Công bố danh mục bộ dữ liệu phục vụ AI trong quý II/2023
BÀI LIÊN QUAN
ChatGPT làm nóng cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu và những bước đi đầu tiên của Việt NamNhững điều cần biết về công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT: Liệu có thể thay thế cho huấn luyện viên thể dục và bác sĩ trong tương lai?Đặc điểm ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt NamTheo VnEconomy, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị trực tuyến giao ban quản lý nhà nước tháng 2/2023 vừa mới được tổ chức, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình đủ điều kiện hiện nay là 74,71% tăng 4,36% so với tháng 1/2023 (đã có 15 bộ, ngành và 55 tỉnh/thành phố công bố và gửi danh mục dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ toàn trình) và hướng đến mục tiêu năm 2023 là 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ toàn trình.
Số bộ ngành, địa phương đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử 2.0 là 19/22 bộ ngành và 63/63 tỉnh/thành phố xây dựng, cập nhật kiến trúc 2.0. Về nghị quyết, chương trình chuyển đổi số hiện mới chỉ có 4/22 bộ ngành và 62/63 địa phương ban hành (còn tỉnh Phú Yên). Trong khi đó đã có 100% bộ ngành và địa phương kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số; ban hàng kế hoạch/ đề án về chuyển đổi số.
Trong quý I, đặt mục tiêu tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt hơn 11 triệu giao dịch tương ứng với khoảng 12,95% so với mục tiêu của cả năm 2023 (đạt tối thiểu 860 triệu giao dịch qua NDXP), được biết tổng số từ khi khai trương đến nay là hơn 1,276 tỷ giao dịch. 63/63 tỉnh/thành phố đã thành lập 71.836 Tổ Công nghệ số cộng đồng và 333.896 thành viên tham gia Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn, phố. Đã có 48/63 tỉnh/thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.
Về Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs), Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ công nghệ số cộng đồng và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số. Nền tảng được khai trương từ đầu tháng 4/2022, tính đến 21/2/2023 đã có hơn 17,5 triệu lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về lĩnh vực Kinh tế số, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình là 732.163 doanh nghiệp, tăng trưởng 3,9% so với tháng 01/2023; số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình là 90.088 doanh nghiệp, tăng trưởng 13,7% so với tháng 01/2023.
Về xã hội số, tính từ đầu năm đến hết tháng 1/2023, Việt Nam đã có khoảng hơn 310 triệu lượt tải mới trên thiết bị di động, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19% so với tháng trước.
Trong báo cáo nêu rõ ước tính đến hết tháng 2/2023, doanh thu công nghiệp CNTT đạt 239.992 tỷ đồng, tăng trưởng 10,43% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt khoảng 8,2 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 01/2023, đạt tỷ lệ 0,71 doanh nghiệp/1.000 dân…
Bộ Thông tin và Truyền thông hiện tại có tổng số thủ tục hành chính là 262 thủ tục; số dịch vụ công là 274 và tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ trực tuyến 31%. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống văn bản điều hành và hệ thống dịch vụ công và một cửa điện tử.
Nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2023 cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ là xây dựng và công bố danh mục các bộ dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI) để huy động các doanh nghiệp, cộng đồng nghiên cứu, đóng góp; Chỉ đạo xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia.