Công ty kinh doanh bất động sản cần sống sót qua tái cấu trúc bằng mọi giá
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư lưu ý đến bất động sản Nghệ An trong thời gian tớiPhân tích thị trường bất động sản phía Nam: Loạt tín hiệu khởi sắc cuối nămBất động sản gặp khó, hàng loạt môi giới “chật vật” kiếm kế sinh nhaiTheo Báo Lao động, Báo cáo Nghiên cứu về Chính sách tài khóa và Tiền tệ 2023 của Viện Nghiên cứu thị trường bất động sản (VIRES) cho thấy các công ty kinh doanh bất động sản hiện không nên quá chờ đợi tín dụng ngân hàng, chờ được nới room hay tăng room bởi lượng tín dụng đổ vào bất động sản đang khá cao và vẫn nằm trong xu hướng tăng.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp chưa chắc đã tiếp cận được kể cả có room riêng cho bất động sản do không đáp ứng được những điều kiện cho vay từ phía ngân hàng.
Trong khi, theo VIRES, sẽ có rủi ro hệ thống rất lớn nếu bất động sản vẫn tiếp tục trông mong vào tín dụng hỗ trợ. Bởi lẽ, khi bất động sản bể nợ sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng.
Đối với thị trường bất động sản, trái phiếu là nguồn vốn quan trọng nhất. Cần nguồn vốn trung và dài hạn, thị trường cần phải trông chờ vào trái phiếu mà không phải vốn ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay không có cách nào khác, phải giảm bớt sự phụ thuộc của ngành địa ốc vào ngân hàng, có như vậy thì mới phân tác được rủi ro.
Về dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển thị trường trái phiếu minh bạch, lành mạnh và bền vững để các doanh nghiệp có không gian rộng hơn khi huy động vốn. Đối với việc điều hành chính sách pháp luật, cần tránh việc quá nới lỏng để tạo ra một thị trường đầy kẽ hở và các doanh nghiệp đua nhau phát hành, song đến khi xảy ra rủi ro lại bất ngờ phanh gấp, khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần nhanh chóng đi vào quy củ, hoạt động dựa trên sự dẫn dắt của pháp luật và có sự giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, khơi thông nguồn vốn từ kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là rất cấp thiết với công ty kinh doanh bất động sản, đặc biệt là trong tình trạng khó khăn như hiện nay. Do đó, phải kết hợp các giải pháp đồng bộ từ tạo vốn mồi tới tháo gỡ pháp lý cho các dự án. Không một khách hàng nào muốn mua dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa có đủ pháp lý.
Mặt khác, doanh nghiệp được tháo gỡ pháp lý, nhưng kiệt sức và không có vốn mồi thì cũng không thể triển khai dự án, không có dự án thì không thể tạo nên dòng tiền từ khách hàng. Trong khi, doanh nghiệp cũng có khả năng rơi vào vòng xoáy nợ nần dù có nguồn vốn ban đầu nhưng thị trường kém thanh khoản, không bán được hàng thì dự án chậm tiến độ và đội vốn.
Theo các chuyên gia của VIRES nhận định, để có thể tiến tới thời kỳ tăng trưởng và phát triển bền vững thì công ty kinh doanh bất động sản cần phải trải qua giai đoạn tái cấu trúc bằng mọi giá, trong đó có cả việc cắt lỗ để tái cấu trúc nợ, làm sạch hồ sơ tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trái phiếu cũng như nguồn vốn từ tiền đặt trước của khách hàng.
Ngoài ra, các nhà phát triển dự án cũng cần tái cơ cấu sản phẩm đầu tư, không thể chỉ mãi chạy theo phân khúc cao cấp và một sự phồn vinh không có thật mà phải xác định theo đuổi phân khúc giá sao cho phù hợp với thu nhập của người dùng, ngoài ra khai thác thực tế nhu cầu của số đông mà không phải mục đích đầu cơ của một nhóm nhỏ, khiến thị trường bị xáo trộn.
Dẫu vậy, đơn vị nghiên cứu này kỳ vọng thị trường địa ốc sẽ có bước đi vững chắc, phát triển lành mạnh, chuyên nghiệp và bền vững hơn trong tương lai, trong đó mọi dòng chảy đều được khơi thông.
Theo dõi Meeyland để có thêm các thông tin mới nhất về thị trường bất động sản!