Hòa Phát đưa ra quyết định “mang tính sống còn” - Dừng 4 lò cao
BÀI LIÊN QUAN
Ngành thép diễn biến như thế nào sau câu nói kinh điển "ngu gì không làm thép" của ông Lê Phước Vũ?Nhiều ông lớn ngành thép thế giới cũng ngập trong nước mắt vì doanh thu lao dốcLoạt doanh nghiệp ngành thép vừa trải qua một quý thua đậmThông báo mới từ Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho thấy tập đoàn sẽ dừng hoạt động 4 lò cao kể từ tháng 11 này, gồm 2 lò cao tại Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương.
Bên cạnh việc dừng 4 lò cao, Hòa Phát cũng sẽ dừng sản xuất 1 lò cao khác tại Dung Quất vào tháng 12. Như vậy nghĩa là Hòa Phát Dung Quất sẽ dừng 3 lò cao từ nay đến cuối năm.
Văn bản viết: “Chúng tôi sẽ đưa ra thông báo chính thức ngay thời điểm chúng tôi chắc chắn dừng lò cao lần 3”.
Cổ phiếu Hoà Phát bị bán tháo mạnh: Hơn 81 triệu cp được sang tay sau một phiên
Cổ phiếu Hòa Phát tiếp tục rớt mạnh cho thấy đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cụ thể, giá cổ phiếu đã lao dốc xuống mức 15.000 đồng/ cp và thanh khoản lập kỷ lục mới với hơn 81 triệu cổ phiếu được sang tay chỉ trong 1 phiên.SSI Research: Hòa Phát sẽ lãi trở lại ngay trong quý 4/2022
Theo dự báo của SSI Research, lợi nhuận ròng của Hòa Phát trong năm 2023 dự kiến sẽ nhích nhẹ thêm 3,3 % so với năm nay và đạt mức 12.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong thời gian tới những tác động của hàng tồn kho với chi phí cao có thể sẽ giảm dần, giá thép cũng giảm cùng với nhu cầu suy yếu có thể khiến tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ cho đến nửa đầu năm sau.Cách nào hiện thực hoá phát triển công trình xanh tại Việt Nam?
Các công trình xanh tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào giữa những năm 2000. Tuy nhiên, toàn quốc chỉ có khoảng 233 công trình được nhận chứng chỉ xanh cho đến nay.Tập đoàn đề cập đến lý do dừng lò là nhằm đảm bảo việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính sống còn của doanh nghiệp trong khi thị trường đang gặp nhiều trở ngại.
Tồn kho của các doanh nghiệp thép hiện vẫn ở mức khá cao, dù thị trường đang gặp khó khăn. Bởi vậy có thể thấy, tập trung giải phóng hàng tồn bằng cách giảm công suất là một cách làm hợp lý. Hàng tồn kho của Hoà Phát vào cuối quý 2 năm nay tăng vọt lên 57.600 tỷ đồng trước khi giảm còn 44.000 tỷ đồng vào cuối quý 3.
Hòa Phát lỗ tới 1.800 tỷ đồng vào quý 3 năm nay và đây cũng là cái tên chứng kiến lỗ lớn nhất trong toàn ngành thép. Sau khi đạt đỉnh vào quý 4 năm 2021, đại gia thép này liên tục chứng kiến doanh thu lao dốc.
Hoà Phát lý giải rằng vì nhu cầu thép giảm ở cả trong nước và quốc tế nên tập đoàn ghi nhận kết quả kinh doanh như trên. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu cũng tăng cao hơn so với thời điểm bình thường. Hoạt động của công ty cũng chịu những tác động tiêu cực từ việc tỷ giá, lãi suất tăng mạnh và tín dụng bị thắt chặt.
Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng chứng kiến sản lượng bán hàng xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm 2021 khi giảm 42% so với tháng 10 năm ngoái và đạt 492 nghìn tấn.
Trong số đó, thép cuộn cán nóng (HRC) tăng 30%, đạt 267.000 tấn, còn thép xây dựng bằng 45% so với cùng kỳ khi đạt gần 210.000 tấn.
Theo Hoà Phát, tập đoàn sẽ điều chỉnh sản xuất và bán hàng linh hoạt tùy theo biến động của thị trường trong thời gian tới. Trong đó tập trung quản trị hàng tồn kho và chi phí vận hành hiệu quả hơn.
Về cơ bản, không chỉ riêng Hòa Phát mà cũng có những nhà sản xuất khác đang chật vật giảm công suất để tập trung giải phóng hàng tồn kho.
Công ty CP Thép Pomina (mã: POM) trước đó đưa ra thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23 tháng 9 và chấm dứt hợp đồng với một số người lao động.
Công ty TNHH Thép Miền Nam - VNSTEEL cũng có động thái tương tự trong ngày 25/10 khi gửi thông báo đến cán bộ nhân viên về việc tổ chức ngừng sản xuất luân phiên theo kế hoạch từ tháng 10 đến tháng 12.