Chân dung ông Lê Hải Vũ - CEO startup Velasboost: Ấp ủ giấc mơ tạo ra sản phẩm phụ kiện công nghệ "make in Vietnam"
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung doanh nhân Phạm Văn Hoàng - CEO Fastship : Hành trình từ công nhân dọn cống đến ông chủ chuỗi 200 bưu cụcDoanh nhân Đinh Anh Huân - Chủ tịch The Coffee House: Dự kiến sẽ mở rộng ra thế giới, niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2025Doanh nhân Nguyễn Mạnh Tường - CEO MoMo: Tôi từng phải mất nửa tiếng để giải thích MoMo là gì?Ấp ủ giấc mơ với sản phẩm phụ kiện công nghệ "make in Vietnam"
Nói về lý do chọn lĩnh vực sản xuất phụ kiện công nghệ "make in Vietnam", ông Lê Hải Vũ cho biết, từ lúc còn là sinh viên thì ông đã là một người yêu các sản phẩm công nghệ và đặc biệt là smartphone. Ông cũng bắt đầu kinh doanh smartphone bằng việc gom góp tiền tiết kiệm 1 -2 triệu đồng để đi mau các smartphone cũ ở trên các diễn đàn công nghệ. Cũng vì lẽ người chọn nghề mà ông đã theo ngành này cho đến hiện tại. Cũng bởi có sự am hiểu về sản phẩm cũng như khách hàng cùng các mối quan hệ sẵn có mà ông đã lựa chọn ngành phụ kiện smartphone đã tạo nên một thương hiệu mới và một bước tiến mới.
Ông Hải Vũ kinh doanh smartphone với một người anh nữa. Được biết, vào thời điểm giữa năm 2020, khi mà đại dịch COVID-19 xuất hiện thì cả hai anh em nhận ra lĩnh vực này ngày càng kém đi và biên lợi nhuận cũng ngày càng giảm sút. Đến tháng 4/2020, bắt đầu giãn cách xã hội, ở nhà cũng có nhiều thời gian nên ông đã bắt đầu suy nghĩ về những hướng đi mới và lúc đó thì ông bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về các tiêu chuẩn phụ kiện MFi của Apple. Sau đó thì ông cũng tiến hành thử nghiệm vào cuối năm 2020 cho sản phẩm đầu tiên.
Doanh nhân Tào Đức Thắng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Đừng sống an nhàn khi còn trẻ!
Chủ tịch Tập đoàn Viettel - ông Tào Đức Thắng chia sẻ: "Hãy chọn về mình những việc mới và thách thức. Chúng ta giỏi lên nhờ việc khó, ít người thành công từ việc giản đơn".Chân dung Chủ tịch FiinGroup - doanh nhân Nguyễn Quang Thuân: Nghề xếp hạng tín nhiệm không thể "uốn lưỡi"
Sau thời gian 14 năm khởi nghiệp trong ngành phân tích dữ liệu tài chính - đây là một ngành mà mọi người vẫn cứ nghĩ là có thể “hái ra tiền” cũng đã đem đến cho ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup nhiều cung bậc cảm xúc mà ít người có được.Nói về khó khăn về việc nhận chứng nhận MFi từ Apple hay Qualcom, ông Hải Vũ cho hay, trước đây ông chỉ là người kinh doanh thương mại thuần túy và chỉ đơn giản là nhập sản phẩm và tìm cách bán hàng. Còn hiện tại thì ông đang tìm cách đặt hàng sản phẩm sản xuất với thương hiệu riêng thì sẽ vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ. Đáng chú ý là khi làm việc với Apple hay Qualcomm bởi họ sẽ thẩm định khá lâu và ban đầu có một sai lầm đã khiến cho ông mất thời gian lâu hơn 6 tháng thông thường để được Apple cấp MFi.
Ông Vũ kể lại, đó cũng là khi họ yêu cầu cung cấp website doanh nghiệp và ông đã gửi cho họ website bán lẻ của mình. Ở trên đó có một số sản phẩm do Apple quản lý cũng như xuất hiện một số sản phẩm vi phạm bản quyền của họ - vì thế là họ đã ngưng hợp tác và yêu cầu giải trình. Thời điểm đó, ông tưởng đã có cánh cửa mở ra nhưng vô tình lại đóng quá nhanh, bị từ chối một cách bất ngờ, cảm giác mọi thứ như sụp đổ và ông cũng không hiểu vì sao lại như thế.
Dù vậy thì ông đã tìm đọc lại các tài liệu của Apple cung cấp, ở đó có các Q&A cùng quy trình cụ thể để mình tham khảo. Sau đó thì ông quyết định đăng ký làm lại từ đầu. Nhờ rút kinh nghiệm từ lần đầu tiên nên lần thứ hai diễn ra khá suôn sẻ và vào tháng 12/2020, velasboost đã chính thức được Apple cấp giấy chứng nhận MFi.
Khi nói về cái tên velasboost, CEO Lê Hải Vũ bộc bạch: “Thật ra, chỉ có mỗi từ Boost là có ý nghĩa theo tiếng Anh, hiểu như một sự nâng đỡ để tăng tốc. Tương tự sạc nhanh vậy, giúp thiết bị của bạn hoạt động tối đa giá trị hơn. Velas là từ vô nghĩa, khi đi đăng ký sở hữu trí tuệ, những cái tên gắn vào chữ boost mà tôi chọn đều đã bị đăng ký, trong lúc không nghĩ ra thì anh tư vấn viên bảo tôi thử chọn cái tên này cho dễ đăng ký, vì vậy velasboost ra đời”.
Còn những biệt danh như Lỗ Vũ hay Vua Bán Lỗ cũng chỉ là một cách marketing vui vẻ với khách hàng của ông. Bên cạnh velasboost thì ông Vũ còn sở hữu một công ty thương mại chuyên bán lẻ phụ kiện công nghệ hay được khách hàng nói vui là bán lỗ quá nên từ đó luôn có hai tên gọi kia làm biệt danh - với ông đây cũng là một cách để khách hàng họ nhớ đến ông.
Những khó khăn trên con đường khởi nghiệp
Ông Lê Hải Vũ nhớ lại, năm 2017, Bphone đã gây chấn động khi nhảy vào sản xuất smartphone. Bản thân của ông cũng không dám nghĩ đến việc làm smartphone vì nó cần nguồn lực lớn mà mình không thể. Nhiều khi ngồi cà phê với bạn ông cũng nghĩ xem có thể làm một brand về đồ công nghệ của Việt Nam hay không nhưng chưa biết phải làm sản phẩm gì.
Quyết bỏ nghề kinh doanh smartphone để nhảy sang một mảng mới thì ông không dám liều bởi khi đó ông sẽ là tân binh và khách hàng từ đầu, trong khi kinh nghiệm cũng là con số 0 và chưa kể có thể sẽ phải trả giá mà ông thì đã mất quá nhiều trên hành trình kinh doanh trước đó nên đây chính là điều mà ông không muốn xảy ra thêm một lần nào nữa. Ông cũng suy nghĩ đến việc làm mảng gì đó có liên quan đến smartphone và ý tưởng về phụ kiện đã nảy ra. Tại Việt Nam đã có một số đơn vị làm phụ kiện nhưng người ta không ấn tượng. Ông cũng hiểu tâm lý của người dùng Việt đó là họ không phải là sính ngoại mà là người dùng không có niềm tin vào chất lượng của sản phẩm trong nước và không có thứ gì để chứng minh được điều đó.
Nắm bắt được điều đó thì ông Lê Hải Vũ mới tính đến việc phải đứng trên vai người khổng lồ để có thể làm ra được sản phẩm tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế với sạc cáp và tiêu chuẩn MFi của Apple.
Ông Vũ hiểu rằng người Việt tin dùng những thương hiệu công nghệ ngoại. Với cá nhân ông thì đó cũng là điều hiển nhiên bởi nước ngoài họ nắm rõ công nghệ lõi và rất tiến bộ. Chính vì thế mà ngay từ đầu ông cũng đã cố gắng làm ra những sản phẩm đạt chuẩn Apple hay Qualcomm - những tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn cao nhất, khách hàng Việt biết điều đó nên việc tiếp nhận lúc ban đầu là rất dễ dàng bởi công ty cũng có sản phẩm đạt chuẩn ngoại.
Ông Vũ kể lại, khi mới tìm đọc sơ qua các tài liệu để có thể làm sản phẩm đạt tiêu chuẩn MFi và ông đã từng nghĩ đến việc bỏ cuộc vì Apple yêu cầu phải có nhà máy mà cái đó ông chịu. Mặc dù vậy thì trong lúc nghiên cứu thêm, ông đã phát hiện ra một phương án khả thi hơn đó chính là trở thành nhà phát triển sản phẩm - tức là đăng ký với họ để có thể trở thành nhà phát triển sản phẩm đó.
Và khi thực hiện vai trò này thì Velasboost được phép tạo ra một sản phẩm hình mẫu và cho thuê lại các nhà máy thuộc danh sách cấp phép của Apple để có thể gia công lại rồi sau đó đưa về Việt Nam để làm thương mại. Cũng ở thời điểm đó, ông Vũ dã lục tìm các nhà máy ở Việt Nam với mong muốn sản phẩm “make in Vietnam”. Theo đó, ông đã liên hệ với một số nhà mát ở Bắc Giang nhưng đều phát hiện họ đều là đơn vị sản xuất của Trung Quốc và đặt nhà máy ở Việt Nam.
Chưa kể đến việc ông cũng gặp khó khi nhà máy không nhận gia công những đơn hàng nhỏ và chưa đủ giá trị hợp đồng. Bên cạnh đó, một số nhà máy chỉ được phép gia công cho sản phẩm bán ra cho thị trường nước ngoài, không được bán ở Việt Nam. Đó cũng chính là lý do mà ông phải chọn nhà máy ở Trung Quốc chứ thật lòng ông cũng muốn sản phẩm được làm ở Việt Nam.
Đối với các nhà máy Trung Quốc thì mọi chuyện dễ dàng hơn đến với velasboost. Họ không yêu cầu đơn hàng có giá trị quá lớn với chi phí sản xuất thấp. Lúc này ông đã đặt hàng họ làm mẫu thử và sau đó tiến hành gia công số lượng lớn.
Câu chuyện chia đôi công ty cho cá mập của CEO Lê Hải Vũ
Nam CEO này cho biết, nhắc đến việc chia đôi công ty thì lúc đầu ông chỉ là muốn marketing và được lên sóng Shark Tank có thể giúp cho anh có thể quảng bá được thương hiệu con đẻ đến với nhiều người hơn. Ông nghĩ ai cũng muốn điều đó, khi lên sóng chương trình là được cả nước biết đến nhưng ông không chỉ muốn thương hiệu của bản thân chỉ dừng lại ở mức bán nhỏ lẻ và online bởi vì công ty của ông hoàn toàn làm được điều đó mà không cần phải gọi vốn.
Đối với ngành sản xuất đồ công nghệ, nó có một cái khó đó chính là tiêu chuẩn. Lấy ví dụ là bạn là cái quần cái áo, bạn không phải lo lắng quá nhiều đến các tiêu chuẩn hay là kxy thuật. Bạn cũng có thể thấy Coolmate làm ra sản phẩm lên rất nhanh và ít có rào cản về mặt sản xuất.
Việt Nam là một trong những quốc gia gia công may mặc hàng đầu trên thế giới nên làm thời trang ở Việt Nam sẽ dễ hơn so với các sản phẩm công nghệ. Ở nước ta cũng có rất ít đơn vị gia công đồ điện tử và các nhà máy ở đây đều do các nhà sản xuất nước ngoài đặt và họ cũng chỉ sản xuất cho họ chứ không làm cho Việt Nam.
Vậy nên, nếu muốn sản phẩm “make in Vietnam” thì bắt buộc phải có nhà máy ở Việt Nam giúp đỡ mà điều này rất cần nguồn lực lớn - đây là điều mà ông Vũ không thể làm được.
Những kỳ vọng khi đồng hành cùng shark Phú
Tổng giám đốc Lê Hải Vũ cho biết, bản thân ông kỳ vọng sản phẩm có thể được đưa vào các chuỗi lớn để có mức độ phủ thị trường nhanh hơn. Kế tiếp là ông muốn có được nguồn lực để có thể tạo ra cho mình hệ sinh thái lớn hơn từ đó tạo ra nhiều dự án thú vị hơn.
Theo ông Vũ, velasboost hiện đang làm việc với một số thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu để có thể đặt vấn đề hợp tác khi kết hợp với một số brand lớn như thế thì ông cũng cần thêm nguồn lực bởi ông đang phải gồng gánh hơi nhiều.
Đến hiện tại, ông cũng đang lo làm sản phẩm, lo bán hàng và dịch vụ hậu mãi,... vốn liếng cũng chưa đủ nên chưa có khả năng gánh được những chiến dịch lớn và nếu như có nguồn lực cũng như vốn lớn thì mọi chuyện sẽ khác. Nếu theo thỏa thuận ban đầu thì bên Shark Phú sẽ lo khâu phân phối và bên ông chỉ cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm cũng như thương hiệu.
Nói về định hướng công ty trong tương lai, CEO Lê Hải Vũ nói rằng: “Trong ngành này thì mình không nghĩ velasboost có điều gì đột phá sáng tạo so với các thương hiệu khác. Tuy nhiên, tôi có thể dựa theo doanh thu, doanh số và cách làm của đối thủ như Anker, Xiaomi, Baseus… để đưa ra mục tiêu phù hợp với mình”.
Với ông Vũ, họ đều là những thương hiệu lớn và lâu năm ở trên thị trường nên ông nghĩ không có lý do gì mà cách họ làm chẳng đúng cả. Ông cũng sẽ căn theo các bước đi của họ để có thể tìm ra những điểm đột phá trong chiến lược của velasboost từ đó làm khác đi so với những tên tuổi trên.