meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú Masayoshi Son - doanh nhân “hiếm có khó tìm” của Nhật Bản: Từ cậu bé sinh ra từ khu ổ chuột đến 'ông trùm' công nghệ khiến Huawei lao đao

Thứ năm, 22/09/2022-22:09
Tỷ phú Masayoshi Son không chỉ nhà nhà sáng lập và gây dựng nên một trong những tập đoàn thành công nhất tại Nhật Bản mà còn là vị doanh nhân sở hữu tính cách và tinh thần của những bậc thiên tài hiếm có, được mọi người ngưỡng mộ.

Theo như số liệu thống kê của tạp chí danh tiếng Forbes, thời điểm hiện tại tỷ phú Masayoshi Son đang là người giàu thứ 3 tại Nhật Bản với khối tài sản lên đến 21,1 tỷ USD. Để có được thành tựu như ngày hôm nay, ít ai biết được vị doanh nhân nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào đã phải trả qua một khoảng thời gian đầy gian khổ trong quá khứ. 

Từ đứa trẻ sinh ra tại khu ổ chuột đến tỷ phú nổi tiếng thế giới

Doanh nhân Masayoshi Son sinh năm 1957 trong một khu ổ chuột tại ngôi làng Tusu, hạt Saga, vùng Kyushu, Nhật Bản. Cha mẹ của ông là người gốc Triều Tiên. Hoàn cảnh gia đình khốn khó, mọi người trong nhà Masayoshi Son phải sống nhờ nghề chăn nuôi lợn và gia cầm. Từ nhỏ, cậu bé Masayoshi Son đã phải đi thu lượm thức ăn thừa từ hàng xóm để cầm về cho lợn và gia cầm ăn.

Những năm tháng tuổi thơ của Masayoshi Son không được màu hồng như bạn bè cùng trang lứa mà toát lên sự cơ cực, nhọc nhằn vì sớm cuốn vào guồng quay mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Nhiều khi, vị tỷ phú này vẫn bồi hồi nhớ lại: “Hồi còn nhỏ, tôi hay ngồi trong một chiếc xe kéo. Chiếc xe này hôi đến mức nó khiến tôi buồn nôn. Sau đó, chúng tôi đi thu lượm thức ăn thừa từ các nhà hàng xóm mang về cho lợn và gia cầm ăn. Mùi của nó vô cùng kinh khủng. Nhưng dù mùi có khủng khiếp đến mấy, tôi vẫn cố gắng làm việc thật chăm chỉ. Khi ấy, bà tôi là người kéo xe để cho tôi được ngồi ở bên trong. Bây giờ, bà đã mất rồi”. 


Những năm tháng tuổi thơ của Masayoshi Son không được màu hồng như bạn bè cùng trang lứa mà toát lên sự cơ cực, nhọc nhằn vì sớm cuốn vào guồng quay mưu sinh, cơm áo gạo tiền
Những năm tháng tuổi thơ của Masayoshi Son không được màu hồng như bạn bè cùng trang lứa mà toát lên sự cơ cực, nhọc nhằn vì sớm cuốn vào guồng quay mưu sinh, cơm áo gạo tiền

Có thể nói, cái nghèo đã trở thành nguồn động lực giúp Masayoshi Son nỗ lực học hành, nung nấu ý chí làm nên sự nghiệp để thoát khỏi cái nghèo. Năm 1972, Masayoshi Son 16 tuổi đã có cơ hội gặp gỡ thần tượng của mình, đó chính là Den Fujita - Nhà sáng lập McDonald Nhật Bản. Cũng tại cuộc gặp gỡ này, Den Fujita đã khuyến khích Masayoshi Son tới Mỹ để du học. Nghe theo lời khuyên của thần tượng, Masayoshi Son khăn gói quả mướp lên đường sang xứ người. Tại Mỹ, ông tiếp tục học trung học, sau đó là Đại học California ở Berkeley. Đồng thời, đây cũng chính là nơi Masayoshi Son bắt đầu con đường kinh doanh của mình thông qua việc thành lập công ty đầu tiên, sản phẩm chính là máy phiên dịch đa ngôn ngữ, bán cho hãng Sharp với giá 1 triệu USD.

Sau khi tốt nghiệp đại học, người đàn ông này quyết định quay trở về quê hương. Năm 1981, Masayoshi Son thành lập Softbank, khởi điểm là một công ty phân phối phần mềm cùng với máy tính cá nhân. Công ty ban đầu chỉ là một căn hộ chật chội tại Tokyo cùng với vỏn vẹn 2 nhân viên. Tuy nhiên, nhờ đầu óc linh hoạt, tận dụng được cơn sốt tiêu dùng tại Nhật Bản lúc bấy giờ, Masayoshi Son đã đưa “cơ ngơi” của mình phát triển chóng mặt, nhanh chóng bành trướng trên thị trường. Đến năm 1994, ông đổi tên SoftBank Corp Nhật Bản thành SoftBank Corp cùng với tham vọng trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Sau đó, Masayoshi Son cùng với đội ngũ của mình đã từng bước đưa tập đoàn trở thành tên tuổi lớn mạnh nhất trong nước, thậm chí còn tấn công ra cả thị trường quốc tế. 


Năm 1981, Masayoshi Son thành lập Softbank, khởi điểm là một công ty phân phối phần mềm cùng với máy tính cá nhân
Năm 1981, Masayoshi Son thành lập Softbank, khởi điểm là một công ty phân phối phần mềm cùng với máy tính cá nhân

Tháng 3/1994, Masayoshi Son cho ra mắt SoftBank Holdings Inc tại Mỹ cùng tham vọng đầu tư vào những doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ và internet. Tháng 7 cùng năm, SoftBank chính thức chào bán cổ phiếu của mình trên sàn OTC, được định giá ở mức 3 tỷ USD. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, vốn hóa thị trường của tập đoàn đã ghi nhận mức tăng trưởng khủng khiếp lên đến 557%. Được biết, đây chính là mức tăng trưởng cao thứ 4 trong lịch sử toàn thế giới. Năm 2014, Masayoshi Son cũng trở thành tỷ phú giàu có nhất Nhật Bản, đồng thời được xếp trong danh sách 40 tỷ phú giàu có nhất trên thế giới.

‘Ông trùm’ công nghệ khiến Huawei phải lao đao

Masayoshi Son nổi tiếng là một doanh nhân có phong cách đầu tư mạo hiểm với giá trị khủng. Không ít lần, những quyết định táo bạo của ông đã mang tới cho Softbank khoản thu lên đến hàng tỷ USD. Thế nhưng cũng có khi, quyết định của vị tỷ phú này đã dẫn đến những khoản thua lỗ không hề nhỏ.

Trong số những thương vụ đầu tư nổi tiếng của ông Masayoshi Son chắc chắn phải kể đến Yahoo và Alibaba. Cụ thể, vào năm 1999, “ông lớn” Nhật Bản đã bắt tay với Yahoo của Mỹ để sáng lập nên Yahoo! Japan Corporation. Ngay lập tức Yahoo! Japan Corporation đã duy trì thống trị các dịch vụ internet tại Nhật Bản trong suốt hàng thập kỷ. Năm 2000, Masayoshi Son tiếp tục đầu tư 20 triệu USD vào tập đoàn Alibaba, quyết định này đã giúp doanh nghiệp internet còn non trẻ tại Trung Quốc trở thành tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất tại nước này. Năm 2014, sau khi Alibaba chính thức IPO, khoản đầu tư 20 triệu USD ban đầu của tỷ phú Masayoshi Son đã có giá trị lên tới 60 tỷ USD. 

Đến năm 2013, Softbank tiếp tục mua lại Sprint Corporation với giá trị lên tới 22,2 tỷ USD. Cũng trong năm này, vị tỷ phú Nhật Bản bỏ ra 2,1 tỷ USD để có thể sở hữu 51% cổ phần của SuperCell. Năm 2015, Softbank tiếp tục “thâu tóm” 22,7% cổ phần của SuperCell. Chỉ một năm sau đó, toàn bộ cổ phần của SuperCell đã được Softbank bán lại cho Tập đoàn Tencent với giá 7,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, tập đoàn của tỷ phú Masayoshi Son còn thực hiện hàng loạt thương vụ đầu tư và mua lại khác như: WeWork, Coupang, GungHo Online Entertainment, Fortress Investment Group,…


Được coi là “gã điên” trong giới đầu tư mạo hiểm, những quyết định của Masayoshi Son không ít lần khiến các doanh nghiệp từ lớn cho đến nhỏ phải lao đao
Được coi là “gã điên” trong giới đầu tư mạo hiểm, những quyết định của Masayoshi Son không ít lần khiến các doanh nghiệp từ lớn cho đến nhỏ phải lao đao

Được coi là “gã điên” trong giới đầu tư mạo hiểm, những quyết định của Masayoshi Son không ít lần khiến các doanh nghiệp từ lớn cho đến nhỏ phải lao đao. Còn nhớ năm 2019, vị tỷ phú này đã “tung đòn” khiến đế chế Huawei Trung Quốc một phen lao đao. Trước đó, vào tháng 7/2016, Softbank khiến thế giới bất ngờ khi công bố kế hoạch thâu tóm hãng thiết kế chip xử lý ARM Holdings của Anh với giá trị lên đến 31,4 tỷ USD. Dù không đầu tư trực tiếp, thế nhưng Softbank cùng với Huawei lại có quan hệ hợp tác khá khăng khít. Đồng thời, tập đoàn của tỷ phú Masayoshi Son cũng sử dụng không ít thiết bị của Huawei trên hạ tầng 4G. Đến tháng 7/2017, Softbank cũng phát đi thông cáo báo chí cho biết, tập đoàn đang có nhiều màn hợp tác với Huawei về 5G.

Thế nhưng thời điểm năm 2019, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vô cùng cam go. Chính quyền Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cấm các công ty công nghệ Mỹ làm ăn với các đối tác Trung Quốc. Trong đó, Huawei đã bị rất nhiều đối tác đình chỉ hợp tác, đáng chú ý là việc Google mở màn tạm ngưng cung cấp phần cứng, phần mềm cho nhiều tên tuổi khác của ngành bán dẫn, sản xuất chip như Qualcomm, Broadcom... cũng đã quyết định ngừng hợp tác với Huawei.

Tuy nhiên, một số công ty nghiên cứu thị trường cho biết, đây vẫn chưa phải là “đòn triệt hạ” với Huawei cho đến khi Tập đoàn ARM chuyên cung cấp thiết kế chip đã quyết định tạm ngừng hợp tác với Huawei. Đây là động thái đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của mảng smartphone tại Huawei. Ngày 29/5/2019, nhà mạng Softbank (Nhật) tiếp tục tuyên bố chọn Nokia cùng với Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị hạ tầng cho mạng 5G. Điều này đồng nghĩa với việc Huawei đã chính thức mất đi một khách hàng cực kỳ quan trọng đó chính là Softbank.

Vị doanh nhân “trăm năm có một” của Nhật Bản

Tỷ phú Masayoshi Son không chỉ nhà nhà sáng lập và gây dựng nên một trong những tập đoàn thành công nhất tại Nhật Bản mà còn là vị doanh nhân sở hữu tính cách và tinh thần của những bậc thiên tài hiếm có, được mọi người ngưỡng mộ. Nhà sáng lập Softbank được ví von với “huyền thoại đầu tư” Warren Buffett, bởi ông là một nhà quản lý quỹ với khối lượng vốn siêu khủng cùng mức lợi nhuận kỷ lục, khoản đầu tư vào Tập đoàn Alibaba của Jack Ma chính là một minh chứng rõ ràng nhất.  

Giống như Steve Jobs - nhà đồng sáng lập Apple, Masayoshi Son cũng sở hữu bộ óc siêu việt của một bậc thiên tài. Từ trước đó rất lâu, ông đã có tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán rằng internet sẽ trở thành một yếu tố cốt lõi giúp thay đổi cả thế giới. Chính vì thế, kế hoạch đầu tư vào Yahoo của Masayoshi Son là hoàn toàn đúng đắn.


Nhiều người nhận định ông chủ của Softbank chính là mẫu tỷ phú và doanh nhân hiếm có, “trăm năm có một” của Nhật Bản
Nhiều người nhận định ông chủ của Softbank chính là mẫu tỷ phú và doanh nhân hiếm có, “trăm năm có một” của Nhật Bản

Ngoài ra, Masayoshi Son cũng được nhiều người đánh giá là có nhiều nét tương đồng với nhà sáng lập Virgin Group – Richard Branson – là người thành lập Virgin Atlantic để có thể cạnh tranh với hãng hàng không quốc gia Anh. Vị tỷ phú này cũng từng khởi nghiệp bằng 2 công ty viễn thông tại Nhật Bản. 

Năm 2001, trong bối cảnh tốc độ băng thông rộng ở Nhật vô cùng chậm chạp, tỷ phú Masayoshi Son đã thuyết phục chính phủ nước này thay đổi quy định đối với ngành công nghệ viễn thông. Thời điểm đó, NTT là một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước và không công ty nào khác muốn trở thành đối thủ của tập đoàn này. Thế nhưng, Masayoshi Son với lối làm việc táo bạo và “không ngán ai” đã tự mình lập nên một công ty cạnh tranh với NTT, có tên là Yahoo BB. Cũng chính nhờ vị tỷ phú này, Nhật Bản sau đó đã trở thành một trong số những quốc gia sở hữu tốc độ đường truyền băng thông rộng cao nhất trên thế giới, đồng thời Yahoo! BB cũng trở thành công ty sửa chữa đường dẫn hàng đầu tại nước này.

Có thể thấy, hiếm có ai hội tụ được tất cả các điểm mạnh của 3 bậc vĩ nhân trong kinh doanh là Steve Jobs, Richard Branson và Warren Buffett bởi đến chính bản thân họ cũng không có được lợi thế của đối phương. Thế nhưng, Masayoshi Son dường như lại có tất cả. Vì thế, nhiều người nhận định ông chủ của Softbank chính là mẫu tỷ phú và doanh nhân hiếm có, “trăm năm có một” của Nhật Bản. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

23 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước