meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình trở thành triệu phú của doanh nhân người Pháp gốc Việt: Gây dựng sự nghiệp bằng việc mua lại các công ty thua lỗ

Thứ hai, 28/11/2022-07:11
Suốt nhiều thập kỷ qua, doanh nhân Chúc Hoàng vốn là một người khá kín tiếng trước công chúng Pháp. Thế nhưng, ông lại là nhiều đứng sau nhiều doanh nghiệp, điển hình như Công ty MI29, Địa ốc Wilson…

Ông Chúc Hoàng sinh ngày 24/4/1944 tại Thái Bình, là vị đại gia kín tiếng nhất nhì ở Pháp. Điểm đặc biệt ở vị doanh nhân này ở chỗ, ông gây dựng nên sự nghiệp của mình thông qua việc mua lại những công ty đang thua lỗ, chăm chút đến khi nào chúng làm ăn khởi sắc thì bán lại. Sau đó, người đàn ông này còn phát tài nhờ vào cơn sốt bất động sản tại Pháp.  

Đặc biệt, ông còn được báo chí Pháp và cả trong nước quan tâm bởi nhiều thương vụ “nổi đình nổi đám” như mua lại tháp Eiffel cùng với khách sạn Nikko (một trong ba khách sạn lớn nhất tại Pháp). Trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình, ông vẫn không ngừng tìm kiếm, mua lại những công ty làm ăn thua lỗ và giúp chúng vực dậy một cách ngoạn mục. 

Vị triệu phú chuyên đi “thâu tóm” các công ty thua lỗ

Theo thông tin từ một tờ nhật báo bằng tiếng Pháp, ông Chúc Hoàng đã qua pháp kể từ năm 1961, du học tại những ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước này như Saint-Louis, Polytechnique Paris. Thậm chí, ông còn từng được nhận huân chương Bắc đẩu Bội tinh danh tiếng của Pháp. Sau khi tốt nghiệp, ông Chúc Hoàng đã có vài năm làm việc cho Quỹ Tiền gửi và ký thác, sau đó bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình.


Điểm đặc biệt ở vị doanh nhân này ở chỗ, ông gây dựng nên sự nghiệp của mình thông qua việc mua lại những công ty đang thua lỗ, chăm chút đến khi nào chúng làm ăn khởi sắc thì bán lại
Điểm đặc biệt ở vị doanh nhân này ở chỗ, ông gây dựng nên sự nghiệp của mình thông qua việc mua lại những công ty đang thua lỗ, chăm chút đến khi nào chúng làm ăn khởi sắc thì bán lại

Trong khoảng thời gian đầu, người đàn ông này đã bắt tay với  con trai ông chủ chuỗi cửa hàng Nouvelles Galeries của Pháp, chuyên đi thu mua lại các cửa hàng bánh quy và cửa hàng thịt lúc bấy giờ. Sau này, 2 người bắt đầu tách ra làm riêng, ông Chúc giữ lại những cửa hàng thịt và phát triển công việc kinh doanh với nhãn hiệu Schmid - được biết đến là một thương hiệu dưa bắp cải lớn ở Paris.

Suốt nhiều thập kỷ qua, doanh nhân Chúc Hoàng vốn là một người khá kín tiếng trước công chúng Pháp. Thế nhưng, ông lại là nhiều đứng sau nhiều doanh nghiệp, điển hình như Công ty MI29, Địa ốc Wilson… Ông gây dựng nên sự nghiệp của mình thông qua việc mua lại những công ty đang thua lỗ, chăm chút đến khi nào chúng làm ăn khởi sắc thì bán lại. Sau đó, người đàn ông này còn phát tài nhờ vào cơn sốt bất động sản tại Pháp.  

Nhớ lại thời điểm đó, vị doanh nhân gốc Việt đã đồng thời thâu tóm cổ phần của nhiều công ty niêm yết khác nhau như: Mua lại 19% Bigben Interactive - nhà phân phối thiết bị chơi game hàng đầu tại châu  u. Cũng nhờ thương vụ này, công chúng cũng dần biết nhiều hơn đến thân thế và tài sản của vị đại gia người Pháp gốc Việt này. Dù thắng lớn trên thương trường nhưng Chúc Hoàng cũng vấp phải những thất bại trên thị trường của mình. Cụ thể, cuối những năm 1980, thương vụ đầu tư vào khách sạn là một kỷ niệm buồn của ông. Năm 2008, thương vụ mua lại hãng Majorette (chuyên về sản xuất xe đồ chơi) của ông Chúc Hoàng cũng thất bại…

Tuy nhiên, theo nhận xét của luật sư Nicole Guedj (nguyên quốc vụ khanh dưới thời của Tổng thống Jacques Chirac, là cố vấn cho ông Chúc Hoàng một năm nay): “Với sự thận trọng và lòng can đảm của một nhà quản trị tài giỏi, ông Chúc Hoàng đã lập nên một tập đoàn đạt được thành tích đáng nể…”

Ông Chúc Hoàng là một trong số những nhà tài trợ chủ yếu cho trường Bách khoa Paris, ngoài ra còn có một học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cũng được mang tên ông. Tạp chí chuyên xếp hạng Challenges cho thấy, ông Chúc Hoàng vào năm 2014 đã lọt vào trong danh sách 200 người giàu nhất nước Pháp. Thời điểm hiện tại, vị triệu phú này được cho là đang nắm trong tay khoảng 40 công ty lớn nhỏ, tổng giá trị tài sản ước khoảng 300 triệu euro. Điều đáng nói, con số ước tính này nhiều khả năng còn thấp hơn thực tế rất nhiều; nguyên nhân bởi nhiều người vẫn chưa thống kê được những phần tài sản “ngầm” khác của vị doanh nhân này.


Ông Chúc Hoàng là một trong số những nhà tài trợ chủ yếu cho trường Bách khoa Paris, ngoài ra còn có một học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cũng được mang tên ông
Ông Chúc Hoàng là một trong số những nhà tài trợ chủ yếu cho trường Bách khoa Paris, ngoài ra còn có một học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cũng được mang tên ông

Tuy nhiên, theo số liệu của Challenges, vị doanh nhân người Pháp gốc Việt hiện nay đang đứng ở vị trí 113 trong danh sách những người giàu nhất tại Pháp với khối tài sản ước tính lên đến 1 tỷ Euro.

Thương vụ mua lại công ty tháp Eiffel nhưng bất thành

Ngày 26/6/2014, tờ Lemonde có bài viết với tiêu đề ấn tượng: “Chuc Hoang, le millionnaire de la tour Eiffel” (tạm dịch: Chúc Hoàng, triệu phú tháp Eiffel). Ngay lập tức, bài báo này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý dư ý của dư luận cả trong và ngoài nước. Đây được coi là thương vụ đặc biệt nhất trong hơn 70 năm cuộc đời của ông, mục tiêu là mua lại Công ty Tháp Eiffel (Société de la Tour Eiffel). 

Được biết, công ty này được thành lập vào năm 1889 bởi chính Gustave Eiffel - vị kỹ sư là cha đẻ của ngọn tháp Eiffel. Đến năm 1979, công ty này đã mất quyền quản lý ngọn tháp vào tay của chính quyền thành phố Paris. Công ty Tháp Eiffel thời điểm hiện tại là đơn vị quản lý nhiều tòa nhà văn phòng và nhà đất tại Paris. Tuy nhiên, vào thời điểm đó công ty này lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí còn ngập trong nợ nần.

Kể từ cuối năm 2012, ông Chúc Hoàng bắt đầu quan tâm đến Công ty tháp Eiffel; đến năm 2014 đã sở hữu 30,74% cổ phần của công ty này. Tháng 7 cùng năm, vị doanh nhân gốc Việt đã gửi đơn lên cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) với mục đích xin mua lại công ty này. Giá mà ông đưa ra là 55 euro/cổ phiếu, mong muốn có thể mua 4,3 triệu cổ phiếu cùng với 113.400 quyền chọn khác. Tuy nhiên, đối thủ khác đã đưa ra mức giá 58 euro khiến thương vụ này của ông Chúc không thành công. Ông Chúc Hoàng cho biết, dù thương vụ thất bại nhưng ông vẫn sẽ không từ bỏ bởi tại thời điểm đó, ông vẫn đang nắm giữ 30,74% cổ phần của công ty này.


Kể từ cuối năm 2012, ông Chúc Hoàng bắt đầu quan tâm đến Công ty tháp Eiffel; đến năm 2014 đã sở hữu 30,74% cổ phần của công ty này
Kể từ cuối năm 2012, ông Chúc Hoàng bắt đầu quan tâm đến Công ty tháp Eiffel; đến năm 2014 đã sở hữu 30,74% cổ phần của công ty này

Đáng chú ý, những thông tin về việc ông Chúc Hoàng “mua lại tháp Eiffel” sau đó đã được đính chính lại. Theo thông tin từ website chính thức của tháp Eiffel, quyền quản lý và khai thác kinh doanh tháp Eiffel hiện thuộc về Société d’Exploitation de la Tour Eiffel – Công ty Khai thác tháp Eiffel (SETE) - một công ty nhà nước - còn Công ty Tháp Eiffel (STE) đã không còn liên quan gì đến công trình này. Do đó, thương vụ “mua lại tháp Eiffel” thực chất là hiểu lầm mà thôi, bởi ông Chúc Hoàng chỉ mong muốn thâu tóm được công ty Tháp Eiffel (STE).

Ngay sau đó, ông Chúc Hoàng lại dồn sức đầu tư vào thương vụ tiếp theo là khách sạn Nikko – một trong số ba khách sạn rộng nhất tại thủ đô Paris. Sau đó, vị doanh nhân này lại một lần nữa gây bão dư luận khi đã hoàn tất xong việc mua lại toàn bộ quyền thương mại cũng như sở hữu đất của khách sạn này với mức giá 200 triệu euro, theo như thông tin trên trang Le Monde. Được biết, tòa nhà khách sạn Nikko cao khoảng 100m với 764 phòng tiêu chuẩn 4 sao (đây là mức cao nhất của khách sạn Pháp), được xây dựng vào những năm 1970 bởi chủ đầu tư chính là hãng hàng không Japan Airlines.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

1 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

7 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

7 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

7 giờ trước