Hành trình tự mình khởi nghiệp của ái nữ “vua nút áo”: Mạnh mẽ sau cú vấp ngã đầu tiên, 10 năm đắng cay đã dần chạm đến quả ngọt
BÀI LIÊN QUAN
Nhà sáng lập thương hiệu Kamito: Bỏ việc tại tập đoàn Hàn Quốc để khởi nghiệp cùng hành trình xây dựng vị thế cho đồ thể thao ViệtHành trình trở thành triệu phú USD ở tuổi xế chiều của huyền thoại bán hàng rong: Làm giàu chậm mà chắc, lãi ít nhưng tích lũy được tiền khủngHành trình trở thành tỷ phú tự thân của Min-Liang Tan - CEO Razer: Mê game, quyết bỏ học luật để lập công ty và đưa Razer trở thành đế chế trong lĩnh vực esportsThời điểm hiện tại, những chiếc bút ngọc trai vô cùng tinh xảo được làm thủ công của Công ty TNHH BLUSaigon được bán với giá từ 1,2 triệu đến 20 triệu đồng/chiếc. Ngoài ra, sản phẩm của BLUSaigon còn đa dạng với đồ trang sức, đồ trang trí, khung tranh… được làm bằng các loại vỏ sò và vỏ ốc.
Theo nữ Founder kiêm CEO của BLUSaigon là Tôn Nữ Xuân Quyên cho biết: Sản phẩm bút ngọc trai có tiềm năng sẽ trở thành sản phẩm quà tặng quốc gia cùng với khả năng mang đến lợi nhuận cao trên thị trường vốn lên đến 400 tỷ USD và lợi nhuận mỗi năm lên đến 400 triệu USD.
Sau khi trở về nước, Tôn Nữ Xuân Quyên đã gác lại tấm bằng cử nhân tài chính tại Mỹ, mang theo những kinh nghiệm có được từ một số dự án khởi nghiệp đầu tiên, cô gái trẻ đã quyết định tìm về nghề khảm trai của gia đình mình. Đồng thời, ái nữ của “vua cúc áo” không chọn việc an phận để tiếp quản cơ nghiệp sẵn có mà lại đi theo còn đường độc lập với nhiều thử thách.
Cùng với hướng phát triển “ngách” khi thiên về ứng dụng khảm trai với dòng sản phẩm chiến lược và bút viết cao cấp, dự án BLUSaigon đã nhanh chóng tạo dựng được vị thế độc nhất trên thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Chưa kể, BLUSaigon còn liên tục ghi nhận các bước phát triển tích cực, đạt được nhiều giải thưởng danh giá về khởi nghiệp.
Hiểu đơn giản rằng, BLUSaigon ngày hôm nay đã chứng minh được quyết định táo bạo ngày nào của Xuân Quyên là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh đó, đây cũng là việc giúp khẳng định tính hợp thời của tư duy kinh doanh vốn thiên về đổi mới của nhà sáng lập trẻ tuổi. Nữ Founder của BLUSaigon cho biết, nếu như muốn đi xa và đi bền vững thì mỹ nghệ Việt phải song hành với tính hiện đại và công nghệ thay vì chỉ thuần thủ công. Đây không chỉ là tôn chỉ hoạt động mà còn là vạch đích lý tưởng mà một BLUSaigon trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn đang hướng đến trong tương lai.
Từng vấp ngã trong lần đầu khởi nghiệp
Bản thân Xuân Quyên cho rằng, một khi đã khởi nghiệp, dù mỗi người có chuẩn bị trước bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ khi vừa làm vừa học hỏi, vừa làm và vừa rút kinh nghiệm từ những thất bại, khi càng thất bại học hỏi càng nhanh, miễn đừng lặp đi lặp lại thất bại là được. Thời điểm còn ngồi trên ghế nhà trường, cô từng thực hiện một dự án nhỏ kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên dự án này vẫn chưa đủ để gọi là khởi nghiệp.
Đến năm 2011, Xuân Quyên quyết định rời nước Mỹ để trở về Việt Nam. Sau khi về nước, công việc đầu tiên mà cô nàng đảm nhiệm là kiểm toán cho một công ty nước ngoài tại TP.HCM. Trong khi đó, lần khởi nghiệp chính thức đầu tiên của cô là một dự án thuộc lĩnh vực thực phẩm.
Cụ thể, sau khi về nước không lâu, Xuân Quyên đã tình cờ biết đến một sản phẩm đang được bày bán khá nhiều tại Hà Nội, đó chính là cơm kẹp. Mỗi gói cơm sẽ gồm có 2 miếng cơm dẻo hình tròn, mặt trên được phết nước sốt, ở giữa được kẹp thịt heo xào ngũ vị cùng với một ít hành tây, cà rốt hoặc thịt bò sốt teriyaki cùng rong biển, cà rốt và một ít mè thơm.
Một phần cảm thấy tò mò, một phần nhận ra đây là sản phẩm mới nên sẽ có thị trường tương đối lớn tại TP.HCM nên cô đã đặt bé ra ngay Hà Nội nhằm gặp gỡ chủ của sản phẩm cơm kẹp này. Sau những do dự ban đầu, Xuân Quyên quyết định hợp tác với người chủ này để mang sản phẩm ra TP.HCM để bán. Đến tháng 1/2012, cửa hàng đầu tiên đã chính thức được khai trương mang theo rất nhiều kỳ vọng của “cô chủ” nói riêng và các cộng sự nói chung. Không bao lâu sau, doanh số bán hàng trong một ngày đã vượt mốc 50 triệu đồng và vượt xa cả sự mong đợi.
Tuy nhiên, bà chủ trẻ cũng nhanh chóng nhận ra nhiều điều bất cập như sản phẩm không chất lượng như mình vẫn nghĩ, trong khi đó nhà bếp cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh thu trong các tháng tiếp theo cũng không được như trước, công ty thua lỗ hơn 1 tỷ đồng khiến Xuân Quyên rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì đã đặt cọc 2 mặt hàng khác để có thể mở rộng ý tưởng kinh doanh. Không còn lựa chọn nào khác, Xuân Quyên quyết định phải giữ lại công ty.
Cứ thế, cô tiếp tục gồng gánh công việc kinh doanh, làm việc 7-8 năm cật lực nhưng không một đồng lương, thậm chí còn lỗ đến hàng tỷ đồng. Mãi đến cuối năm 2018, Xuân Quyên mới có thể bán lại công ty với giá 1 tỷ đồng. Dù bán lại dự án nhưng giá tiền thu về lại thấp hơn rất nhiều so với tiền vốn cũng như công sức bỏ ra nên cũng coi là thất bại. Thế nhưng, Xuân Quyên cho biết, thất bại đó nếu xét theo một khía cạnh khác lại là thành công với một startup.
Cô nàng cho rằng, có thể việc sở hữu tấm bằng loại ưu đã khiến cô chủ quan. Cô cứ nghĩ kiến thức của bản thân đã là quá đủ, nhưng hóa ra bản thân vừa thiếu thông tin lại vừa thiếu mối quan hệ và thiếu cả kinh nghiệm… Vì thế, cô rút ra một bài học quan trọng rằng: Thương trường quá khủng khiếp, bằng cấp thực tế không liên quan quá nhiều đến trải nghiệm đời thực.
Làm lại thành công với BLUSaigon
Sau khi nhận ra thị trường tiềm năng của bút ngọc trai và trang sức từ vỏ sò cũng như thế mạnh đến từ lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của gia đình, Xuân Quyên quyết định khởi nghiệp lần hai với BLUSaigon. Để có thể tăng xác suất khởi nghiệp thành công, cô gái trẻ đã quyết định đi tìm hiểu điểm chung của 3 vòng tròn.
Cái thứ nhất là cái xã hội cần. Trong đó, bút là thứ mà ai cũng cần đến, là mặt hàng phổ biến và ai cũng biết dùng. Thứ hai chính là điểm mạnh của mình. Khảm trai là công việc mà cha mẹ cô đã làm suốt 25 năm qua. Trong khi đó, máy móc có, nguồn cung về vỏ trai và ốc cũng đều có, nhân sự cũng sẵn có, không những thế cô còn được đào tạo một cách bài bản về vấn đề kinh doanh. Cái thứ ba chính là cái mình thích. Vốn lớn lên với sự đẹp đẽ và lấp lánh của những loại vỏ ốc, ngọc trai, sau đó quan sát mô hình kinh doanh của cha mẹ mình trong khoảng hơn 2 thập kỷ, cô đã có trong mình tình yêu mãnh liệt với ngọc trai và vỏ sò.
Đến năm 2019, BLUSaigon bắt đầu cho ra mắt những sản phẩm đầu tiên, đồng thời bán thử nghiệm nhằm thăm dò mức tiêu thụ của thị trường, đối tượng khách hàng cũng như đăng ký nhãn hiệu để có thể chuẩn bị cho màn trình làng ở trên bản đồ của những doanh nghiệp Việt. Năm 2020, công việc bắt đầu có những tín hiệu khả quan, doanh số đang tăng lên thì dịch Covid-19 bất ngờ ập đến.
Thế nhưng, điều này không khiến Xuân Quyên nhụt chí, BLUSaigon tiếp tục cho ra nhiều dòng sản phẩm mới như bút máy, bút mực kim, bút mực long và mực nước bên cạnh dòng mực bi đã được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đến tháng 11/2020, BLUSaigon tiếp tục đánh dấu bước đi vững chắc trong bối cảnh showroom tại quận Phú Xuyên ra mắt. Cùng với các cộng sự của mình, Xuân Quyên đã tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt nhiều loại sản phẩm như trang sức ốp tường, hộp đựng name card, dây nịt… Cũng trong năm này, doanh thu của BLUSaigon là 3 tỷ đồng trong khi lợi nhuận chiếm đến 20%.
Trong chương trình Shark Tank mùa 4, BLUSaigon đã được Shark Việt đầu tư 4 tỷ đồng để sở hữu 32% cổ phần. Điều này đã khiến đơn đặt hàng tăng chóng mặt từ 200% cho đến 300%. Doanh số cũng tăng gấp 8 lần, lượng truy cập web cũng tăng đột biến lên 40 lần, khiến cho đường truyền internet bị tắc nghẽn.
Thời điểm hiện tại, BLUSaigon đang có hơn 100 nhân sự toàn thời gian cùng với 100 người làm bán thời gian. Những nhân sự đã được đào tạo trong vòng 3 tháng để nắm được sơ bộ về tất cả những công đoạn tạo ra sản phẩm, đồng thời chọn ra một vị trí mà họ cảm thấy phù hợp nhất trước khi bắt tay vào sản xuất sản phẩm 100% tái sinh.
Trong cuốn sách “Khởi nghiệp, lựa chọn hay bản năng”, Xuân Quyên thẳng thắn bộc bạch: “Muốn sẽ tìm cách, không muốn thì tìm lý do”. “Người ta làm được, mình cũng làm được - đó là câu ba tôi hay nói. Nhìn vào cơ nghiệp của ba gây dựng kể từ hai bàn tay trắng, tôi tin rằng có những thứ sẽ từ không thành có. Điều quan trọng, bạn lập kế hoạch như thế nào và hoài bão các bạn lớn đến đâu”, nữ CEO BLUSaigon bổ sung.
Có thể nói, hành trình của BLUSaigon đến thời điểm hiện tại đã trải qua một chặng đường dài đầy thử thách. Nhiều lúc, công ty tưởng như chuẩn bị gục ngã, nhưng Xuân Quyên đã vững vàng đứng dậy, tiếp tục tiến về phía trước. Thành công là điều không dễ dàng mà có được, đôi khi phải đánh đổi rất nhiều, nhưng khi có áp lực và có khó khăn thì mới có thể cất cánh.
Từ hình dáng nhỏ bé của Xuân Quyên luôn toát lên nguồn năng lượng dồi dào, ngoài ra còn là khát vọng cống hiến của người Việt trẻ, để một lần nữa mọi người có thể thấy được rằng, phụ nữ vẫn có thể vừa làm tốt vai trò làm mẹ và làm vợ, vừa có thể khởi nghiệp thành công nếu như có cơ hội. Theo như Xuân Quyên, Mont Blanc phải mất 115 năm, trong khi Apple mất 45 năm và Amazon mất 27 năm, còn Tesla mất 17 năm... để có thể xây dựng được đế chế như hiện tại. Thời gian dường như ngày càng rút ngắn nhờ công nghệ thông tin cùng với giao tiếp không giới hạn.
Có thể, BLUSaigon sẽ mất khoảng 25 đến 35 năm để tạo nên một thương hiệu đẳng cấp Việt Nam thực sự, nhưng điều mà nữ Founder quan tâm hơn cả là sự kế thừa thế hệ. Cô luôn mong muốn BLUSaigon sẽ trở thành một trong những công ty của Việt Nam được phát triển qua bốn thế hệ, năm thế hệ... hoặc nhiều hơn nữa; trở thành một di sản được kế thừa và tiếp nối, đó mới chính là sự khẳng định quý giá nhất.