meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tàu cá gánh thêm hàng chục triệu chi phí do giá xăng dầu tăng, “than trời” vì sợ lỗ

Thứ hai, 07/03/2022-18:03
Nhiều chủ tàu đánh bắt cá rất lo lắng khi từ Tết Nguyên đán tới nay giá xăng dầu tăng cao, gần 1.500 đồng/lít khiến cho chi phí vận hành đội tàu bị đội lên thêm gần 50 triệu cho một chuyến ra khơi. Trong khi đó, giá thu mua hải sản không tăng.

Nhiều chủ tàu đánh bắt cá rất lo lắng khi từ Tết Nguyên đán tới nay giá xăng dầu tăng cao, gần 1.500 đồng/lít khiến cho chi phí vận hành đội tàu bị đội lên thêm gần 50 triệu cho một chuyến ra khơi. Trong khi đó, giá thu mua hải sản không tăng.

Giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua đã khiến cho chi phí cho một chuyến đi biển tăng cao điều này khiến cho các chủ tàu không khỏi “đau đầu”. Lo ngại thua lỗ khi đi biển, nhiều chủ tàu cá ở Đà Nẵng thậm chí không dám ra khơi. 

Ngày 1 tháng 3 vừa qua, giá xăng dầu trong nước một lần nữa điều chỉnh tăng. Riêng các loại dầu đã tăng thêm 500 đồng/lít, đưa giá dầu diesel lên mức 21.310 đồng/lít. Hiện tại giá xăng dầu trong nước đang cao nhất trong hơn 8 năm trở lại đây. Giá xăng dầu tăng đã khiến cho các chủ tàu hết sức hoang mang bởi chi phí vận hành bị đội lên quá cao, nếu ra khơi nhiều khả năng thua lỗ. 

Ông Phan Tiến Hải, một chủ tàu cá vừa cập cảng Thọ Quang sau hơn 2 tuần đi biển chia sẻ một chuyến đánh bắt cá dài ngày sẽ tiêu tốn khoảng tiêu tốn khoảng 4.000-5.000 lít dầu. Chi phí cho một chuyến đi biển trung bình khoảng 140 - 150 triệu đồng bao gồm dầu, đá lạnh, lương thực, thực phẩm…, riêng chi phí nhiên liệu chiếm đến 70%.


Giá xăng dầu tăng khiến các hoạt động của tàu cá bị ảnh hưởng 
Giá xăng dầu tăng khiến các hoạt động của tàu cá bị ảnh hưởng 

Trước đây một chuyến đi biển sau khi trừ chi phí, các chủ tàu có thể dự khoảng vài chục triệu. Tuy nhiên giá xăng dầu cao như hiện nay sẽ khiến mỗi chuyến ra khơi tốn kém tới vài trăm triệu đồng. Trong khi đó ngư trường đánh bắt ngày càng gặp nhiều khó khăn do sản lượng thấp, giá bán hải sản không cao, tiền bán không đủ bù chi phí. 

Ông Hải cho biết do chi phí cho một chuyến đi biển tăng quá cao nên sắp tới ông chỉ đánh bắt trong 7-8 ngày rồi về bờ chứ không tổ chức các chuyến đi dài ngày như trước. 

Anh Phạm Vũ Lợi, một chủ tàu cá khác ở Đà Nẵng cũng chia sẻ, bình thường một chuyến đi biển 20 ngày sẽ tiêu tốn khoảng 130 - 140 triệu đồng. Tuy nhiên thời gian gần đây do giá dầu tăng nên mỗi chuyến đi phải tốn đến 180-190 triệu đồng. Tuy nhiên giá hải sản thu mua không tăng nhiều. 

Theo anh Lợi, mặc dù các chủ tàu cá gặp nhiều khó khăn nhưng cũng không thể cho tàu ngừng hoạt động nằm bờ vì không đi biển cũng không biết làm gì. Điều mà các anh Lợi mong muốn là sản lượng mỗi chuyến đi cao để có dư tiền chia cho các bạn thuyền. 

Anh Lê Tú, chủ một tàu cá cho hay, tàu của anh từ trước đến nay chủ yếu hoạt động đánh bắt gần bờ, mỗi chuyến đi chỉ kéo dài 2 - 4 ngày nên số tiền lãi khá thấp, chỉ từ 3-4 triệu đồng. Nay giá dầu đội lên cao khiến anh gần như không thu được lãi. Hiện nay, giá của một số loại hải sản như cá chim, cua, bề bề có tăng thêm khoảng 20.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết nhưng mức tăng không đủ bù vào giá dầu. 

Anh Tú lo lắng chia sẻ không phải chuyến ra khơi nào cũng có lãi bởi có chuyến sản lượng đánh bắt rất thấp thậm chí không trúng mẻ còn có thể lỗ nặng. Với giá nhiên liệu tăng “chóng mặt” như hiện tại thì nhiều chủ tàu phải xem xét thời tiết thuận lợi mới dám ra khơi. Những ngày mưa gió, thời tiết không ủng hộ thì đành cho tàu nằm bờ. 

Ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang chia sẻ, sau Tết Nguyên đán là thời điểm rất thuận lợi để tàu cá ra khơi đánh bắt xa bờ, thu hoạch những mẻ cá lớn. Tuy nhiên năm nay do không khi lạnh tăng cường nên thiếu nguồn nhân lực đi biển khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ. Ngoài ra, việc giá xăng dầu tăng cao cũng khiến cho sức tiêu thu phần nào giảm sút, giá thu mua hải sản thấp nên các chủ tàu không mặn mà với việc ra khơi đánh bắt như thời điểm trước đó. Việc đánh bắt cá trong điều kiện giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngư dân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

8 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

8 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

8 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

8 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

8 giờ trước