Chân dung Chủ tịch FiinGroup - doanh nhân Nguyễn Quang Thuân: Nghề xếp hạng tín nhiệm không thể "uốn lưỡi"
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung ái nữ New Hope Group: Dùng họ mẹ để che giấu thân phận suốt 10 năm, trở thành tỷ phú khi mới 26 tuổiChân dung đôi vợ chồng trẻ kiếm được 13.000 USD trong một tháng nhờ cho thuê căn hộ cabin: Mỗi ngày chỉ làm việc 1 tiếng!Chân dung nữ doanh nhân 8x - người xây dựng nên doanh nghiệp triệu USD: Hãy xây dựng những điểm nghỉ trên đường đi!Đôi nét về ông Nguyễn Quang Thuân
Chủ tịch FiinGroup tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội và đã lấy bằng Thạc sĩ Tài chính ở Đại học New South Wales (Úc). Đến khi trở về Việt Nam, ông Thuân từng làm quản lý ở PwC Việt Nam và Syney từ năm 1999 - 2007 và chuyên viên phân tích đầu tư tại Công ty Quản lý quỹ Vietnam Holdings (năm 2007 - 2008).
Và khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra cũng là lúc mà ông quyết định từ bỏ công việc ở Vietnam Holdings để khởi nghiệp. Và với nhiều năm kinh nghiệm lăn lộn trên thị trường quốc tế thì ông Thuân đã nhìn thấy được cơ hội lớn từ việc phân tích dữ liệu - đây là một ngành tiềm năng và chưa được khai phá ở Việt Nam. Sau đó thì Stox - Plus (hiện nay là FiinGroup) cũng chính thức ra đời và trở thành người tiên phong trong ngành dữ liệu tài chính.
Sau thời gian 14 năm hình thành và phát triển, FiinGroup đã vươn lên trở thành công ty dữ liệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam, phục vụ thuê bao hơn 1.000 tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hàng chục ngàn nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Đồng thời, FiinGroup cũng là một trong hai đơn vị được Bộ Tài Chính cấp phép cung cấp dịch xếp hạng tín nhiệm dưới thương hiệu FiinRatings.
Chân dung những đại gia nổi tiếng "siêu tiết kiệm": Dù giàu có nhưng không phải ai cũng sẵn lòng hưởng thụ đời sống vật chất xa hoa!
Mặc dù giàu có nhưng không phải ai cũng sẵn lòng hưởng thụ đời sống vật chất xa hoa và sung sướng. Những đại gia siêu tiết kiệm sau đây chính là ví dụ điển hình.Chân dung doanh nhân Hương Giang - CEO của CIEL de GIA: Kẻ "ngoại đạo" cứng đầu cùng đam mê cháy bỏng
Được biết, CEO của CIEL de GIA từng bị khách thuê váy cưới chê đắt bởi không phải là váy nhập, từng được dặn phải nói đi học ở Pháp để thu hút khách mua nhưng chị vẫn thẳng thắn và thừa nhận bản thân là một người khá cứng đầu nhưng lại có niềm đam mê cháy bỏng.Quyết định tìm cơ hội trong khủng hoảng
Được biết, FiinGroup chính thức ra đời vào tháng 3/2018, vài tháng trước khi thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng. Ông Thuân cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ thời điểm đó khiến cho quỹ đầu tư mà ông quản lý đốt sạch mấy chục triệu USD và chỉ còn xấp xỉ 50% giá trị tài sản so với ban đầu. Ông Thuân cho hay: “Cùng thời điểm đó, anh bạn làm tại Lehman Brothers London cũng nhìn thấy khó khăn trước khi tập đoàn này phá sản. Hai chúng tôi và một anh bạn nữa cũng là dân tư vấn PwC quyết định trở về Việt Nam để khởi nghiệp”. Nhưng khi về nước nghĩ cũng không biết phải làm gì. Bởi nếu như tiếp tục đầu tư vào chứng khoán sẽ rất khó bởi vì thông tin và dữ liệu không đủ và đều là dân chuyên nghiệp và không đầu tư theo hình thức “ba chữ cái”.
Đối với ông, ngày xưa ông từng làm kiểm toán và phân tích chứng khoán nên rất thích làm về dữ liệu. Ông cũng nhìn thấy được cơ hội khi tìm thông tin dữ liệu ở trong lĩnh vực tài chính khá là ít ỏi và chỉ có một vài webiste công bố tin tức một cách sơ sài. Khi đó thì ông Thuân đã nảy ra ý tưởng đó là bán thuê bao về phân tích chứng khoán để phục vụ cho các chủ đầu tư, bởi mảng này lúc đó mặc dù nhỏ nhưng thuê bao dùng thường xuyên tương tự như nhà mạng nên được định giá rất cao. Lúc đó StoxPlus (FiinGroup hiện nay) đã ra đời với sản phẩm đầu tiên chính là Stox.vn - đây là website chuyên về truyền thông tài chính với mục tiêu chủ yếu là bán thuê bao về dữ liệu cùng các phân tích chuyên sâu.
Thực tế thì chính cuộc khủng hoảng đã mở ra cơ hội cho ông Thuân và FiinGroup. Bởi vì nếu như thị trường không giảm về 234 điểm vào năm 2008 và vẫn kiếm được tiền tốt từ chứng khoán thì có lẽ ông vẫn đang làm giám đốc đầu tư tại quỹ hay như một công ty chứng khoán nào đó.
Và thực tế cũng cho thấy, kinh doanh dữ liệu không kiếm được nhiều tiền giống như việc đầu tư, ông Thuân bộc bạch, thời điểm đó Quỹ Vietnam Holding có quy mô là 125 triệu USD và chỉ đứng sau mấy quỹ được quản lý bởi Dragon Capital và VinaCapital. Nếu như tiếp tục công việc ở đó thì cơ hội phát triển cũng rất là lớn nhưng điều quan trọng là bản thân lựa chọn đi hướng nào thôi. Còn nói về hối hận thì với ông là có. Bởi vì dù chưa đến mức phá sản nhưng FiinGroup cũng có những giai đoạn vô cùng khó khăn. Được biết, có những thời điểm ông đã chấp nhận lời đề nghị quay trở lại công việc quản lý nhưng sau đó lại thôi.
Theo đó, vào năm 2013, có đối tác đã rủ ông mua công ty chứng khoán để ứng dụng các sản phẩm của FiinGroup theo hướng môi giới trực tuyến giống như mô hình các công ty ở bên Singapore. Thời điểm đó mua công ty chứng khoán nếu như chỉ làm môi giới thì chỉ vài chục tỷ đồng chứ không như hiện nay. Ông cũng từng lên đề án nhưng lại quyết định không làm và tiếp tục với FiinGroup cho đến hiện tại. Sau đó thì ông đã đúc rút ra được bài học khi làm dữ liệu là kinh doanh thông tin dữ liệu sẽ phải giữ vị thế độc lập và tránh xung đột lợi ích cũng như tiếp tục với triết lý đổi mới sáng tạo nhưng cũng phải có lãi hay còn gọi đó là "Profitable Innovation".
Được biết, triết lý này thể hiện khá rõ trong chiến lược kinh doanh của FiinGroup. Mặc dù luôn đổi mới và sáng tạo nhưng sẽ không chấp nhận việc đốt tiền đầu tư thật nhiều rồi đợi một ngày mai tươi sáng. Và mục tiêu quan trọng nhất vẫn chính là đảm bảo có bơ và có sữa cho bản thân của mình cũng như đảm bảo chế độ lương đối với cộng sự trong lúc vẫn đầu tư vào quá trình tự động hóa quy trình cũng như phát triển khi mà nền kinh tế mở cửa cao độ như Việt Nam cũng như thị trường vẫn còn rất mới đồng thời thì cũng phải đánh cược với việc văn hóa trả tiền sử dụng thông tin ở Việt Nam cũng sẽ dần được hình thành.
Trong thời gian đầu, FiinGroup được một số quỹ mạo hiểm nước ngoài quan tâm và rất muốn rót vốn đầu tư. Nhưng ông lại từ chối khi nhận điều khoản đầu tư bởi vì điều kiện của họ rất rắn. Ông cũng hiểu rõ ngành dữ liệu rất đặc thù và không thể kiếm tiền quá nhanh nên ông không chấp nhận mạo hiểm. Và quan điểm của ông vẫn là chậm mà chắc, nhỏ nhưng phải xinh.
Quyết định đi làm thuê để nuôi công ty và bước ngoặt đáng nhớ
Nói về bí quyết kinh doanh thời điểm đó, ông Thuân cho biết kinh doanh trong 3 năm đầu tiên thực sự khó khăn bởi khi đó ngành dữ liệu còn rất khá mới và chưa có văn hóa thu phí thông tin và nhất là lại ở trên mạng internet. Và việc cá nhân cũng như tổ chức tại Việt Nam bỏ tiền ra để mua thông tin dữ liệu cách đây 15 năm về trước đó là điều mà gần như không tưởng. Lúc đầu thì FiinGroup có website quảng cáo nhưng bởi vì lượng truy cập không cao và thường xuyên phải xử lý những vấn đề nhạy cảm khi viết về doanh nghiệp nên đã quyết định bỏ. Và trong những năm đầu tiên, công ty đã không còn một đồng doanh thu nào. Sau đó thì ông Thuân đã chuyển hướng sang thu thuê bao dữ liệu với phần mềm trên file Excel với mức giá khoảng 550.000 đồng/tháng thì mới bắt đầu kiếm ra tiền. Mặc dù vậy thì để ra được sản phẩm hoàn chỉnh thì phải mất khoảng 3 năm. Còn thời gian trước đó thì chủ yếu là dò đường nên mọi người phải giật gấu vá vai đi làm việc khác để có thể kiếm thêm thu nhập từ việc tham gia tài chính đến đào tạo và dạy thêm,... nuôi công ty.
Và bước đầu chinh phục được nhà đầu tư để họ trả phí thì FiinGroup tiếp tục mở rộng sang các dịch vụ dữ liệu Datafeed - đây là giải pháp cung cấp thông tin, dữ liệu cho khách hàng tổ chức. Thời điểm đầu đi bán dữ liệu là khá khó bởi có rất nhiều đơn vị cung cấp dữ liệu thô nhưng quan trọng hơn vẫn là miễn phí. Ông Thuân nhấn mạnh: “Mình bán "thuốc bổ" chứ không phải "kháng sinh", mà thuốc bổ thì không có cũng không sao. Tất nhiên FiinGroup vẫn chứng minh là có giá trị khi đào sâu dữ liệu”.
Có thể thấy, dữ liệu thô cũng giống như các loại hàng hóa khác, giá trị nằm ở khâu chế biến và tinh chế để có thể có được giá trị cao. Nếu như chỉ đơn thuần đào lên hoặc lấy sẵn từ thông tin đại chúng về bán thì giá trị sẽ tăng rất thấp.
Thời điểm đó cũng có nhiều công ty chứng khoán lớn đến nhỏ đều đầu tư đội ngũ tự xử lý dữ liệu và nhân sự của họ không chỉ có đội phân tích, nghiên cứu mà còn có cả đội ngũ xử lý dữ liệu đông. Bởi chưa có áp dụng công nghệ nên tất cả dữ liệu đều phải nhập bằng tay. Nhưng sau đó thì họ cũng chuyển sang dùng dữ liệu của FiinGroup chứ không còn tự làm nữa. Bởi vì rõ ràng việc một tổ chức làm phục vụ hàng trăm người sẽ hiệu quả hơn so với việc công ty tự làm.
Còn bản thân đối tác Nikkei (đây là công ty mẹ của Financial Times) và là cổ đông chiến lược của FiinGroup. Lúc đầu thì họ cũng chỉ là khách hàng mua dữ liệu của FiinGroup, trước đó thì họ cũng đã khảo sát nhiều nhà cung cấp khác tại thị trường Việt Nam và sau đó họ đã quyết định mua của FiinGroup. Chính sự tin tưởng về chất lượng cũng như dịch vụ chính là bước ngoặt cho sự hợp tác của ông lớn Nhật Bản với FiinGroup sau này.
Bằng mọi giá thuyết phục cổ đông để Fiinratings có thể chào đời
Nói về lý do FiinGroup nhảy vào mảng xếp hạng tín nhiệm, ông Thuân cho biết: “Đây chính là câu chuyện khá thú vị. Khi tôi nói về ý tưởng sẽ làm xếp hạng tín nhiệm thì mọi người đều ngăn và nói "làm cái đó làm gì, khoai lắm". Cũng có cổ đông phản đối gay gắt còn đối tác Nhật Bản – Nikkei cũng khuyên tôi phải suy nghĩ thật cẩn trọng, bởi họ đã từng mất 7 năm để hoà vốn trong mảng này”.
Tuy nhiên, cá nhân của ông lại nghĩ khác bởi ông luôn cho rằng thị trường vốn vẫn thiếu chân trái phiếu và ông đã dự báo hệ thống ngân hàng không thể cung cấp đủ nguồn vốn trung cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Khi nhìn ra thị trường khác thì thị trường trái phiếu thậm chí lớn hơn thị trường cổ phiếu và chỉ có thanh khoản ít hơn. Còn tại Việt Nam, có nhiều ngành cũng cần nhu cầu vốn dài hạn ví dụ như bất động sản, hạ tầng hay năng lượng tái tạo,.... Chính vì thế mà thị trường trái phiếu cũng chắc chắn sẽ phát triển và chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi. May mắn với ông Thuân chính là chứng minh được kết quả ban đầu, cơ quan quản lý cùng các thành viên thị trường cũng nhận ra vai trò của xếp hạng tín nhiệm. Đến thời điểm hiện tại, S&P Global đang hỗ trợ FiinGroup về đội ngũ chuyên gia để có thể thực hiện được việc xếp hạng doanh nghiệp cũng như trái phiếu nhưng ông Thuân muốn chính tay người Việt Nam gây dựng nên mảng này nhưng cũng cần kết hợp chiến lược "mượn vai người khổng lồ".