Chân dung Viễn Cần Sơn - người đứng đầu Tập đoàn Dayun: Từ người bán xe máy dạo đến ông chủ đế chế vận tải hơn 18 tỷ NDT
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Daniel Niederer - "Cha đẻ" thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ SevenFriday: Hãy sống tràn ngập năng lượng và niềm vui như mỗi ngày đều là thứ SáuDoanh nhân Tôn Thạnh Nghĩa - CEO Tôn Văn: Tài sản quý giá nhất là khả năng ứng biến và sáng tạoDoanh nhân Đặng Thanh Định - Nhà sáng lập kiêm CEO Nerman: Tỷ lệ khách hàng quay lại là vấn đề thiết yếu chứ không phải chỉ bán hàng một lần là xongTheo đó, khi nhắc đến thương hiệu Dayun thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc xe tải hạng nặng. Tuy nhiên, đối với nhiều người thuộc thế hệ trung niên ở Trung Quốc thì ký ức sâu sắc của Dayun lại chính là những chiếc xe máy.
Viễn Cần Sơn chính là người đứng đầu của Tập đoàn Dayun và là một trong số ít những doanh nhân trong ngành công nghiệp xe máy đã chuyển mình thành công.
Được biết, Viễn Cần Sơn sinh năm 1968 là con út trong một gia đình nghèo ở vùng quê Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Sinh ra và lớn lên ở trong khó nhọc, cậu bé này đã dường như bị ám ảnh bởi việc kiếm tiền. Vậy nên, khi còn đi học cậu đã thường xuyên ngủ gật ở trong lớp, không có động lực học hành gì. Dù sao thì làm ruộng cũng không cần đến kỹ năng giải phương trình bậc hai.
Vị doanh nhân biến dạng cột sống cùng hành trình trở thành "vua chăn điện" tại Trung Quốc: Tuổi 73 vẫn điều hành cả tập đoàn, sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ đồng
Tháng 12/2020, Tập đoàn Rainbow của Lưu Dung Phúc chính thức lên sàn chứng khoán Thâm Quyến và trở thành cổ phiếu chăn điện đầu tiên. Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng).Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Quan Nghị Hồng: Khởi nghiệp từ cửa hàng mì cay nhỏ đến đế chế lớn mạnh với 300 nhà hàng
Được biết, từ cửa hàng đầu tiên năm 1995 với vỏn vẹn 57m2 thì Quan Nghị Hồng cũng đã có thể phát triển thương hiệu Jiumaojiu trở thành đế chế lớn mạnh với hơn 300 cửa hàng với 5 thương hiệu lớn chỉ nhờ vào việc nắm bắt được điều này.Dù vậy thì Viễn Cần Sơn lại không muốn làm ruộng, không phải vì sợ mà vì ông nghĩ rằng làm ruộng kiếm được ít tiền quá. Chính vì thế mà sau khi hoàn thành xong chương trình giáo dục bắt buộc thì cậu thiếu niên kiên quyết ra ngoài để làm ăn. Không có bất kể một kỹ năng hay là mối quan hệ nào, Viễn Cần Sơn khởi nghiệp bằng nghề bán lại lương thực nhưng công việc vất vả cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.
Vào mùa xuân năm 1986, anh em họ của Viễn Cần Sơn đang làm việc ở bên ngoài đã lái xe máy về quê ăn tết. Cũng trong thời điểm đó, một chiếc xe máy mới ở Vận Thành có giá là từ 4.000 - 5.000 tệ và đủ nuôi sống ông hơn 20 năm. Vậy là chàng trai họ Viễn đã quyết định không ở quê nhà nữa mà ra ngoài làm việc. Chính ông lúc đó cũng không thể ngờ rằng số phận của mình lại có thể thay đổi mạnh mẽ.
Một chuyến đi làm nên sự nghiệp
Được biết, 20 năm sau cải cách và mở cửa ở Trung Quốc chính là thời kỳ hoàng kim của các doanh nhân nhỏ. Theo đó, hầu hết các ông trùm kinh doanh thế hệ đầu tiên của Trung Quốc cũng đều khởi nghiệp ở trong thời đại này. Họ đa phần sẽ đều có trải nghiệm tương tự như Viễn Cần Sơn đó là sinh ra trong nghèo khó, trình độ học vấn thấp cũng như bắt đầu là những người lao động tay chân.
Cũng trong thời bấy giờ, khởi nghiệp không đòi hỏi trình độ học vấn cao mà chỉ cần có tầm nhìn cũng như dũng khí thì bạn sẽ có cơ hội làm giàu. Thế hệ của Viễn Cần Sơn cũng có lẽ là thế hệ doanh nhân hạnh phúc nhất. Một năm sau khi rời khỏi quê nhà thì ông đã tự tin đặt cho bản thân mục tiêu mà dân nông thôn ngày đó không bao giờ nghĩ đến đó chính là lấy được hộ khẩu thành thị và có nhà, có ô tô trong thời gian 10 năm.
Đến năm 1987, Viễn Cần Sơn lúc đó 19 tuổi đã quyết định vay 3.000 NDT và đi đến Quảng Châu để bắt đầu công việc kinh doanh. Chân ướt chân ráo rời quê, không hề có kỹ năng cũng chẳng có quan hệ, cậu thanh niên có thể chịu được khó khăn và khát khao đổi đời. Và sau khi lang thang quang Quảng Châu vài ngày thì Viễn Cần Sơn đã phát hiện ra một chiếc xe máy Jialing 70 được bán với giá là 2.000 NDT.
Tại quê hương Vận Thành, kể cả những chiếc xe máy cũ cũng đắt hơn thế nhiều lần. Viễn Cần Sơn cảm thấy cơ hội đã đến nên đã mua chiếc xe máy đó và định bán lại ở Vận Thành. Tuy nhiên thì chi phí vận chuyển quá cao nên anh đành phải tự lái xe máy về quê. Quãng đường liên tục trong 6 ngày 5 đêm không phải là vô ích, vào ngày thứ 3 sau khi đi xe máy về nhà đã có người đến hỏi mua.
Và chiếc xe máy cuối cùng cũng được bán với mức giá là 3.500 NDT, sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì Viễn Cần Sơn lãi 1.000 NDT. Số tiền này cũng đã bằng tổng thu nhập từ việc bán lại ngũ cốc của ông trong thời gian 5 năm. Điều này đã khiến cho ông cảm thấy vô cùng hào hứng và bắt đầu thường xuyên đi lại giữa Vận Thành và Quảng Châu. Cũng trong thời gian đó, Viễn Cần Sơn còn học được kiến thức về xe máy. Sau thời gian 4 năm kiên trì thì khi đã tích lũy được tài sản ban đầu, vào năm 23 tuổi ông đã mở cho mình một cửa hàng bán lẻ xe máy ở Vận Thành.
Cũng trong thời điểm đó, thương nhân bán xe máy ở Vận Thành không nhiều nên Viễn Cần Sơn đã thành công trở thành đại lý bán hàng của nhiều thương hiệu xe máy trong cũng như ngoài nước. Đến năm 1992, doanh thu của cửa hàng lên đến 20 triệu NDT còn lợi nhuận không dưới 2 triệu NDT một ngày. Cũng nhờ đó mà mục tiêu mua nhà và xe của cậu thiếu niên ngày nào cũng đã được thực hiện sớm trước thời gian 6 năm.
Cho đến năm 1997 thì Viễn Cần Sơn đã thành lập nên Tập đoàn Tongda chuyên kinh doanh xe máy với mức doanh thu hàng năm lên đến 2 tỷ NDT. Và nó cũng đã trở thành đại lý xe máy lớn nhất ở Sơn Tây và nổi tiếng trong ngành. Mặc dù vậy thì ông cũng không hề tự mãn về điều đó, với tầm nhìn xa của mình thì Viễn Cần Sơn đã nhanh chóng cảm nhận được nguy cơ trong việc kinh doanh đang diễn ra thuận lợi.
Cụ thể, vào những năm 1990, ngành công nghiệp xe máy của Trung Quốc cũng đã phát triển một cách nhanh chóng cũng như cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Viễn Cần Sơn cũng tin rằng nếu như không có sản phẩm thì có thêm kênh bán hàng cũng là vô ích nên ông đã quyết định dấn thân vào lĩnh vực sản xuất xe máy.
Và thực tế cũng rất phù hợp với dự đoán của Viễn Cần Sơn. Khi thế kỷ mới đến gần, có nhiều nhà sản xuất xe máy cũng đã bắt đầu cuộc chiến về giá, tỷ suất lợi nhuận của cả nhà sản xuất cũng như người bán đều có sự giảm mạnh. Đến năm 1998 thì toàn bộ ngành công nghiệp xe máy cũng đã phải đối mặt với một mùa đông lạnh giá, lợi nhuận của tập đoàn Tongda cũng đã giảm 40% và mong muốn có thể tự sản xuất xe máy của Viễn Cần Sơn càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Mặc dù vậy thì để có thể tự sản xuất xe máy thì Viễn Cần Sơn cần một cơ hội. Sau nhiều năm trì hoãn bởi không có năng lực sản xuất cũng như thiếu vốn thì Viễn Cần Sơn vẫn chưa thể thực hiện được mong muốn của mình. Vậy nhưng cuộc sống vẫn luôn đầy rẫy những bất ngờ, khi mà Viễn Cần Sơn vẫn đang lo lắng về việc làm thế nào để có thể gia nhập ngành sản xuất xe máy thì một công ty tên là Beiyi đã tiếp cận và muốn thuê ông làm quản lý.
Tiến hành chuyển đổi và phát triển xuyên biên giới
Vào năm 2004, thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đã bắt đầu cất cánh và Viễn Cần Sơn với khứu giác nhạy bén cũng đã tham gia vào bữa tiệc kéo dài hơn 10 năm này. Khi còn công tác ở Beiyi thì dù có bận rộn với công việc nhưng ông vẫn quyết đọc sách hai giờ mỗi ngày và đã thành công lấy được bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Tôn Trung Sơn.
Chính việc tích cực chuyển đổi cũng như chăm chỉ học hỏi cũng đã giúp cho Viễn Cần Sơn hoạt động kinh doanh tốt hơn cũng như quản lý bất động sản thành công vượt qua được những khó khăn, hỗ trợ cho ông có thể đạt được bước tiến trong sự nghiệp. Thị trường xe máy Trung Quốc từ rất lâu đã trải qua thời kỳ huy hoàng nhất và với việc các thành phố lớn ở đại lục áp dụng "quy định hạn chế xe máy" thì thị trường xe máy có xu hướng thu hẹp.
Trái ngược với thị trường ô tô đang ngày càng phát triển, nhận thấy được quy trình quản lý của cả hai bên có những nét tương đồng nên Viễn Cần Sơn đã bắt đầu triển khai lĩnh vực ô tô từ rất sớm. Vào năm 2004 thì khi đầu tư vào bất động sản, Viễn Cần Sơn đã đầu tư 2 tỷ NDT để thành lập nên Công ty TNHH sản xuất ô tô Dayun ở Vận Thành - đây là giai đoạn xây dựng đầu tiên có sản lượng mục tiêu là 15 tỷ NDT.
Được biết, trước khi bắt đầu sản xuất thì xe tải hạng nặng Dayun cũng đã phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi mà thiếu công nghiệp hỗ trợ cũng như công nhân lành nghề. Lúc này, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây lúc bấy giờ đã động viên Viễn Cần Sơn và nói: “Làm từ không có gì mới là đẳng cấp”.
Vào năm 2008, có một số lượng lớn các dự án cơ sở hạ tầng cũng đã được triển khai ở Trung Quốc. Sơn Tây cũng đã hào phóng cung cấp nhiều điều kiện ưu đãi. Cho đến năm 2009 thì chiếc xe tải hạng nặng đầu tiên của Dayun đã chính thức được xuất xưởng từ nhà máy.
Có thể thấy, trước sự thành công vang dội của Dayun thì nhiều công ty cũng thèm muốn thị trường xe tải hạng nặng đồng thời tham gia vào quá trình sản xuất nhưng đều phải đóng cửa. Sau khi sống sót qua cuộc khủng hoảng năm 2012 và 2015, Tập đoàn Dayun ngày nay cũng đã trở thành một trong 500 công ty hàng đầu Trung Quốc, với số lượng hơn 10.000 nhân viên. Vào ngày 13/1/2017, doanh nghiệp vận tải của Viễn Cần Sơn ghi nhận có giá trị thị trường là 18,7 tỷ NDT. Vào ngày 10/10/2019, Viễn Cần Sơn xếp thứ 747 trong Báo cáo Hurun đồng thời là doanh nhân giàu có với giá trị tài sản là 5,5 tỷ NDT.
Như thế, hành trình khởi nghiệp của Viễn Cần Sơn đã truyền cảm hứng đến giới trẻ của Trung Quốc. Cuối cùng, Viễn Cần Sơn đã nhận ra sự thay đổi vận mệnh của chính mình đó chính là học hỏi không ngừng, ý thức nhạy bén cùng với sự chăm chỉ - đây là điều đáng để các thế hệ doanh nhân tương lai học hỏi.