Doanh nhân Nghĩa Vũ: Hành trình từ người đứng sau chiến dịch của Sensodyne cùng Dairy Queen tại Việt Nam đến CEO tài năng của startup triệu đô
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung ông Lê Hải Vũ - CEO startup Velasboost: Ấp ủ giấc mơ tạo ra sản phẩm phụ kiện công nghệ "make in Vietnam"Sau cú 'vấp' mất hơn 300 triệu khởi nghiệp, 9x vẫn kiên định với startup thú cưng, không lâu sau ghi nhận doanh thu khủngGlints - một startup tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam vừa gọi vốn thành công 50 triệu USDĐược biết, nền tảng của Bizzi có thể được tích hợp một cách dễ dàng với những giải pháp kế toán sẵn có, kết nối các nhà cung cấp và khách hàng với nhau để tự động hóa những quy trình tài chính, bao gồm kiểm tra, đối chiếu và thanh toán hóa đơn… Thời điểm hiện tại, startup này đã có hơn 150 khách hàng lớn, gồm có Grab, GS25, Circle K, Tiki, Guardian, Medicare, Pharmacity; ngoài ra còn có hơn 4.000 nhà cung cấp cũng đang sử dụng nền tảng này mỗi ngày. Tổng giá trị hóa đơn xử lý hàng tháng thông qua nền tảng Bizzi tính đến nay đã đạt hơn 300 triệu USD.
Đáng chú ý, Bizzi với công nghệ RPA cùng với machine learning giúp giảm 80% thời gian xử lý cùng với 50% chi phí xử lý hóa đơn, tăng được tính minh bạch và khả năng tuân thủ thuế cho các doanh nghiệp. Nền tảng này được bảo mật bởi Amazon Web Services, từ đó đảm bảo quy trình mã hóa dữ liệu theo đúng chuẩn của các công ty kế toán hàng đầu trên thế giới. Bizzi cũng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về việc quản lý thông tin ISO 27001. Đây chính là nền tảng giúp startup 2 năm tuổi có thể hợp tác thành công với nhiều khách hàng lớn với yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, điển hình như những công ty niêm yết hay các công ty đa quốc gia.
Startup tuổi đời non trẻ này được dẫn dắt bằng đội ngũ sáng lập với chuyên môn vững vàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, anh Vũ Trọng Nghĩa (Nghĩa Vũ) đóng vai trò là nhà đồng sáng lập kiêm CEO. Anh Nguyễn Bảo Nguyên là nhà đồng sáng lập kiêm CTO, từng trải qua hơn 10 năm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của nhiều công ty công nghệ hàng đầu, bao gồm nhà máy sản xuất startup toàn cầu Rocket Internet và VNG.
CEO Nghĩa Vũ: May mắn vì khởi nghiệp đúng thời điểm
Trước khi khởi nghiệp, CEO Nghĩa Vũ từng có thời gian gắn bó với một số công ty đa quốc gia như: Unilever, GlaxoSmithKline, QSR Vietnam... Các công việc của anh đều liên quan đến đổi mới sáng tạo, ví dụ như phát triển một thương hiệu mới hoặc tung một sản phẩm mới vào thị trường Việt.
Trong khoảng thời gian làm việc tại GlaxoSmithKline, anh có vai trò là Brand Manager chuyên phụ trách việc đưa sản phẩm Sensodyne vào thị trường Việt Nam. Còn tại QSR Vietnam, anh từng đảm nhiệm vị trí Marketing Manager, phụ trách việc tung sản phẩm kem úp ngược Dairy Queen của tỷ phú Warren Buffett tại thị trường trong nước. Khi thương hiệu này mở được 5 cửa hàng, CEO Bizzi bất ngờ nhận được học bổng Fulbright, đi học MBA tại Mỹ.
Trong khoảng thời gian 2 năm du học, Nghĩa Vũ tích cực tham gia những mạng lưới hoạt động về đầu tư mạo hiểm và có cơ hội làm việc với nhiều quỹ đầu tư cùng với những startup công nghệ của Mỹ. Đến khi về nước, anh mong muốn có thể xây dựng một startup cho riêng mình. Đến năm 2019, anh bắt đầu có ý tưởng về Bizzi. Khi ấy, Nghĩa Vũ nhận ra rằng, Việt Nam sắp có quy định về việc bắt buộc các doanh nghiệp phải dùng hóa đơn điện tử. Ngoài ra, một số tỉnh thành sẽ dừng dùng hóa đơn giấy kể từ tháng 11/2021 và trên cả nước là từ tháng 7/2022.
Việt Nam có gần 1 triệu doanh nghiệp, mỗi năm có đến hàng tỷ hóa đơn trên thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều làm hóa đơn điện tử đầu ra. Điều này đồng nghĩa với việc phần mềm xuất hóa đơn vẫn chưa có bên nào cung cấp giải pháp một cách hiệu quả cũng như hỗ trợ kế toán về việc nhận các hóa đơn đầu vào. Vì thế, Nghĩa Vũ khẳng định đây là một cơ hội lớn để áp dụng công nghệ vào việc chuyển đổi số với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là bộ phận tài chính kế toán.
Khi gặp được anh Nguyễn Bảo Nguyên - một Cofounder về công nghệ, cả 2 đã cùng nhau trao đổi ý tưởng, sau đó bắt tay thành lập nên Bizzi. Trong thời gian đầu, công ty chỉ tuyển thêm 3 lập trình cùng với kỹ sư phần mềm để hỗ trợ cho việc xây dựng sản phẩm. Năm đầu tiên, Bizzi chỉ có 7 người, chủ yếu làm việc tại một co-working space. Số vốn cũng không có nhiều, chủ yếu là mọi người cùng nhau đầu tư thời gian, công sức và cả chất xám. Thời gian đầu, cả hai Cofounder đã làm việc mà không nhận lương.
Thời điểm hiện tại, cả 2 đã nhận lương đầy đủ. Từ 7 người ban đầu, hiện startup đã có 30 nhân viên. Sau vòng gọi vốn mới nhất, Bizzi đang tuyển dụng để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm. Nghĩ lại những tháng ngày đã qua, anh nhận ra đưa ra giải pháp và gọi vốn đầu tư đúng thời điểm đóng vai trò cốt lõi của công ty. Nếu ý tưởng của anh được triển khai sớm vài năm, chắc chắn không có được mức tăng trưởng lớn như thế; còn nếu làm muộn hơn sẽ khó cạnh tranh bởi thị trường có thể đã có những giải pháp thông minh hơn.
Bizzi cũng có một số nguồn lực để cạnh tranh
Theo chia sẻ của CEO Nghĩa Vũ, Bizzi bắt đầu xây dựng sản phẩm vào tháng 9/2019. Đến tháng 2 năm sau, công ty bắt đầu có khách hàng đầu tiên là chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25. Để có được khách hàng đầu tiên này, Bizzi đã phải gặp gỡ 15-20 doanh nghiệp, thẳng thắn trình bày về những khó khăn mà kế toán đang gặp phải cũng như những giá trị sản phẩm được Bizzi mang lại. Nghe xong, một số bên dù thích sản phẩm nhưng lại không quyết định triển khai, riêng GS25 đã quyết định lựa chọn bởi công ty rất thích áp dụng công nghệ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bizzi có khoảng 150 khách hàng doanh nghiệp lớn; bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng phần mềm của startup này. Đáng chú ý, trước khi nhận được 3 triệu USD đầu tư từ Money Forward, Do Ventures và Qualgro, công ty của CEO Nghĩa Vũ cũng từng được 500 Startups Vietnam rót vốn.
Vị CEO trẻ cho biết, nếu như so sánh quy mô với những tập đoàn công nghệ lớn, Bizzi chỉ bằng một bộ phận mà thôi. Tuy nhiên, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có lợi thế riêng. Ví dụ, một startup như Bizzi sẽ tập trung 100% vào lĩnh vực mà mình đang làm, đó là tự động hóa cùng với AI trong lĩnh vực kế toán tài chính. Những tập đoàn lớn sẽ có nhiều tập trung khác nhau và tham gia những “cuộc chơi” lớn hơn.
Hiện Bizzi có sự hỗ trợ của nhiều quỹ đầu tư, trong đó phải kể đến Money Forward - một công ty niêm yết của Nhật Bản có rất nhiều kinh nghiệm. “Bizzi không hẳn là một startup nhỏ để lo lắng câu chuyện tồn tại, chúng tôi cũng có một số nguồn lực để có thể cạnh tranh”, CEO Nghĩa Vũ khẳng định.
Năm 2021, Bizzi đã nhận được giải thưởng Top 10 startup số của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), cuối năm tiếp tục nhận được giải thưởng Chuyển đổi số tại Singapore. Được biết, đây là giải thưởng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Thụy Sĩ (SwissCham) phối hợp với Deloitte tổ chức, mục tiêu tôn vinh các sáng kiến mang tính đổi mới và chuyển đổi số tại Singapore và khu vực Đông Nam Á. Bizzi là công ty Việt Nam duy nhất vinh dự đạt giải thưởng này.