Doanh nhân Nguyễn Mạnh Tường - CEO MoMo: Tôi từng phải mất nửa tiếng để giải thích MoMo là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Phạm Anh Đức: Vị CEO Tâm - Tài - Trí của Bảo hiểm PVIDoanh nhân Dương Thanh Francois: Người dẫn dắt Bảo hiểm PVI khẳng định vị thế vững chắc trên thương trườngDoanh nhân Nguyễn Lê Trung: Cánh tay đắc lực đưa Nhựa An Phát Xanh phát triển vượt bậcTôi từng phải mất nửa tiếng để giải thích MoMo là gì?
Theo tìm hiểu, chiều ngày 7/9, MoMo và Starbucks Vietnam đã chính thức công bố hợp tác. MoMo chính là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán ở tất cả các cửa hàng Starbucks trên cả nước.
Cũng tại sự kiện trên, ông Nguyễn Mạnh Tường - CEO MoMo cùng CEO Starbucks Việt Nam - bà Patricia Marques đã chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến hai doanh nghiệp. Trong đó cũng có những thách thức mà công ty đã phải trải qua cũng như cơ duyên để MoMo bắt tay với Starbucks.
Khi nhìn về chặng đường đã qua, doanh nhân Nguyễn Mạnh Tường cho biết, thương hiệu MoMo có lịch sử 13 năm thì tầm khoảng thời gian 7 - 8 năm trước, khi mọi người hỏi ông làm gì thì ông chỉ nói qua loa là đang làm công nghệ thông tin. Đối với ông, nếu nói ví điện tử thì phải mất thêm nửa tiếng để giải thích ví điện tử là gì và tại sao lại cần dùng, rồi khi người ta hiểu rồi sẽ hỏi thêm “thế có mất tiền không”.
Vị doanh nhân này cho rằng đó cũng là cái khó nhất trong chặng đường của MoMo. Ông Tường chia sẻ, trong những năm đầu, MoMo mong muốn đưa trải nghiệm mới đến cho khách hàng nhưng khách hàng lại hoàn toàn không hiểu nên đã phải hướng từ từ. Và việc hướng dẫn 1- 2 người thì sẽ nhưng 1 - 2 chục triệu người đó lại là một điều khủng khiếp. Chính vì thế nên việc tạo ra trải nghiệm chính là một điều vô cùng khó khăn. Và rồi ông Tường nghĩ là việc khó thì chẳng thể nào làm một mình được.
Nữ doanh nhân Tôn Nữ Xuân Quyên - CEO BluSaigon cùng hành trình bán bút ngọc trai giá cao
Được biết, trước khi trở thành CEO của công ty sản xuất những cây bút ngọc trai với mức giá có thể lên đến 20 triệu đồng thì Tôn Nữ Xuân Quyền đã trải qua thời gian 7 năm gồng lỗ ở lần khởi nghiệp đầu. Dù vậy nhưng nữ doanh nhân này quyết không từ bỏ và quyết định quay về với sở trường của gia đình và bắt đầu với dòng sản phẩm ngách dành cho những khách hàng cao cấp.Chân dung doanh nhân Hương Giang - CEO của CIEL de GIA: Kẻ "ngoại đạo" cứng đầu cùng đam mê cháy bỏng
Được biết, CEO của CIEL de GIA từng bị khách thuê váy cưới chê đắt bởi không phải là váy nhập, từng được dặn phải nói đi học ở Pháp để thu hút khách mua nhưng chị vẫn thẳng thắn và thừa nhận bản thân là một người khá cứng đầu nhưng lại có niềm đam mê cháy bỏng.Cùng với niềm tin Việt Nam sẽ trở thành quốc gia không có tiền mặt nên ông Tường đã bắt đầu chia sẻ giấc mơ này với các đối tác và đã nhận được phản hồi tích cực. Dần dần thì MoMo cùng với sự đồng hàng của nhiều đối tác cũng đã xây dựng và có khoảng 30 triệu khách hàng như ngày nay.
Còn đối với Starbucks - đây là sản phẩm hoàn toàn khác với MoMo. Tổng giám đốc Patricia Marques cho hay, Starbucks có sản phẩm cụ thể là ly cà phê và khách hàng có thể thanh toán tiền để thưởng thức và nhâm nhi vị của nó. Vị CEO này cho hay: "Khi đến Việt Nam, nhiều người Việt đã biết đến Starbucks. Tuy nhiên, cái khó chính là cách vận hành".
Nữ CEO này nhớ lại, khi đến Starbucks, khách hàng trước hết phải đến quầy đặt nước sau đó thanh toán và chờ lấy, không có nhân viên phục vụ tận bàn. Lúc đó thì khách hàng không thích chờ xếp hàng và thậm chí nhiều người mắng nhân viên là sao không mang nước ra bàn cho họ và tại sao đắt như thế mà không có phục vụ.
Cũng theo bà Marques, có đến 99% cửa hàng là phục vụ tận bàn và chỉ có Starbucks không làm theo cách đó. Lãnh đạo của Starbucks Việt Nam hồi tưởng: "Các bạn nhân viên còn lo sợ không biết khách hàng có quay lại không. Có những thông tin hay bài báo còn nói có thể Starbucks sẽ không thành công ở Việt Nam bởi cách phục vụ như vậy". Đứng trước tình hình đó, nhân viên của Starbucks đã rất lo lắng và thậm chí còn đề nghị với và là nên thay đổi cách vận hành sang hình thức phục vụ tận bàn. Mặc dù vậy, với những quy tắc riêng thì nữ CEO đã nói với nhân viên rằng cái khó ở đây chính là làm sao để cho khách hàng quen và cảm thấy đó không phải là điều gì quá khó khăn. Và làm sao để cho nhân viên của Starbucks tự tin rằng mình vẫn là mình và mình vẫn là Starbucks, khách hàng sẽ quay lại.
Nữ CEO này cho biết thêm, đó chính là những thử thách mà bà cảm thấy tự tin đến thời điểm này Starbucks đã làm được và vẫn tiếp tục phục vụ khách hàng mà không làm mất đi cái chất của thương hiệu Starbucks. \
Nói về việc thanh toán không tiền mặt, lãnh đạo của Starbucks Việt Nam cho hay, trong những ngày đầu đến Việt Nam bản thân bà đã mong muốn và thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Và với câu hỏi vì sao đến thời điểm hiện tại, Starbucks mới liên kết với ví điện tử đầu tiên, CEO này cho biết từ những năm đầu tiên đến năm 2018, Starbucks Việt Nam đã có rất nhiều kế hoạch để tiến hành đẩy mạnh các hoạt động thanh toán số. Những dự án nào cần nhiều thời gian chuẩn bị về hệ thống hay thậm chí đến khi triển khai thì Starbucks cùng với đối tác nhận ra rằng cả hai bên chưa sẵn sàng và vẫn còn thiết nhiều thứ để làm đồng thời có thể tích hợp với nhau. Cho đến năm 2020, các dự án đều đã phải tạm hoãn bởi vì đại dịch COVID-19. Theo đó, COVID-19 không kết thúc sớm như mong đợi và các thương hiệu đều rất nỗ lực để có thể vượt qua được đại dịch. Sau thời gian 2 năm dịch bệnh, cả Starbucks và MoMo đã chính chức nên duyên với nhau.
Ông Nguyễn Mạnh Tường cho rằng vấn đề hợp tác với Starbucks Vietnam cũng sẽ giúp cho MoMo có thể củng cố thêm niềm tin để hiện thực hóa giấc mơ “người Việt Nam có thể ra đường chỉ với một chiếc điện thoại” mà không phải đắn đo đó là hàng quán nhỏ hay là chuỗi thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu.
Đôi nét về doanh nhân Nguyễn Mạnh Tường
Ông Nguyễn Mạnh Tường tốt nghiệp Đại học Bách Khoa năm 2002 và sau đó đã hoàn thành bậc học Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính tại đại học bang New York ở Buffalo và chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chicago Booth school of Bussiness. Sau đó thì ông Tường đã quyết định trở về Việt Nam để lập nghiệp. Thời gian 5 năm vật lộn ở thị trường Việt Nam và trải qua 2 lần startup thất bại thì ông cùng các cộng sự đã gần như đặt cược vào ví điện tử MoMo.
Là người tiên phong làm ví điện tử ở thời điểm còn sơ khai và khi văn hóa giao dịch không tiền mặt cũng như fintech vẫn còn là khái niệm vẫn còn xa lạ ở thị trường Việt Nam thì đội ngũ của MoMo đã phải trả chi phí không hề nhỏ để có thể tạo ra thói quen mới cho người tiêu dùng. Vào tháng 9/2020 thì MoMo cũng đã đạt cột mốc là 20 triệu người dùng, kết nối với 25 ngân hàng cùng hơn 20.000 đối tác, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán và nhân sự cũng đã tăng từ 30 người lên 1.000 người (trong đó có hơn 1 nửa là kỹ sư công nghệ). Đến thời điểm hiện tại, người dùng ra đường không cần phải mang ví mà chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone là có thể mua sắm, xem phim hay đi taxi và thậm chí là mua bánh tráng ven đường bằng MoMo. Để có thể đạt được dấu mốc như hiện nay, ông Tường đã phải trải qua chặng đường mà khi nhìn lại thì nếu từ đầu biết khó khăn như thời gian qua thì có khi không dám làm.