meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia FiinGroup gợi ý 3 nhóm cổ phiếu có sức bật tốt trong năm 2023

Thứ sáu, 17/02/2023-15:02
Dựa trên đánh giá về triển vọng lợi nhuận năm 2023 cùng với diễn biến giá và định giá theo ngành, chuyên gia FiinGroup đưa ra 3 nhóm cổ phiếu sẽ có sức bật tốt trong năm 2023.

Định giá thị trường thấp nhưng chưa thực sự rẻ

Mới đây tại tọa đàm “Điểm sáng Đầu tư 2023 - FiinGroup Invest Summit", các chuyên gia đã đưa ra góc nhìn về cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhận diện về các cơ hội trên thị trường chứng khoán, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng khối Phân tích Chứng khoán thuộc FiinGroup dựa trên 3 yếu tố, cụ thể:

Thứ nhất là thanh khoản margin. Chỉ số VN-Index giảm khoảng 30% từ đỉnh, thanh khoản bình quân cũng giảm 60%. Nếu nhìn chuỗi 5 tháng gần đây thì thanh khoản đang thiết lập một mặt bằng cao hơn gấp 3-4 lần so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19.

Đây là điểm khá tích cực trong bối cảnh dư nợ margin giảm sâu (gần 80% lượng margin cấp trong năm 2021 đã được thu hồi), bên cạnh đó nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh (khoảng 47.000 tỷ từ đầu năm 2022 đến nay, tương đương một nửa giá trị mua ròng trong năm 2021). Đáng chú ý, mặc dù thanh khoản thấp nhưng khá chất lượng bởi nó không bị chi phối quá nhiều bởi tiền rẻ và vay nợ cao.

Thứ hai là định giá thị trường. Với các đợt giá cổ phiếu sụt giảm mạnh trong năm 2022, mặt bằng định giá toàn thị trường đã giảm. Tuy nhiên, mặt bằng định giá đã tăng đáng kể sau khi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 4 kém khả quan cũng như ảnh hưởng từ kỳ vọng lãi suất hạ nhiệt.

Dẫu vậy, mức P/E toàn thị trường hiện đang ở mức tương đối thấp (khoảng 11,8x) nhờ đóng góp lớn về lợi nhuận từ khối ngân hàng. Bởi, trong năm 2022 nhóm ngân hàng đóng góp hơn 45% tổng lợi nhuận toàn thị trường, trong khi năm 2021 chỉ đạt 35%. Trong khi đó, triển vọng lợi nhuận năm 2023 kém tích cực chưa được phản ánh vào giá ở một số nhóm ngành như Bất động sản (chủ yếu là Bất động sản nhà ở), Phân bón, Hóa chất, Thủy sản, May mặc.


 
 

"Theo tính toán, giả sử lợi nhuận năm 2023 của khối phi tài chính giảm 10% thì định giá tăng từ 15,6 lên 17,5 lần. Nếu lợi nhuận giảm 20% thì P/E có thể tăng đến 19,5 lần. Mức định giá này tương đương mức đầu năm 2022 khi VN-Index tạo đỉnh. Điều này có nghĩa mức định giá này thấp nhưng chưa thực sự rẻ", vị chuyên gia nêu quan điểm.

Ngoài ra, bà Đỗ Hồng Vân cũng nhấn mạnh rằng thị trường hiện tại đã xuất hiện nhiều cổ phiếu có định giá về vùng thấp hoặc hấp dẫn do chịu ảnh hưởng bởi xu hướng giảm chung, trong khi triển vọng lợi nhuận của một số nhóm ngành trong năm 2023 vẫn được đánh giá tích cực.

Cuối cùng là dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng hạ nhiệt. Theo chuyên gia, nhà đầu tư cần theo dõi xu hướng dòng tiền ngoại cũng như thận trọng với động thái giảm quy mô mua ròng tại các quỹ ETFs, đồng thời hạ tỷ trọng tiền mặt ở các quỹ chủ động (active funds).

Trong bối cảnh hiện tại, có 3 điểm tích cực là rủi ro đã phản ánh vào giá cổ phiếu, những rủi ro liên quan đến nội tại thị trường đã giảm đi đáng kể và thị trường năm 2023 khởi đầu ở mức định giá khá thấp. 

Dựa trên đánh giá về triển vọng lợi nhuận năm 2023 cùng với diễn biến giá và định giá theo ngành, chuyên gia đến từ FinnGroup đưa ra 3 nhóm cổ phiếu có sức bật tốt trong năm 2023.


 
 

Thứ nhất, nhóm Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Điện, Bất động sản khu công nghiệp. Đây đều là những ngành có tăng trưởng lợi nhuận dự kiến được duy trì trong năm 2023. Mặt khác, định giá của những nhóm ngành này cũng đã về vùng thấp trong lịch sử với giá chịu ảnh hưởng bởi xu hướng giảm chung của thị trường.

Nhóm thứ hai, Vật liệu xây dựng, Nước, Dược phẩm. Đây là những nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ có đột phá về tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. Triển vọng lợi nhuận tích cực sẽ hỗ trợ cải thiện định giá cổ phiếu cũng như tạo dư địa tăng về giá.

Thứ ba là nhóm Thép. Nhóm thép được dự báo có triển vọng lợi nhuận năm 2023 kém tích cực, song đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Tuy nhiên, vẫn cần thêm một số yếu tố hỗ trợ khác để giúp doanh nghiệp có sự đảo chiều về kết quả kinh doanh.

Dòng tiền ngoại có xu hướng hạ nhiệt, chứng khoán việt Nam sẽ ra sao?

Nhìn vào xu hướng hiện nay, khối ngoại đã có dấu hiệu mua ròng chậm lại sau giai đoạn gom "ồ ạt" trên diện rộng trong 2 tháng cuối năm 2022. Nhịp hồi mạnh từ giữa tháng 11/2022 đã nhanh chóng kéo P/E của VN-index tăng trở lại và không còn quá hấp dẫn như thời điểm xuống đáy 2 năm. Đồng thời, nhà đầu tư ngoại cũng dè dặt hơn trong các động thái mua gom.

Thị trường hiện không còn xuất hiện những phiên mua ròng nghìn tỷ, thậm chí các phiên khối ngoại gom trên 500 tỷ cũng ít dần. Thay vào đó, bắt đầu xuất hiện những phiên bán ròng nhiều hơn, đặc biệt sau khi số liệu lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết không mấy khả quan sau mùa báo cáo tài chính quý 4. Tăng trưởng lợi nhuận âm đã tiếp tục đẩy định giá của nhiều cổ phiếu tăng cao cũng như kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Một trong những động lực quan trọng hút dòng vốn ngoại là qua kênh ETF cũng cho thấy dấu hiệu hụt hơi. Việt Nam vẫn nằm trong số ít quốc gia hút ròng nhưng dòng vốn đổ vào tiếp tục giảm trong tuần trước, ở mức 9 triệu USD, đây là mức thấp nhất trong 4 tháng vừa qua. Dòng tiền vào Việt Nam chỉ tập trung vào X FTSE Việt Nam còn các ETFs khác gần như không nhận được lực cầu.


 
 

Trên thực tế, dòng vốn ETF vào Việt Nam đã có dấu hiệu suy yếu trong 2 tuần trở lại đây và không còn lan tỏa rộng giữa các ETFs chủ đạo. Ngay cả những thỏi nam châm hút vốn ngoại như Fubon FTSE ETF, DCVFM VNDiamond ETF cũng đều đã chững lại. Trong khi đó, sau giai đoạn bùng nổ trước đó, VNM ETF đã không hút được tiền kể từ đầu tháng 2. 

Trong ngắn hạn, xu hướng giảm giá là khá rõ ràng và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Dự báo, sự suy giảm sức mua và lãi suất sẽ khó có thể đảo chiều ít nhất cho đến hết nửa đầu năm 2023, qua đó tiếp tục tạo áp lực lên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý tới, đặc biệt trên nền so sánh cao cùng kỳ. Điều này có thể đẩy mức định giá kỳ vọng cao và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của thị trường.

Dù vậy, triển vọng trong dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được các quỹ ngoại đánh giá cao nhờ vĩ mô ổn định, câu chuyện nâng hạng thị trường ngày càng rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, việc dòng vốn ETF trở thành trend toàn cầu cũng góp phần thúc đẩy nhà đầu tư ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam mạnh mẽ hơn.

Có thể thấy, năm 2022 đã chứng kiến một làn sóng các quỹ ETF mới bao gồm cả nội và ngoại, xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những cái mới như DCVFM VNMidcap ETF, CSOP FTSE Vietnam 30 ETF, KIM GROWTH VNFINSELECT ETF, FCAP VNX50 ETF hay MAFM VNDIAMOND ETF được kỳ vọng sẽ khiến kênh ETF ngày càng trở nên sôi động.

Gần đây, trong một chia sẻ, ông Yun Hang Jin - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam đã dự báo sẽ có thêm nhiều ETF ngoại với mục tiêu đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới khi thị trường hiện thực hóa được mục tiêu nâng hạng. Còn với ETF nội địa, sự cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này chắc chắn rất khốc liệt thể hiện qua 2 khía cạnh: Một là năng lực phát triển chỉ số và vận hàng. Hai là năng lực huy động vốn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước