Bất động sản gặp khó, hàng loạt môi giới “chật vật” kiếm kế sinh nhai
Khó khăn, môi giới bất động sản chuyển nghề làm tài xế công nghệ
Anh Cao Văn Thịnh (27 tuổi) ở Đồng Tháp mới nghỉ việc được 6 tháng nói rằng: “Mình vừa chuyển sang làm nghề tài xế công nghệ. Thời điểm trước đó, anh đã làm môi giới bất động sản cho một công ty ở quận 3 - TP. Hồ Chí Minh”.
Cũng theo lời anh Thịnh, bản thân đã gắn bó với công việc làm môi giới bất động sản đến nay đã được 4 năm. Vào thời điểm kinh tế thuận lợi và công ty ăn nên làm ra thì anh cũng có mức thu nhập khá. Vào đầu năm 2022, giám đốc kinh doanh công ty của anh đang làm (người này chính là lãnh đạo team môi giới) có ý định sẽ tách ra mở sàn giao dịch riêng cho nên anh Thịnh cùng với một số đồng nghiệp cũng đã đầu quân về đơn vị mới để tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển.
Mặc dù vậy thì công ty mới lập ra lúc không được thời điểm thiên thời địa lợi cho nên liên tiếp khó khăn ập đến. Và khủng hoảng kinh tế chung, thắt chặt tín dụng, vấn đề pháp lý đã khiến cho một đơn vị non trẻ không thể nào trụ vững được.
Trong thời gian đầu, công ty còn hợp tác phân phối nhà đất với một số đối tác tuy nhiên tiến độ ra hàng rất chậm. Có nhiều tháng ròng, các nhân viên trong team của anh Thịnh cố gắng tiếp cận khách hàng tuy nhiên không bán được sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp môi giới cũng đau đầu để giữ nhân sự có kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Sưu tầm |
Sau đó thì công ty dần lâm vào cảnh khó khăn, sản phẩm không bán được cho nên nhân viên môi giới không có hoa hồng. Cũng theo anh Thịnh, bản thân cũng cố gượng và đồng hành với ban lãnh đạo công ty để vượt qua giai đoạn khó khăn tuy nhiên lực bất tòng tâm. Cho đến tháng 3/2023, anh Thịnh đã xin nghỉ việc rồi chuyển sang làm tài xế công nghệ cho một hãng xe.
Anh Thịnh cho hay: “Mỗi ngày, tôi nhận trung bình 15 - 20 cuốc xe. Thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống và trả tiền thuê trọ. Mặc dù vậy thì làn sóng công nhân nhiều ngành nghề đã mất việc đổ xô chạy xe công nghệ khiến cho lượng tài xế tăng mạnh và cạnh tranh gay gắt. Chính vì thế, tôi đã phải cố gắng chạy thêm ban đêm để có thêm thu nhập”.
Còn với trường hợp khác, chị Mỹ Linh (26 tuổi) trước đây cũng từng làm môi giới bất động sản cho một sàn giao dịch ở quận 12. Tuy nhiên thì do công ty kinh doanh khó khăn, tiền lương cũng như hoa hồng ngưng trả thậm chí là tinh giản bớt nhân viên đã khiến cho chị phải chủ động làm nghề mới.
Chị Linh nói rằng: “Hiện tại thì tôi đang học kỹ thuật nối mi và làm móng. Tôi nhận thấy đây là nghề có lượng khách hàng ổn định và nhu cầu càng cao trong cuộc sống hiện đại. Dù vậy thì vì đang trong thời gian học việc cho nên tôi buộc phải nhờ bố mẹ hỗ trợ, trợ cấp mỗi tháng. Khi tay nghề thành thạo thì tôi đã dự định tích lũy vốn rồi về quê mở tiệm spa”.
Ở TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận, trong thời gian gần đây làn sóng môi giới bất động sản nghỉ việc trở nên ồ ạt. Có nhiều công ty, sàn giao dịch có đến hơn 50% nhân viên đã chuyển sang công việc mới. Nguồn ảnh: Sưu tầm |
Các doanh nghiệp bất động sản cũng “đau đầu” vì nhân sự
Được hỏi có ý định quay về nghề cũ làm không, anh Thịnh cũng như chị Linh đều mong muốn sẽ quay lại bởi thu nhập nghề môi giới lúc thời điểm kinh tế thuận lợi vẫn rất hấp dẫn. Mặc dù vậy thì để thị trường quay về thời điểm hái ra vàng như xưa thì vẫn còn đang xa vời.
Theo anh Thịnh, khách hàng bây giờ càng ngày càng khó tính. Nếu như để tìm kiếm và thuyết phục được một khách xuống tiền mua sản phẩm còn khó hơn mò kim đáy bể. Có nhiều anh chị đồng nghiệp của anh vẫn đang bám trụ với nghề cũ thì ngày nào cũng phải ra sức gọi điện thoại, thuyết phục khách tuy nhiên có mấy ai bán được hàng.
Ghi nhận cho thấy, môi giới bất động sản chính là nghề chịu ảnh hưởng rất nặng nề ở trong giai đoạn nền kinh tế đi xuống và thị trường “đóng băng” trong thời gian qua.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản ở TP. Thủ Đức nói rằng, trong thời gian 2 năm gần đây, thị trường tê liệt và nguồn cung sụt giảm, tín dụng thắt chặt đã khiến cho doanh nghiệp rơi vào cảnh không có hàng để bán, nếu như có hàng cũng chẳng thể bán được. Chính vì thế mà công ty đành phải tinh giản bộ máy, cắt giảm bớt đi nhân viên,.... chỉ giữ lại các vị trí chủ chốt như là trưởng nhóm sale và kế toán trưởng,...
Người này nói rằng: “Ở thời điểm trước, nguồn hàng nhiều thị trường còn sôi động thì buộc phải tuyển sale, nhân viên môi giới và sau đó đào tạo họ để biết cách bán hàng cũng như tiếp cận khách hàng. Lượng giao dịch dồi dào thì các nhân viên môi giới có thể kiếm thêm được hoa hồng đủ cao để cho họ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, có những lúc 190 - 15 sale bán chung một lô đất, không có khách thì tất cả để gặp khó khăn”.
Nhiều môi giới bất động sản loay hoay tìm kiếm khách hàng trong giai đoạn thị trường có nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: Sưu tầm |
Cũng tương tự, lãnh đạo công ty địa ốc có trụ sở ở quận Gò Vấp - TP. Hồ Chí Minh thở dài khi nhắc đến lực lượng môi giới của mình. Người này nói rằng: “Chúng tôi có từ 3 công ty môi giới trở lên, liên kết với nhau và bán lại các dự án đất nền của chủ đầu tư. Và trong năm 2022, có hơn 3 sàn có khoảng 700 - 800 nhân viên kinh doanh môi giới, tuy nhiên thị trường khó khăn dần dần và các nhân viên đều nghỉ hết”.
Vị này cho biết: “Không chỉ các nhân viên môi giới mà ngay cả doanh nghiệp cũng phải đau đầu khi mà môi giới nghỉ việc, tìm việc mới. Ở công ty, mỗi một nhân viên đều được đào tạo bài bản, họ làm lâu năm thì sẽ có cho mình được lượng danh sách khách hàng rất đông, có sự chọn lọc. Và khi những nhân viên chuyển hướng đi mới thì sau này rất khó mời họ lại được. Chúng tôi cũng phải gồng gánh tìm nguồn hàng để bán, trả tiền hoa hồng để có thể giữ chân những người có thâm niên như trưởng phòng, phó phòng,...”.
Cũng theo thông tin ghi nhận, các công ty vẫn gồng gánh trả lương cho nhân viên môi giới nhưng với mức lương cơ bản, phụ cấp rất thấp thì không thể nào duy trì được cuộc sống, trong khi đó lại có nhiều chi phí phải chi trả. Theo đó, có nhiều nhân viên môi giới đã kháo nhau chấp nhận bỏ nghề, chuyển hướng đi mới ở thời điểm trên và sẽ quay trở lại khi mà thị trường bất động sản có dấu hiệu tích cực trở lại.
Và theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện tượng sụt giảm số lượng môi giới bất động sản đã trở thành làn sóng càn quét trên quy mô rộng khắp các địa phương ở trên cả nước. Và số lượng môi giới hoạt động cũng chỉ còn có khoảng 30 - 40% so với thời điểm cuối năm 2022. Song song với đó, các chuyên gia dự báo nền kinh tế thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục khó khăn, chỉ khoảng 43% doanh nghiệp trụ lại được hết hết năm 2023.
Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Chí Thanh nói rằng, phần lớn môi giới nghỉ việc ở thời điểm này đều là những người trẻ, tay ngang vào nghề, chạy theo đám đông và không có tích lũy tài chính. Cũng có những môi giới lâu năm trong nghề, có tích lũy tài chính vẫn có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này và chờ thị trường hồi phục trở lại.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho hay: “Doanh nghiệp phát triển bất động sản đang trong tình trạng khó khăn nhiều mặt. Có không ít doanh nghiệp đã phải dừng và hoãn nhiều dự án đang triển khai, thậm chí là sa thải bớt nhân viên”.
Ông Đính cũng đưa ra lời khuyên đối với những người làm môi giới bất động sản vẫn còn muốn gắn bó với nghề nên chuyển sang phân khúc khác có tính thanh khoản tốt hơn như là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ở thực ở những nơi đông dân cư. Tuy nhiên thì với tình hình hiện tại thì không nên đặt kỳ vọng quá cao vào thanh khoản thị trường.