meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu Hòa Phát sa sút, ông Trần Đình Long không còn là tỷ phú USD

Thứ năm, 10/11/2022-16:11
Thị giá cổ phiếu của Hòa Phát liên tục giảm sâu đã khiến tài sản ròng của Chủ tịch Trần Đình Long xuống còn 963,1 triệu USD, trong khi thời điểm đầu năm là 3,2 tỷ USD.

Nhịp Sống Thị Trường dẫn lại số liệu thời gian thực của Forbes cho thấy, tài sản ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát trong sáng ngày 10/11 đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD, hiện tại chỉ còn 963,1 triệu USD. Với kết quả này, ông Trần Đình Long không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD thế giới, giảm liền lúc 1.503 bậc xuống vị trí thứ 2.454 người giàu nhất thế giới.

Điều đáng nói, trong năm 2021 và đầu năm 2022, ông Trần Đình Long từng là người giàu thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của Vingroup. Như vậy, chỉ trong vòng gần 8 tháng kể từ ngày 11/3 - cũng chính là thời điểm mà Forbes chốt số liệu tài sản dựa trên giá cổ phiếu cùng với tỷ giá hối đoái - tài sản của “vua thép” Việt đã bốc hơi hơn 2,2 tỷ USD, con số này tương đương mức giảm ròng lên đến 70%. 


Điều đáng nói, trong năm 2021 và đầu năm 2022, ông Trần Đình Long từng là người giàu thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của Vingroup
Điều đáng nói, trong năm 2021 và đầu năm 2022, ông Trần Đình Long từng là người giàu thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của Vingroup

Đáng chú ý, đây là lần thứ hai tài sản của ông Trần Đình Long giảm xuống dưới 1 tỷ USD. Chủ tịch Hòa Phát từng có một khoảng thời gian ngắn (trong 9 tháng) ghi nhận khối tài sản ròng vượt mức 1 tỷ USD vào năm 2018 trước khi bị “out” khỏi danh sách này. 

Biến động tài sản của ông Trần Đình Long chủ yếu gắn liền với giá trị cổ phiếu HPG của Hòa Phát ở trên thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn từ ngày 11/3 đến ngày 9/11, cổ phiếu HPG đã giảm từ 47.600 đồng/đơn vị xuống chỉ còn 13.000 đồng, con số này tương đương với mức giảm ròng là 73%. Trong phiên giao dịch mới nhất - ngày 10/11 - cổ phiếu của ông lớn ngành thép Việt tiếp tục ghi nhận mức giảm hơn 6%, đồng thời lùi xuống mức 12.200 đồng/đơn vị. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, HPG đã mất 65% giá trị, trong khi vốn hóa lao dốc từ khoảng 206.000 tỷ đồng (thuộc top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HoSE) xuống chỉ còn hơn 71.000 tỷ.

Là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, gia đình của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long chính là nhóm phải chịu thiệt hại nặng nề nhất. Thời điểm hiện tại, ông Long vẫn đang là cổ đông lớn nhất của Hòa Phát và nắm giữ hơn 1,51 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương với 26,08% vốn. Hiện nay, ông Long cùng với vợ và người thân có liên quan đến khoảng 2,03 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương với gần 35% vốn nhà sản xuất thép này.

Được biết, giá cổ phiếu HPG liên tục lao dốc trong thời gian qua trong bối cảnh ngành thép Việt đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong quý 3 vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp thép, bao gồm cả Hòa Phát đều ghi nhận mức thua lỗ kỷ lục. Những nhân tố chủ yếu khiến Hòa Phát thua lỗ trong quý vừa qua chính là giá tiêu thụ thành phẩm giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng thêm chi phí lãi vay cùng với lỗ chênh lệch tỷ giá nhảy vọt. 


Số liệu thời gian thực của Forbes cho thấy, tài sản ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát trong sáng ngày 10/11 đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD, hiện tại chỉ còn 963,1 triệu USD
Số liệu thời gian thực của Forbes cho thấy, tài sản ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát trong sáng ngày 10/11 đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD, hiện tại chỉ còn 963,1 triệu USD

Bước sang tháng 10 cũng chính là tháng đầu tiên của quý 4/2022, Hòa Phát đã sản xuất được 567.000 tấn thép thô, so với cùng kỳ năm trước đã giảm đến 19%. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) cũng giảm 425 và đạt 492.000 tấn. 

Thực tế trước đó, ông Trần Đình Long cũng từng đưa ra cảnh báo về diễn biến vô cùng phức tạp của ngành thép trong khoảng thời gian cuối năm. Và mới đây, vào ngày 4/11 một công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát là Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã thông báo tạm dừng hai lò cao tại Khu liên hợp Dung Quất cùng với hai lò cao tại Khu liên hợp Hải Dương vì thị trường khó khăn. Đến đầu tháng 12, có khả năng Hòa Phát sẽ tạm dừng thêm một lò cao nữa tại Khu liên hợp Dung Quất.

Các tỷ phú Việt đã “bốc hơi” 9,2 tỷ USD

Bên cạnh ông Trần Đình Long, nhóm 7 tỷ phú Việt Nam từng góp mặt trong danh sách của Forbes hồi đầu năm bao gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Novagroup Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Theo Zing News, cập nhật mới nhất cho thấy, ông Phạm Nhật Vượng vẫn đang là tỷ phú số 1 Việt Nam khi số lượng tài sản ròng lên đến 3,9 tỷ USD. Tuy nhiên, so với thời điểm ngày 11/3, tài sản của người đứng đầu Vingroup đã giảm 2,3 tỷ USD, khiến thứ hạng trên thế giới cũng đã giảm 284 bậc, từ vị trí 411 xuống vị trí 695. 


Riêng tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình là ít biến động nhất, từ 1,6 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD trong vòng 8 tháng qua
Riêng tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình là ít biến động nhất, từ 1,6 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD trong vòng 8 tháng qua

Trong số 7 tỷ phú USD của Việt Nam ông Bùi Thành Nhơn là cái tên mới xuất hiện trong danh sách. Trong giai đoạn từ 11/3-9/11, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn đã giảm từ 2,9 tỷ USD xuống còn 1,1 tỷ USD. Từ ngày 3/11-9/11, cổ phiếu NVL của Novaland đã ghi nhận 5 phiên giảm sàn liên tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của vị tỷ phú này. Trong thời gian tới, nhiều khả năng ông Nhơn sẽ rời khỏi danh sách tỷ phú USD trong bối cảnh cổ phiếu tiếp tục giảm xuống. 

Trong thời gian qua, quy mô tài sản của các tỷ phú USD khác ở Việt Nam cũng đã giảm mạnh. Ví dụ, tài sản ròng bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã giảm từ 3,1 tỷ USD xuống còn 2 tỷ USD; tài sản của ông Hồ Hùng Anh giảm từ 2,3 tỷ USD xuống còn 1,4 tỷ USD trong khi tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã giảm từ 1,9 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD.

Riêng tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình là ít biến động nhất, từ 1,6 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD trong vòng 8 tháng qua.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước