meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vị doanh nhân biến dạng cột sống cùng hành trình trở thành "vua chăn điện" tại Trung Quốc: Tuổi 73 vẫn điều hành cả tập đoàn, sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ đồng

Thứ bảy, 10/12/2022-11:12
Tháng 12/2020, Tập đoàn Rainbow của Lưu Dung Phúc chính thức lên sàn chứng khoán Thâm Quyến và trở thành cổ phiếu chăn điện đầu tiên. Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng).

Theo Toutiao, doanh nhân Lưu Dung Phúc - ông chủ của Tập đoàn Rainbow từng bị biến dạng cột sống từ năm 6 tuổi. Nhờ nghị lực phi thường, người đàn ông này đã phát triển nên “cơ ngơi” sản xuất xe điện với thị phần đứng đầu tại Trung Quốc.

Số phận nghiệt ngã vẫn không giảm bớt nghị lực

Được biết, Lưu Dung Phúc sinh ra trong một gia đình công nhân hết sức bình thường tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đến năm 6 tuổi, ông bất ngờ mắc một căn bệnh nghiêm trọng khiến cho tủy sống bị viêm. Điều kiện gia đình nghèo khó, bố mẹ không kịp thời đưa đi khám chữa, đến khi vay đủ tiền thì đã bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để có thể điều trị. Hậu quả, cột sống của Lưu Dung Phúc đã bị biến dạng nghiêm trọng; cuối cùng ông trở thành người dị tật khiến cho việc di chuyển vô cùng khó khăn. 


Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng)
Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng)

Bất chấp những khiếm khuyết về mặt ngoại hình, người đàn ông này vẫn không ngừng nỗ lực, chăm chỉ học tập để đứng đầu tại trường. Dù có tiềm năng đỗ đại học chính quy hạng hai, Lưu Dung Phúc vẫn phải ngậm ngùi xin đi làm nhà máy. Do bị khuyết tật về thể chất, thời điểm đó Lưu Dung Phúc đã bị rất nhiều nhà máy với cơ chế đãi ngộ tốt từ chối. Mãi sau, ông mới được nhận vào làm tại một hợp tác xã sản xuất lược ở Thành Đô. Với lòng biết ơn, Lưu Dung Phúc chính thức gia nhập hợp tác xã và phụ trách công việc kỹ thuật. 

Nhờ sự cống hiến hết mình, Lưu dần trở thành trụ cột kỹ thuật của nhà máy. Đến đầu những năm 1970, hợp tác xã này hoạt động ngày càng sa sút, năm nào cũng thua lỗ và đứng bên bờ vực phá sản. Lúc này, Lưu Dung Phúc hiểu rằng nếu như muốn thay đổi thực tế thì phải tập trung vào thị trường. Người đàn ông này cũng nhận ra nhu cầu ngày càng cao về mâm cặp máy khoan trong ngành máy khoan điện. Chính vì thế, Lưu Dung Phúc đã lấy hết can đảm để đề nghị với giám đốc nhà máy từ bỏ việc sản xuất lượng, chuyển đổi sang trở thành một nhà sản xuất máy móc.

Đồng thời, Lưu Dung Phúc cũng đích thân lãnh đạo nhóm, kiên trì suốt 2 năm để có thể phát triển thành công mâm cặp máy khoan. Nhờ đó, nhà máy nhanh chóng được hồi sinh và chuyển sang sản xuất phụ kiện máy khoan. Lưu Dung Phúc cũng trở thành quản lý và đến năm 34 tuổi, ông chính thức được đề bạt lên vị trí giám đốc. 


Sản phẩm chăn điện thành công cũng đã giúp nhà máy đi lên mạnh mẽ, từ khoản nợ 400.000 NDT năm 1983 lên giá trị sản lượng 3,35 triệu NDT vào năm 1984 và lãi 254.000 NDT
Sản phẩm chăn điện thành công cũng đã giúp nhà máy đi lên mạnh mẽ, từ khoản nợ 400.000 NDT năm 1983 lên giá trị sản lượng 3,35 triệu NDT vào năm 1984 và lãi 254.000 NDT

Hành trình tự tạo ra “cầu vồng”, trở thành “vua chăn điện” hàng đầu Trung Quốc

Trong một lần tham gia triển lãm đồ gia dụng, Lưu Dung Phúc vô tình nhìn thấy một chiếc chăn điện đang được sản xuất tại Anh. Người đàn ông này nhận ra, sản phẩm này đặc biệt với môi trường sống ở Tứ Xuyên vốn vừa lạnh vừa ẩm. Nếu như sản xuất thành công sản phẩm này, ước tính nhà máy sẽ có một thị trường vô cùng lớn.

Vì thế ngay khi trở về, ông đã nhanh chóng tổ chức các kỹ thuật viên, tiến hành R&D và sản xuất. Ngay trong năm, Lưu Dung Phúc đã lập tức tung ra sản phẩm mới, tuy nhiên chẳng có nhà phân phối nào sẵn sàng bán chăn điện được sản xuất bởi nhà máy của ông. Nguyên nhân bởi, hầu hết mọi người đều tỏ ra lo lắng về sự an toàn của sản phẩm mới này. Điều này cũng cho thấy, việc quảng bá sản phẩm của nhà máy này vẫn chưa được hiệu quả.

Thời điểm đó, trước mặt tất cả các nhà phân phối, Lưu Dung Phúc đã lấy ra một chiếc chăn điện mới tinh, mở ra rồi bật nguồn. Khi chăn đã dần nóng lên, ông ngâm chăn vào trong nước còn bản thân thì cởi giày và tất rồi đứng lên trên. “Tôi còn đứng được ở trên chăn điện ướt, vậy thì đắp ở trên giường có gì mà không an toàn?”, người đàn ông này khẳng định.  

Trước dẫn chứng vô cùng thuyết phục của Lưu Dung Phúc, các đại lý vô cùng trầm trồ, nhanh chóng ký hợp đồng với nhà máy. Không bao lâu sau, chiếc chăn điện với thương hiệu Rainbow đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, ngay trong năm đầu tiên đã bán được 50.000 chiếc. Thời điểm điều hòa chưa xuất hiện, hầu hết mọi người tại Thành Đô đều có một chiếc chăn điện trong nhà và đến 90% trong số đó thuộc về nhãn hiệu Rainbow.


Không bao lâu sau, chiếc chăn điện với thương hiệu Rainbow đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, ngay trong năm đầu tiên đã bán được 50.000 chiếc
Không bao lâu sau, chiếc chăn điện với thương hiệu Rainbow đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, ngay trong năm đầu tiên đã bán được 50.000 chiếc

Sản phẩm chăn điện thành công cũng đã giúp nhà máy đi lên mạnh mẽ, từ khoản nợ 400.000 NDT năm 1983 lên giá trị sản lượng 3,35 triệu NDT vào năm 1984 và lãi 254.000 NDT. Cũng từ đây, Lưu Dung Phúc đã lãnh đạo nhà máy Rainbow đi theo con đường phát triển doanh nghiệp, sau đó trở thành Tập đoàn Rainbow (Rainbow Group). Theo đó, Rainbow cũng không ngừng tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giới thiệu những sản phẩm mới tập trung vào nhu cầu của thị trường. Đến mùa hè, khi sản phẩm chăn điện không được tiêu thụ nhiều, tập đoàn này lại tung ra những sản phẩm mới như nhang muỗi điện và cũng nhanh chóng cháy hàng. 

Trong những năm 1990, Rainbow đã nhận rất nhiều người khuyết tật vào làm việc, giải quyết vấn đề mưu sinh cho nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhiều nhân viên cũng mô tả về ông chủ Lưu Dung Phúc là một người dễ gần và có năng lực. Đến năm 2010, ông Lưu 61 tuổi đã quyết định từ chức Tổng giám đốc của Rainbow Group và bắt đầu lên kế hoạch nghỉ hưu. Tuy nhiên, ban lãnh đạo mới của tập đoàn này khi đó đã tìm mọi cách để giữ ông lại, vì vậy Lưu Dung Phúc đã quyết định ở lại và giữ chức Chủ tịch.

Vào năm 2018, tập đoàn này đã bán được tổng cộng hơn 6 triệu chiếc chăn điện và chiếm đến gần 11% thị phần. Hiểu đơn giản rằng, cứ 10 chiếc chăn điện ở Trung Quốc sẽ có một chiếc được sản xuất bởi Rainbow. Tháng 12/2020, Tập đoàn Rainbow của Lưu Dung Phúc chính thức lên sàn chứng khoán Thâm Quyến và trở thành cổ phiếu chăn điện đầu tiên. Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng).


Đến năm 2010, ông Lưu 61 tuổi đã quyết định từ chức Tổng giám đốc của Rainbow Group và bắt đầu lên kế hoạch nghỉ hưu
Đến năm 2010, ông Lưu 61 tuổi đã quyết định từ chức Tổng giám đốc của Rainbow Group và bắt đầu lên kế hoạch nghỉ hưu

Tuy nhiên, việc kinh doanh sau đó của tập đoàn này cũng không còn thuận lợi như trước, giá cổ phiếu cũng theo đó mà giảm mạnh. Thời tiết mùa đông tại Trung Quốc cũng ngày càng ấm lên, điều hòa điện cũng ngày càng phổ biến khiến cho những chiếc chăn điện ngày càng bị “ngó lơ”. Có thể thấy, thời tiết chính là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Lưu Dung Phúc. 

Đến tháng 9 năm nay, mùa đông tại “lục địa già” bất ngờ đến sớm cộng với cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu đã khiến cho sản phẩm chăn điện của Tập đoàn Rainbow ngày càng được ưa chuộng ở những quốc gia này. Điều này cũng khiến giá cổ phiếu tập đoàn cũng ghi nhận mức tăng vọt. Theo đó, doanh nghiệp của Lưu Dung Phúc cũng nhận được một số đơn hàng xuất khẩu. Lưu Bình, con trai Lưu Dung Phúc kiêm Tổng giám đốc Rainbow Group, doanh nghiệp này hiện tại đang tăng tốc sản xuất để đưa sản phẩm ra nước ngoài.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước