meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyện thật như đùa: Nộp đơn phá sản, giá cổ phiếu một tập đoàn mỹ phẩm bất ngờ tăng giá 4 lần chỉ sau vài ngày

Thứ ba, 05/07/2022-23:07
Kết quả kinh doanh kém cỏi, thua lỗ trong nhiều năm đã khiến cho Revlon buộc phải nộp đơn phá sản. Tuy nhiên, giá cổ phiếu Revlon tăng đột biến chỉ sau vài ngày sau khi nộp đơn đã khiến nhiều người bất ngờ. 

Đối với nhiều nhà đầu tư, câu chuyện về cổ phiếu Gamestop diễn ra vào năm 2021 đã trở thành một ký ức không thể nào quên. Một công ty có kết quả kinh doanh kém cỏi, nhiều năm thua lỗ, đang bên bờ vực phá sản bỗng giá cổ phiếu tăng đột biến nhờ vào nỗ lực của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư muốn đứng lên chống lại các quỹ vốn đang thu lời từ Gamestop. 

Cuối cùng, dù kết quả vẫn là thất bại, thế nhưng họ cũng đã phần nào cho thấy được sự phản kháng đối với những quỹ đầu tư “kền kền”. Năm 2022, kịch bản đối với cổ phiếu Gamestop dường như đang lặp lại với một công ty mới đệ đơn phá sản khác mang tên Revlon.

Quá trình phát triển của Revlon

Revlon được biết đến là một tập đoàn mỹ phẩm lâu đời tại Mỹ. Trụ sở của hãng được đặt tại thành phố New York, sản phẩm của Revlon được bày bán tại 150 quốc gia trên toàn cầu trong đó có Nhật Bản, Pháp, Hong Kong và Singapore. Đầu năm 1996, Revlon chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán New York với mức giá 24 USD cho một cổ phiếu.


Nhờ vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thu mua lại công nghệ của nhiều công ty khác nhau trong ngày, tổng doanh thu năm 1979 của Revlon đã đạt con số vô cùng khủng, lên tới 1,7 tỷ USD
Nhờ vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thu mua lại công nghệ của nhiều công ty khác nhau trong ngày, tổng doanh thu năm 1979 của Revlon đã đạt con số vô cùng khủng, lên tới 1,7 tỷ USD

Khi mới ra đời, Revlon kinh doanh thông qua việc bày bán các sản phẩm làm móng, bao gồm các loại sơn móng tay với nhiều màu sắc độc đáo, thu về nhiều kết quả ấn tượng. Từ nền tảng vững chãi này, Revlon bắt đầu chuyển hướng sang những loại sản phẩm khác như: Son, nước hoa, các loại kem chăm sóc da…

Những sản phẩm này của Revlon cũng nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công. Năm 1995, các nhà lãnh đạo của hãng bắt đầu cho các sản phẩm Revlon vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ. Nhờ vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thu mua lại công nghệ của nhiều công ty khác nhau trong ngày, tổng doanh thu năm 1979 của Revlon đã đạt con số vô cùng khủng, lên tới 1,7 tỷ USD. Thời điểm đó, Revlon là một trong số ít những công ty hạn chế sử dụng động vật để thử nghiệm thuốc và mỹ phẩm. 

Năm 1985, Revlon được bán cho Pantry Group với giá khoảng 2,7 tỷ USD, thế nhưng khoản tiền được sử dụng để mua Revlon chủ yếu đến từ đi vay. Điều này khiến cho công ty phải gánh khoản nợ lên tới 2,9 tỷ USD. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Revlon sụp đổ sau này. 

Sau khi mua lại, Tập đoàn Pantry đã tiến hành tái cơ cấu lại công ty, sau đó đổi tên thành Revlon Group, tiếp tục chú trọng phát triển những mảng mỹ phẩm là thế mạnh của mình. Để tăng độ phủ sóng, công ty đã chi tiền hợp tác với nhiều ngôi sao nổi tiếng như: Halle Berry, Emma Stone…, đồng thời tham gia tài trợ cho các chương trình thiện. Bất chấp nhiều nỗ lực, kết quả kinh doanh của Revlon vẫn ngày càng kém đi. Chủ yếu các sản phẩm của họ không chủ chất lượng để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Năm 2011 và 2012, khoản lãi của Revlon tương đối khiêm tốn khi so với doanh thu, lần lượt đạt mức 36,4 và 46,5 triệu USD. Đáng chú ý, Trung Quốc thời điểm đó là thị trường màu mỡ của Revlon nhưng doanh số ở đây chỉ chiếm khoảng 2% doanh thu thuần của công ty.


Việc không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất những sản phẩm chăm sóc da đã khiến Revlon vuột mất nhiều kệ hàng trong các cửa hàng tại Mỹ vào tay đối thủ
Việc không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất những sản phẩm chăm sóc da đã khiến Revlon vuột mất nhiều kệ hàng trong các cửa hàng tại Mỹ vào tay đối thủ

Do đó, đến năm 2013, Revlon quyết định rút khỏi thị trường Trung Quốc để cắt giảm chi phí. Điều đáng nói, những sản phẩm mới của Revlon không đủ hấp dẫn với người tiêu dùng trẻ; thậm chí mọi người còn đánh giá những thương hiệu mới nổi như Fenty Beauty (Rihanna) hay Kylie Cosmetics (Kylie Jenner) cao hơn cả Revlon. Chính vì thế, công ty dần đánh mất thị phần và không thể cạnh tranh được với các công ty đối thủ. 

Năm 2016, Revlon tiếp tục bỏ ra 870 triệu USD để mua lại hãng mỹ phẩm và nước hoa Elizabeth Arden – nhà quản lý các thương hiệu bao gồm nước hoa Britney Spears và nước hoa Christina Aguilera nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh từ người nổi tiếng.

Đại dịch Covid-19 tiếp tục gia tăng gánh nặng cho Revlon, khiến cho hàng loạt cửa hàng buộc phải đóng cửa để thực hiện lệnh cách ly. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng bị đứt gãy cũng khiến cho những sản phẩm của công ty không thể đến được tay của người tiêu dùng quốc tế.

Năm ngoái, doanh số của Revlon ghi nhận mức giảm 22% so với năm 2017. Việc không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất những sản phẩm chăm sóc da đã khiến Revlon vuột mất nhiều kệ hàng trong các cửa hàng tại Mỹ vào tay đối thủ. Chưa kể, việc ngân hàng Citi chuyển nhầm 900 triệu USD dưới danh nghĩa của Revlon để trả nợ cho các chủ nợ (chỉ có 400 triệu USD được hoàn lại) càng khiến cho tình hình của công ty ngày càng bi đát.

Nộp đơn xin phá sản

Ngày 16/6 vừa qua, sau nhiều năm vật lộn với khoản nợ khổng lồ, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với sự tụt hậu so với các đối thủ, Revlon buộc lòng phải đệ đơn xin phá sản, dựa theo Chương 11 luật Phá sản của Hoa Kỳ. Thời điểm này, khoản nợ của họ đã rơi vào khoảng 3,3 tỷ USD. 

Cụ thể, hãng sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng Revlon đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án New York. Hồ sơ cho thấy, Revlon khẳng định mình là nạn nhân tiếp theo của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Chưa kể, nhiều nhà cung cấp yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt đã khiến công ty gặp ngày càng nhiều khó khăn.


Mọi người còn đánh giá những thương hiệu mới nổi như Fenty Beauty (Rihanna) hay Kylie Cosmetics (Kylie Jenner) cao hơn cả Revlon
Mọi người còn đánh giá những thương hiệu mới nổi như Fenty Beauty (Rihanna) hay Kylie Cosmetics (Kylie Jenner) cao hơn cả Revlon

Giám đốc tái cấu trúc Revlon - Robert Caruso viết trong đơn gửi tòa án rằng: “Ví dụ, một thỏi son Revlon phải cần từ 35 đến 40 nguyên liệu thô cùng với một số bộ phận cấu thành. Mỗi thành phần đều đóng một vai trò quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường. Sự thiếu hụt các thành phần cần thiết cùng với sự cạnh tranh để mua các nguyên liệu sẵn có là rất lớn”.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động và lạm phát cao cũng khiến cho hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi lao đao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Revlon phá sản. 

Giá cổ phiếu đẩy lên gấp 4 lần sau thông tin phá sản

Sau khi thông tin phá sản được đưa ra, cổ phiếu của Revlon chỉ đạt 1.95 USD/cổ phiếu, tức là đã mất đi khoảng 13% giá trị. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày cổ phiếu của công ty đã bật ngược trở lại, đến ngày 22/6 thì đạt mức 8 USD cho một cổ phiếu.

Thông tin từ Reuters cho biết, đã có khoảng 8,3 triệu USD của các nhà đầu tư cá nhân tham gia đẩy giá cổ phiếu Revlon lên gấp 4 lần sau khi thông tin phá sản của công ty được công bố. Tình trạng này cũng khiến cho các nhà đầu tư nhớ lại trường hợp của hai công ty là GameStop và AMC, trong đó giá cổ phiếu của Gamestop đã tăng giá tới gần 7 lần chỉ trong 1 tháng.


Ngày 16/6 vừa qua, sau nhiều năm vật lộn với khoản nợ khổng lồ, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với sự tụt hậu so với các đối thủ, Revlon buộc lòng phải đệ đơn xin phá sản
Ngày 16/6 vừa qua, sau nhiều năm vật lộn với khoản nợ khổng lồ, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với sự tụt hậu so với các đối thủ, Revlon buộc lòng phải đệ đơn xin phá sản

Có thể thấy, việc cổ phiếu của Revlon tăng giá sau khi đệ đơn phá sản là một điều bất thường. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm đã xảy ra trong quá khứ thì đây rõ ràng là một chiêu bài của nhiều nhà đầu tư cá nhân với những kẻ chuyên kiếm lời bằng cách bán khống. Theo thống kê của quỹ S3 Partners, những kẻ bán khống đã có khoản lỗ theo giá trị thị trường vào khoảng 15,3 triệu USD.

Thực tế, những cổ phiếu này sau một thời gian tăng giá ngắn ngủi sẽ trở về với giá trị thực của mình. Có thể nói, sau hàng loạt chiến lược kinh doanh sai lầm, khoản nợ khổng lồ cùng với chất lượng sản phẩm kém cỏi đã khiến Revlon thất bại. Sau một khoảng thời gian ngắn nữa, khi mà các nhà đầu tư cá nhân bắt đầu bán cổ phiếu của họ thì Revlon sẽ trở về thực tại. Đây là một điều đáng tiếc nhưng lại rất xứng đáng với nhà sản xuất mỹ phẩm có gần 100 năm tuổi đời này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

6 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

6 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước