Chi phí đầu vào "càn quét" lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi bị "bào mòn"
BÀI LIÊN QUAN
Hộ chăn nuôi miền Tây càng nuôi càng lỗ vì giá thức ănNhu cầu dùng gạo làm thức ăn chăn nuôi tăng cao tại châu Á, mối lo ngại về nguồn cung cạn kiệtBầu Đức "miệt mài" với nghiệp chăn nuôi, những "đứa con" của ông cũng “ghi dấu ấn” đặc biệt trên thương trườngGiá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 76 triệu USD trong 3 tháng đầu năm
Theo Người đồng hành, trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2022 đàn lợn tiếp tục đà hồi phục. Dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát và đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2022, tổng đàn lợn tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong quý 1 ước đạt 1 triệu tấn, so với cùng kỳ tăng 4,3% và đạt 24% kế hoạch của cả năm 2022. Tính đến thời điểm cuối tháng 3, đàn gia cầm của cả nước tăng khoảng 2,4% so với cùng kỳ, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý 1 ước đạt 507.300 tấn, tăng 5,3% và đạt 25% kế hoạch cả năm.
Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 76 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 22,4%. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 27 triệu USD, tăng 4,8% và thịt, phụ phẩm dạng thịt, phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 24 triệu USD, giảm 9,4%.
Quý 1/2022, Dabaco báo lãi chưa đến 10 tỷ đồng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
So với cùng kỳ, doanh thu thuần quý 1/2022 của Dabaco tăng 13,4%, đạt 2.805,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,6 tỷ đồng.Hộ chăn nuôi miền Tây càng nuôi càng lỗ vì giá thức ăn
Thức ăn tăng giá kỷ lục từ đầu năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhiều hộ dân chăn nuôi miền Tây khi gặp khó trong việc hoàn vốn và tái đàn.Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất chăn nuôi cả nước trong quý đầu năm thực hiện trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, giá nguyên vật liệu đầu vào đang ở mức cao, giá thức ăn chăn nuôi cũng có biến động mạnh, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Thêm vào đó là giá xăng, dầu cũng liên tục tăng đã gây áp lực đến các hoạt động sản xuất chăn nuôi trên cả nước. Tính đến cuối quý 1/2022, giá thịt lợn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước nhưng lại tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. VNDirect cho hay, xung đột Nga - Ukraine đã tác động tiêu cực đến ngành thức ăn chăn nuôi do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mì đều tăng mạnh. Hai quốc gia trên lần lượt xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng kim ngạch thương mại mặt hàng này. Ngoài ra, Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 2, chiếm 22% tổng kim ngạch trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm đầu tháng 4/2022, giá ngô xuất khẩu tại Cảng Cái Lân - Quảng Ninh đạt mức 9.200 – 9.500 đồng/kg, so với thời điểm cuối năm 2021 tăng 20 - 25% và so với cùng kỳ năm trước tăng 50%. Giá đậu tương nhập khẩu bình quân trong quý đầu năm cũng đạt 637,6 USD/tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 18%. Giá lúa mì nhập khẩu trong quý 1 cũng ghi nhận tăng 36% đạt mức bình quân 363,3 USD/tấn. Trước áp lực tăng giá thức ăn chăn nuôi, giá lợn hơi cũng ghi nhận mức tăng giá nhưng không đáng kể. Thị trường lợn hơi trên cả nước trong tháng 3 giao động khoảng 52.000 đồng/kg đến 57.000 đồng/kg, so với hồi đầu năm tăng 11 - 14%. Giá thịt gà mua tại trại cũng ghi nhận giảm 11%. Nếu như so với cùng kỳ năm 2021 thì giá thịt lợn hơi giảm từ 23 - 27%, giá thịt gà tăng 19%.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi báo cáo lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ
Đứng trước diễn biến này, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã báo cáo lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí là thu lỗ. Cụ thể, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) đã công bố doanh thu quý đầu năm tăng nhẹ 13,3% lên 2.806 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn đã khiến cho lợi nhuận gộp giảm 60% xuống 254 tỷ đồng. Còn các chi phí khác biến động không lớn, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 8,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 2,3%. Đây được xem là mức lợi nhuận thấp nhất tính từ quý 2/2019 của doanh nghiệp này. Đưa ra lời lý giải, Dabaco cho biết diễn biến phức tạp của cuộc chiến Nga- Ukraine đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào như ngô, lúa mì,... cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Và việc đứt gãy chuỗi cung ứng cũng rất khó khăn, cản trở từ dịch bệnh đã khiến cho chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi đó giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng.
Song song với đó là nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cũng công bố doanh thu mảng nông nghiệp đạt 1.628 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 27%. Tập đoàn cũng ghi nhận lỗ sau thuế gần 56 tỷ đồng trong khi đó quý 1/2021 mảng nông nghiệp đã đem về 392 tỷ đồng. Còn đối với Masan MEATLife (UPCoM: MML), do tách mảng thức ăn chăn nuôi nên doanh thu trong quý 1 đã giảm mạnh từ 4.704 tỷ đồng xuống 931 tỷ đồng. Dù thế thì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ gấp đôi lên 274 tỷ đồng nhờ hoạt động tài chính. Nếu như xét riêng mảng kinh doanh thịt thì doanh thu trong quý đầu năm ghi nhận giảm nhẹ 5,4% do giá bán thịt lợn giảm khoảng 25%, doanh thu thịt gà có thương hiệu 3F Việt đạt 373 tỷ đồng, tăng 31,4% nhờ khối lượng bán ra tăng 16,5% và giá tăng 13,8%.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, khấu hao ( EBITDA) của Masan MEATLife ghi nhận âm 28 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ năm 2021 lại tương 498 tỷ đồng. Ban lãnh đạo của Masan MEATLife đưa ra đánh giá, diễn biến thịt lợn đã tiến vào vùng ổn định trong quý 1/2022 và kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng vào cuối năm do tác động của lạm phát. Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu cải thiện EBITDA, mở rộng mảng kinh doanh qua đó phát triển nguồn cung bền vững từ đó nâng cao được công suất sử dụng, đưa sản phẩm vào hệ thống WinCommerce đồng thời cũng đa dạng hóa danh mục thịt chế biến. Trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá thịt lợn hơi tại các vùng trên cả nước có xu hướng tăng trở lại do việc mở cửa trở lại các nhà hàng, trường học, nhà máy,... từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trong khi nguồn cung giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Giá gà và trứng gà cũng ghi nhận tăng do nhu cầu tiêu dùng dần hồi phục trở lại.