Bước ngoặt trở thành doanh nhân của VĐV bán đồ tự chế: Vị tỷ phú “bất đắc dĩ” chỉ muốn cho đi cả cơ nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Sắp vượt qua Jeff Bezos, tỷ phú Ấn Độ sẽ sớm trở thành người giàu thứ 2 thế giới Doanh nghiệp của 7 tỷ phú USD người Việt đóng góp 40.000 tỷ đồng vào ngân sách 6 tháng đầu nămSố phận trớ trêu của ông trùm ngành bạc thế kỷ 20: Đang là tỷ phú giàu nhất thế giới bỗng trắng tay chỉ sau 1 đêmĐối với những người yêu thích sự phiêu lưu và mạo hiểm chắc chắn vô cùng quen thuộc với Patagonia - thương hiệu quần áo ngoài trời khổng lồ. Điều đáng nói, tỷ phú Yvon Chouinard - nhà sáng lập của thương hiệu này đã khiến nhiều người chú ý khi thông báo sẽ cho đi thương hiệu tỷ USD của mình, sử dụng nguồn lợi nhuận trong tương lai để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Thậm chí, thông tin này càng khiến mọi người tò mò, háo hức muốn tìm hiểu về Yvon Chouinard - vị doanh nhân kỳ lạ.
Bước ngoặt trở thành doanh nhân của VĐV leo núi
Yvon Chouinard sinh năm 1938, ông là một trong những nhà leo núi hàng đầu trong “Kỷ nguyên vàng của môn leo núi Yosemite”. Niềm đam mê leo núi đã ăn sâu vào trong máu, Yvon Chouinard đã từ mình học rèn vào năm 1957 với mong muốn có thể tự mình tạo nên những dụng cụ leo núi có thể tái sử dụng nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Cũng trong năm này, ông đã mua về bộ lò rèn đốt than đã qua sử dụng, sau đó thành lập tiệm rèn ở trong chuồng gà, sân sau của cha mẹ mình tại Burbank, California, Mỹ.
Trong khoảng thời gian này, ông đã tự tay tạo nên những chiếc piton có thể là chốt hoặc gai kim loại, có thể gắn vào đã để hỗ trợ dây thừng của những người leo núi. Những chiếc piton của Yvon Chouinard đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được nhiều người leo núi biết tới. Ông có thể rèn 2 chiếc piton trong một giờ, bán mỗi chiếc 1,5 USD (tương đương với 15 USD ngày nay). Công việc này đã giúp ông trang trải cuộc sống, có thêm thời gian và tiền bạc để dành cho các cuộc phiêu lưu.
Đến năm 1970, Yvon Chouinard nhận ra, việc sử dụng những piton thép sẽ gây ra những vết nứt cùng thiệt hại đáng kể cho Thung lũng Yosemite. Thời điểm đó, sự thành công của những chiếc piton cũng khiến ông thành lập Chouinard Equipment, Ltd. Nhưng đến năm 1989, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Sau đó, các nhân viên đã mua lại những tài sản cứng của công ty này.
Trong một lần Yvon Chouinard đến Scotland vào mùa đông năm 1970, ông đã mua một số áo bóng bầu dục, sau đó bán lại để kiếm lời. Từ bước khởi đầu nhỏ này, ý tưởng kinh doanh quần áo leo núi ngoài trời đã nảy ra trong đầu người đàn ông này. Sau đó, ông thành lập công ty Patagonia và phát triển thêm nhiều lựa chọn quần áo chắc chắn, bền bỉ theo yêu cầu của khách hàng.
Chouinard nhận ra rằng, sự thành công về mặt tài chính sẽ giúp ông đạt được những mục tiêu cá nhân. Đây cũng là lý do khiến vị doanh nhân người Mỹ cam kết biến công ty của mình thành một nơi làm việc xuất sắc, đồng thời là một nguồn lực quan trọng cho những hoạt động vì môi trường. Thái độ làm việc ngày càng tốt hơn của Chouinard đã được phản ánh rõ nét qua sứ mệnh của Patagonia. Kể từ năm 2002, vị doanh nhân này đã thành lập dự án “1% vì Hành tinh” cùng với cam kết thương hiệu sẽ dành 1% doanh số bán hàng cho những hoạt động vì môi trường. Cho đến tận ngày nay, cam kết và hành động này vẫn tiếp tục, công ty của Chouinard cũng đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cam kết này.
Đáng chú ý, công ty còn hỗ trợ nhân viên làm việc trong những dự án môi trường ở địa phương. Ông cũng thúc đẩy thương hiệu của mình áp dụng nhiều phương pháp bền vững, trong đó có cả việc sản xuất vải từ chai nhựa tái chế. Đến năm 2018, công ty của Chouinard đã thay đổi mục đích trở thành “Chúng tôi kinh doanh để cứu hành tinh quê hương”, nhưng đóng góp của Chouinard đã khiến ông trở nên khác biệt so với những doanh nhân giàu có khác. Vợ của ông, bà Malinda Pennoyer cũng luôn kiên định với mục tiêu và lý tưởng của chồng, đó là làm việc tốt và cho đi những gì có thể.
Trở thành tỷ phú “bất đắc dĩ”, mong muốn cho đi cả cơ nghiệp của mình
Theo thông tin từ The Guardian, một bài báo của Forbes được xuất bản vào năm 2017 đã khiến Chouinard cảm thấy “thực sự tức giận”. Nguyên nhân bởi, từ một nhà leo núi, Chouinard đã bất đắc dĩ trở thành doanh nhân, đồng thời là nhà sáng lập công ty quần áo ngoài trời Patagonia. Trong bài báo này, Forbes đã vinh danh ông Chouinard là tỷ phú, đồng thời thêm ông vào danh sách những người giàu nhất trên thế giới.
Trong khi nhiều người mơ ước đạt được khối tài sản lên đến 9 chữ số, Chouinard lại cho rằng đây chính là dấu hiệu ông đã thất bại đối với sứ mệnh của cuộc đời mình, đó là khiến thế giới trở thành nơi tốt đẹp và công bằng hơn. Cụ thể, Chouinard cho biết: “Thay vì chiết xuất nên giá trị từ thiên nhiên, sau đó biến nó thành của cải cho các nhà đầu tư, chúng tôi sẽ sử dụng sự giàu có mà Patagonia tạo ra để có thể bảo vệ nguồn gốc của tất cả của cải”.
Để có thể làm được điều này, gia đình Chouinard đã chuyển 2% cổ phiếu có quyền biểu quyết của gia đình vào Patagonia Purpose Trust để có thể giám sát và đảm bảo thương hiệu luôn đúng với giá trị ban đầu. Đối với 98% cổ phần còn lại, gia đình sẽ chuyển tới tổ chức phi lợi nhuận Holdfast Collective nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Đồng thời, gia đình Chouinard sẽ trả 17,5 triệu USD tiền thuế, sẽ không nhận bất kỳ lợi ích thuế nào đối với khoản đóng góp của mình.
Chia sẻ với New York Times, Chouinard giải thích về quyết định từ bỏ công ty của mình rằng: “Tôi đã được tạp chí Forbes xếp vào trong danh sách các tỷ phú, thực sự tôi rất tức giận về điều này. Nguyên nhân bởi, tôi không có nổi 1 tỷ USD trong ngân hàng và cũng không hề không lái xe Lexus”. Tuy nhiên, theo dữ liệu gần nhất của tạp chí Forbes, doanh nhân Chouinard đang sở hữu khối tài sản với trị giá là 1,2 tỷ USD. Đối với công ty Patagonia, ước tính giá trị của thương hiệu này rơi vào khoảng 3 tỷ USD. Được biết, công ty này bán hơn 1 tỷ USD quần áo cùng với các thiết bị ngoài trời, mang về doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.
Trong bức thư gửi đến cho các khách hàng của Patagonia, ông từng nhấn mạnh việc bản thân chưa bao giờ muốn trở thành một doanh nhân. Thế nhưng, niềm đam mê cùng với sự bền vững của Chouinard sẽ không bao giờ cạn kiệt ngay cả khi Patagonia ngày càng lớn mạnh. Năm 2017, một phát ngôn viên của Patagonia cũng nói với Forbes rằng: “Chúng tôi cực kỳ phản đối việc được đưa vào danh sách tỷ phú. Chouinard cũng chưa bao giờ khoe khoang với bạn bè của mình về việc góp mặt trong danh sách tỷ phú hay bản thân là tỷ phú”.
Thậm chí, Chouinard còn không ngại tự gọi bản thân là “chiếc túi bụi”, nguyên nhân bởi vị doanh nhân này từng dành hơn 200 đêm mỗi năm để ngủ ngoài trời. Cho đến tận thời điểm hiện tại, Chouinard vẫn sống giản dị, không có máy tính hay điện thoại di động.