Chân dung thương gia Hồ Tuyết Nham: Từ một cậu bé nhà nghèo đến thương gia hàng đầu!
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Nghĩa Vũ: Hành trình từ người đứng sau chiến dịch của Sensodyne cùng Dairy Queen tại Việt Nam đến CEO tài năng của startup triệu đôBước ngoặt trở thành doanh nhân của VĐV bán đồ tự chế: Vị tỷ phú “bất đắc dĩ” chỉ muốn cho đi cả cơ nghiệpDoanh nhân Tim Denning cùng bài học thành công: Giá trị thu về vốn không nằm ở tiền bạc!Hồ Tuyết Nham (1823-1885) là người xuất thân trong gia đình nghèo khó ở tỉnh An Huy. Cũng vì gia cảnh nghèo khó từ nhỏ nên Hồ Tuyết Nham đã bắt đầu giúp đỡ người khác chăn nuôi gia súc để có thể kiếm tiền. Sau đó thì ông có cơ duyên gặp được một thương nhân tốt bụng giới thiệu vào làm cho một ngân hiệu tại Hàng Châu.
Không những nổi tiếng vì là một doanh nhân giỏi mà Hồ Tuyết Nham còn được biết đến với đức tính cao cả và tốt đẹp của mình. Và trong tất cả mọi việc ông đều biết nghĩ đến cho người khác trước tiên thì sau đó mới đến bản thân, Chính vì thế mà ông có kết giao rộng rãi cũng như có được nhiều bằng hữu tâm giao sinh tử có nhau.
Đối với Hồ Tuyết Nham, thương trường không phải là chiến trường. Ở trong thương trường còn có cái đạo, mặc dù có khắc nghiệt và có sự cạnh tranh nhưng vẫn đặt đạo đức lên trên hết, biểu dương những tấm lòng nghĩa hiệp.
Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Hồ Tuyết Nham
Được biết, vào năm 19 tuổi, Hồ Tuyết Nham đã bắt đầu rời quê hương An Huy đến với Hàng Châu làm việc ở một ngân hiệu (hiện nay là ngân hàng). Lúc đầu ông chỉ làm các công việc tay chân và chạy vặt cho ông chủ, công việc cụ thể của Hồ Tuyết Nham là đổ bồn tiểu.
Mặc dù vậy thì Hồ Tuyết Nham nhận định được rằng bản thân cũng cần có một nghề ổn định để có thể nuôi sống bản thân của mình, chính vì thế mà ngoài thời gian làm việc ông đã bắt đầu học chữ cũng như cách sử dụng bảng tính. Cùng với ý chí quyết tâm nên chỉ sau thời gian ngắn, Hồ Tuyết Nham đã được đề bạt lên làm nhân viên chính thức của ngân hiệu.
Chân dung CEO Laha Café - doanh nhân Hoàng Việt: Không bao giờ có khái niệm bỏ cuộc nữa!
Sau 10 năm từ bỏ ngân hàng đi bán cafe take away, CEO Laha Café - doanh nhân Hoàng Việt sắp sửa cho một hành trình khởi nghiệp mới và là tiên phong organic hóa vùng nguyên liệu, chạm đến giấc mơ mang ly cà phê chất lượng nhất ở Lâm Hà đến tận tay của người tiêu dùng Việt.Doanh nhân Masayoshi Son - Chủ tịch tập đoàn SoftBank: Chúng tôi muốn tích lũy nhiều tiền mặt và sẽ cẩn trọng hơn trong những lần đầu tư sắp tới!
Doanh nhân Masayoshi Son đã lạc quan rằng cơn bão sẽ sớm qua đi và SoftBank sẽ lại có thể vực dậy một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ.Chính sự siêng năng và kiên định của Hồ Tuyết Nham đã khiến cho ông chủ của ngân hiệu vô cùng quý miến. Và ông chủ của ngân hiệu ngày càng lớn tuổi và không có người thừa kế nên ông đã luôn xem Hồ Tuyết Nham như con đẻ của mình. Cho đến khi ông chủ qua đời thì ông đã giao toàn bộ ngân hiệu cho Hồ Tuyết Nham làm quản lý.
Hồ Tuyết Nham với con đường kinh doanh của chính bản thân
Được biết, trong thời gian quản lý ngân hiệu tại Hàng Châu, Hồ Tuyết Nham đã có duyên với Vương Hữu Linh - đây là một học sinh giả nghèo. Và dù cho Vương Hữu Linh có tài năng cũng như tham vọng nhưng gia đình nghèo khó, không có mấy dư dả để đến Bắc Kinh tham gia vào khoa cử. Đến sau khi biết chuyện nên Hồ Tuyết Nham đã cho Vương Hữu Linh mượn 500 lượng bạc để đến Bắc Kinh. Cuối cùng thì ông trời có mắt, Vương Hữu Linh đã trở thành tỉnh trưởng của Chiết Giang.
Sau đó thì nhờ sự giúp đỡ của Vương Hữu Linh mà việc kinh doanh của Hồ Tuyết Nham ngày càng vang xa hơn, công việc kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng hơn.
Vào năm 1861, Vương Hữu Linh qua đời và Hồ Tuyết Nham không còn chỗ dựa. Và trong lúc rối ren này thì ông đã thông qua các mối quan hệ làm thâm được với tỉnh trưởng Chiết Giang Tả Tông Đường. Và dần dần ông làm chủ tiền bạc cũng như quân lương của tỉnh Chiết Giang thu về được lợi nhuận rất cao.
Trong kinh doanh, cũng có lúc “đi mưa quên mang dù”
Vị doanh nhân này từng kể rằng, khi còn bé, có một hôm đang đi trên đường ông bỗng nhiên gặp mưa thì người đi cùng đường bị mưa xối quần áo ướt nhẹp. Nhưng may mắn với ông là hôm đó ông có mang dù nên ông đã cho người kia đi cùng.
Và những lần sau đó, mỗi khi đi mưa, nếu như thấy ai không mang theo dù thì Hồ Tuyết Nham đều cho họ đi cùng. Dần dần thì cũng có nhiều người biết đến ông. Cũng chính vì thế mà nếu như khi nào ông quên mang dù thì trời mưa cũng chẳng sao bởi vì có rất nhiều người mà ông giúp sẽ cho ông đi cùng. Vậy nên, ông cho người khác đi nhờ người khác thì người khác mới có ý nguyện cho mình đi nhờ.
Ở trên thương trường, Hồ Tuyết Nham cũng thường sử dụng đạo lý này để kinh doanh. Chính nghĩa cử cao đẹp của ông đều khiến cho mọi người càng thêm kính phục. Cũng vì thế mà công việc làm ăn của Hồ Tuyết Nham trở nên vô cùng thuận lợi và bất luận là trong kinh doanh hay đang kinh doanh ở lĩnh vực nào thì ông đều có người giúp đỡ nhiệt tình và ngày càng có nhiều khách hàng đến ủng hộ.
Có thể thấy, vàng bạc châu báu hay đồ cổ tranh chữ đều chẳng phải là kho báu thực sự và nhân cách mới chính là kho báu lớn nhất của đời người. Và thành công của một người không chỉ dựa vào mỗi nỗ lực của bản thân mà đó chính là bí quyết thành công của Hồ Tuyết Nham.
Và từ đạo đức kinh doanh của Hồ Tuyết Nham có thể thấy được rằng, ai cũng có ngày mưa không mang dù chúng ta có thể rút ra cho mình được bài học quý giá. Nếu một người muốn làm ăn thắng lợi ở trên thương trường thì khi xử thế cũng cần phải biết đứng ở góc độ của người khác mà suy xét vấn đề. Và đối với bất kể vấn đề gì thì cũng cần phải suy xét một cách thiệt hơn, nghĩ đến chỗ khó khăn của người khác trước tiên rồi mới quyết định để tránh những tổn thất. Khi làm được điều đó thì chính bản thân của bạn sẽ nhận về được sự kính trọng của người khác và được mọi người vui vẻ hợp tác.
Trong cuộc sống này, chẳng phải lúc nào bạn cũng đi qua mọi chuyện một cách thuận buồm xuôi gió. Nếu như muốn thành công thì bạn không thể nào chỉ dựa vào sự nỗ lực của cá nhân mà cần phải giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
Chỉ trong 3 ngày đã mất đi tất cả
Vào năm 1882, Hồ Tuyết Nham đã quyết định đến Thượng Hải và dùng 20 triệu lượng bạc để có thể thành lập nên nhà máy sản xuất tơ lụa với mục đích độc quyền tơ lụa ở trong nội địa. Mặc dù vậy thì sự cố ngoài dự liệu của ông đã bắt buộc ông bán tháo đi để cắt lỗ với giá thấp, cuối cùng là Hồ Tuyết Nham đã lỗ 10 triệu lượng bạc.
Cũng do số tiền thua lỗ lớn và doanh thu của hệ thống ngân hàng đang tạm thời bị ngưng trệ. Hơn thế Lý Hồng Chương là kẻ thù của Vương Hữu Linh đã tung ra một đòn khiến cho Hồ Tuyết Nham trở tay không kịp.
Theo đó, ông đã lan truyền tin tức Hồ Tuyết Nham sắp phá sản. Và sau khi tin tức lan truyền thì các quan chức khắp nơi thi nhau rút tiền gửi, chỉ trong thời gian 3 ngày, Hồ Tuyết Nham đã phá sản và sự nghiệp huy hoàng đã sụp đổ chỉ trong nháy mắt.
Đến năm 1885, Hồ Tuyết Nham đã chết trong nghèo khó và lòng vẫn còn hận thù ở tuổi 62. Được biết trước khi mất ông đã để lại ba câu cuối cùng cho con cháu đó là "không nên quá tham lam", "không nên kinh doanh" và cuối cùng là "con cháu họ Hồ không lấy chồng họ Lý". Đây cũng chính là lời cảnh báo của Hồ Tuyết Nham dành cho con cháu đời sau không nên đi vào vết xe đổ của mình.