meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cho vay ngang hàng - P2P Lending là gì? Những ưu, nhược điểm của mô hình P2P Lending

Chủ nhật, 25/02/2024-16:02
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, một phương thức cho vay trực tuyến mới đã xuất hiện đó chính là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending hay còn gọi là P2P Lending). Đây chính là hoạt động được thiết kế, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính. Cũng nhờ đó mà thủ tục, quy trình cho vay, giải ngân cũng được tối giản, tiết kiệm thời gian.

Giới thiệu về mô hình P2P Lending

P2P Lending chính là hình thức kết nối trực tiếp giữa người vay và người cho vay (nhà đầu tư) trên nền tảng trực tuyến mà không thông qua các bên trung gian tài chính. Nói cách khác thì P2P Lending là mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu tư với cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền gồm mô hình cho vay P2P đảm bảo (thế chấp), không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay.

Có một điểm khác biệt đó là việc thẩm định của mô hình P2P Lending sẽ được tiến hành hoàn toàn trực tuyến và nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên hệ thống có sẵn và dễ dàng theo dõi tình trạng các khoản vay, lợi nhuận của mình.


Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, một phương thức cho vay trực tuyến mới đã xuất hiện đó chính là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending hay còn gọi là P2P Lending). (Ảnh minh họa)
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, một phương thức cho vay trực tuyến mới đã xuất hiện đó chính là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending hay còn gọi là P2P Lending). (Ảnh minh họa)

Những ưu, nhược điểm của mô hình P2P Lending

Ưu điểm của mô hình P2P Lending

Mô hình P2P Lending sẽ có những ưu điểm nhất định, cụ thể như:

Đầu tiên thì bên vay sẽ tiếp cận được nguồn vốn trực tiếp, đặc biệt là với những món vay nhỏ, ngắn hạn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn chính thức; đáp ứng được nhu cầu vay nhanh hơn do thủ tục, quy trình đơn giản hơn so với vay tiêu dùng thông thường; Phí và lãi suất có thể thấp hơn so với vay tiêu dùng thông thường qua trung gian bởi tiếp cận trực tiếp, sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để tiết kiệm chi phí; có thêm lựa chọn về kênh huy động vốn.

Thứ hai đó là đối với nhà đầu tư (bên cho vay), mô hình này cung cấp một kênh đầu tư nhằm góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, lợi tức khá hấp dẫn (lãi suất thường sẽ cao hơn gửi tiết kiệm hoặc đầu tư trái phiếu thông thường).


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thứ ba là đối với công ty P2P Lending thì đây là một lĩnh vực hoạt động mới, khai thác nền tảng công nghệ đã có, đem lại nguồn thu và đa dạng hóa hoạt động, tăng việc làm cho nhân viên.

Thứ tư, P2P Lending giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khó tiếp cận vốn từ các kênh huy động vốn truyền thống như là vay vốn từ ngân hàng, phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường vốn.... Lý do là bởi đối tượng này thường có năng lực tài chính thấp, chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh dài hạn, nhu cầu vay vốn nhỏ và ngắn hạn và dễ bị ảnh hưởng bởi các đối tác, thiếu tài sản đảm bảo... Ngoài ra, mục đích của loại hình cho vay này thường tập trung cho vay các món nhỏ thế chấp (mua nhà, mua ô tô...), tái cho vay thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp nhỏ - siêu nhỏ, cho vay khởi nghiệp.

Nhược điểm của mô hình P2P Lending

Cùng với những ưu điểm thì P2P Lending cũng đem đến một số rủi ro như:

Khi P2P Lending không phải tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động, quy định về giám sát, kiểm soát một cách chặt chẽ như đối với các tổ chức tín dụng hay công ty quản lý đầu tư thì trách nhiệm ràng buộc giữa công ty P2P Lending và nhà đầu tư là khá hạn chế, dẫn đến tranh chấp có thể xảy ra hoăc khi xảy ra rủi ro, các bên liên quan không chịu trách nhiệm, không được giải quyết đền bù như thường lệ.

Nhà đầu tư sẽ chịu nhiều rủi ro hơn so với bên vay, bởi vì ở nhiều quốc gia, bên vay vẫn được hưởng các quyền lợi theo quy định về bảo vệ người đi vay như là các quy định về lãi suất, quyền được cung cấp thông tin... trong khi nhà đầu tư lại không được hưởng các quyền lợi liên quan đến bảo vệ người gửi tiền như ở trong hệ thống ngân hàng. Trong khi đó thì vẫn phải chịu các rủi ro về tín dụng, thanh khoản, pháp lý... Hơn thế, nhà đầu tư chịu thêm nhiều rủi ro đạo đức xảy ra khi bên vay không trả được nợ (do khách quan hay cố ý, dù có thể được bù đắp một phần từ công ty P2P Lending); và/hoặc công ty P2P Lending dùng tiền đầu tư sai mục đích, quản lý kém hoặc là phá sản (do khách quan/cố ý)... dẫn đến khả năng mất vốn.


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Những biến tướng của hình thức cho vay này như là công ty P2P Lending áp dụng lãi suất, phí cao ngất ngưởng bất chấp khả năng trả nợ của bên vay; hoặc bên vay trốn tránh trả nợ dẫn đến bên cho vay hoặc công ty P2P Lending dùng mọi biện pháp kể cả thuê xã hội đen đòi nợ... dẫn đến diễn biến phức tạp, hệ lụy kinh tế, xã hội khó lường.

Rủi ro về mặt pháp lý cũng có thể xảy ra khi mà khung pháp lý chưa đầy đủ và có thể bị thay đổi một cách nhanh chóng, dẫn đến rủi ro cho cả phía doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ sẽ dẫn đến việc thiếu căn cứ để giải quyết khi xảy ra rủi ro, tranh chấp... có thể dẫn đến chậm phát triển các dịch vụ P2P Lending, không đáp ứng được kịp cho nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên thì mô hình P2P Lending đang dần trở thành trào lưu trong giới đầu tư tài chính khi mà Chính phủ đang dần cởi mở hơn với hình thức này. Và người dân cũng sẽ có cơ hội tiếp cận dịch vụ vay tiền và đầu tư sinh lời một cách thuận tiện, hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ bắt nhịp xu thế toàn cầu./.

Meey Finance là nền tảng tài chính số chuyên biệt cho bất động sản phát triển bởi Meey Group. Meey Finance giúp người dùng an tâm giao dịch BĐS một cách dễ dàng với hệ thống thẩm định và tư vấn thông minh dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Trong đó, tính năng thẩm định cung cấp các báo cáo thẩm định bất động sản chuyên sâu với sự kết hợp của công nghệ AI và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia thẩm định trong lĩnh vực ngân hàng: đảm bảo pháp lý, đảm bảo quy hoạch, đảm bảo vị trí và đảm bảo giá trị.

Không chỉ vậy, Meey Finance còn liên kết với các ngân hàng nhằm đem lại cho người dùng những dịch vụ tài chính toàn diện cùng trải nghiệm hoàn toàn mới trong giao dịch, đầu tư, thu xếp tài chính bất động sản chỉ trên một ứng dụng duy nhất.

•   Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Meey Finance
•   Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
•   Hotline: 02488896886/ 02488896688/ 18002216
•   Email: cs@meeyfinance.com
•   Website: https://meeyfinance.com/

 

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Ông Donal Trump ra mắt dự án tiền điện tử mới

Các "ông lớn" công nghệ thế giới đã phải xuống nước thế nào để có được GPU hàng đầu của Nvidia?

Cuộc cách mạng số của xây dựng 4.0 tại EU

Mỹ đang tăng áp lực buộc Hàn Quốc tham gia lệnh hạn chế chip công nghệ cao với Trung Quốc?

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau

YouTube ra mắt tính năng mới, giúp phụ huynh kiểm soát hoạt động của con trên nền tảng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

19 giờ trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

1 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước