đó.
Ngoài ra công việc của một kiến trúc sư dữ liệu Data Architect chỉ đơn thuần là một người “thợ xây” chỉ làm việc với thiết bị máy móc, dữ liệu mà còn cần phải có những kỹ năng mềm khác.
- Kỹ năng giao tiếp: Data Architect có thể được xếp thành 1 nhóm trong một đội ngũ, cộng tác cùng các bộ phận liên quan khác như điều phối, phân tích và quản lý. Vì vậy, để công việc vận hành đúng đắn, Data Architect nên có kỹ năng giao tiếp tốt, mạch lạc và cụ thể về những dự án của mình.
- Chú trọng đến từng chi tiết đơn giản: Dữ liệu càng phức tạp, đa dạng bao nhiêu thì nền tảng tập trung nó cũng sẽ càng chồng chéo bấy nhiêu. Chỉ một lỗi nhỏ xảy ra cũng có thể gây ra rất nhiều những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Khi làm việc ở trong một hệ thống lớn, người kiến trúc sư dữ liệu Data Architect nên tự trang bị cho mình sự cẩn trọng, chú ý đến các chi tiết nhỏ và tỉ mỉ ở trong từng khâu.
- Kỹ năng suy luận: Data architect có lẽ là một trong những đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin phải tiếp xúc với code nhiều nhất. Họ sẽ biến dữ liệu thô trở thành các tập hợp, định dạng đúng chuẩn để từ đó có thể phân tích chúng một cách cụ thể nhất. Quá trình này không thể thiếu được code và những thuật toán vô cùng phức tạp mà chỉ có Data architect mới có thể hiểu được.
- Kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh: Hệ thống dữ liệu đình trệ, tắc nghẽn là điều mà không ai mong muốn. Dù một mắt xích gặp trục trặc vấn đề rất nhỏ đi nữa, người kiến trúc sư dữ liệu Data Architect cần phải nhanh chóng giải quyết để hệ thống vận hành thông suốt, giảm thiểu nguy cơ bị kẻ xấu tấn công hay các trục trặc, “tai nạn” khác.
Giải đáp được khái niệm Data Architect là gì cũng là một cách giúp cho các bạn trẻ có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề còn mới mẻ này. Tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, cũng như định hướng về nghề nghiệp tương lai trong ngành khoa học dữ liệu sẽ giúp các bạn trẻ có được góc nhìn rộng, đa chiều hơn, sớm tìm ra một con đường sự nghiệp, mục tiêu mà mình muốn đạt được. Data Architect là một ngành rất hấp dẫn nhưng còn nhiều mới mẻ, thách thức và có nhiều cơ hội dành cho những người yêu thích, nghiên cứu nó.