Cần khai thác tốt tiềm năng của bất động sản hàng hiệu Việt Nam
Khu vực Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương đang là điểm nóng hấp dẫn dòng sản phẩm bất động sản hàng hiệu. Bởi khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng sự hình thành nhanh chóng của tầng lớp thu nhập cao.
Theo báo cáo Branded Residences của Bộ phận nghiên cứu Savills toàn cầu, Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng nguồn cung lần lượt là 400% và 216% trong vòng một thập kỷ qua. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Không chỉ thời trang, tín đồ hàng hiệu có thể mua đồ gia dụng tại Louis Vuitton
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái và xói mòn lợi nhuận đã buộc một thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton phải “ngộ biến tùng quyền” khi bắt đầu bán cả đồ gia dụng. Tuy nhiên, những món hàng ở đây chắc chắn là không hề rẻ.Nhà đầu tư kỳ cựu nhận định: Bất động sản hàng hiệu là sản phẩm đạt đến cân bằng giữa cảm xúc, lý trí
Nếu như thú chơi đồ hiệu mà dẫn đầu chính là những ông lớn như Hermes, Patek Philippe hay Rolex,... cũng đã dần quen thuộc và đã phần nào trở thành phong cách sống của một bộ phận giới thượng lưu Việt thì bất động sản hàng hiệu mặc dì là bén rễ ở thị trường Việt Nam hơn một thập niên nhưng chỉ mới được nhắc đến nhiều hơn ở trong thời gian vài năm trở lại đây. Vậy thì bất động sản hàng hiệu là gì và với khách hàng, phần nhiều là các nhà đầu tư sành sỏi họ có góc nhìn gì đặc biệt về dòng sản phẩm BĐS này?Bất động sản hàng hiệu Việt Nam ngày càng thu hút giới đầu tư ngoại
Theo đơn vị phân phối dự án Druce, 2 dự án bất động sản mang thương hiệu Marriott International tại Việt Nam nhận được nhiều phản hồi tích cực từ nhà đầu tư quốc tế.
Báo cáo cho biết, mô hình này được đánh giá là đem tới nhiều giá trị cho các thị trường mới, khi những thương hiệu quốc tế đang gia tăng độ nhận diện trên toàn cầu. Nhưng khác với hình thái thị trường giai đoạn trước (thị phần chủ yếu thuộc về các thương hiệu khách sạn như Four Seasons, The Ritz-Carton, Marriot hay Accor), thì hiện tại thị trường đã phát triển với sự gia nhập của những thương hiệu không phải khách sạn như Giorgio Armani, YOO, Trump. Có thể thấy bất động sản hàng hiệu đã liên tục thay đổi, đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu người mua.
Có 3 thị trường đang đứng đầu toàn cầu về BĐS hàng hiệu năm 2022 là Dubai, South Florida và New York. Ngoài ra, thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng gồm Việt Nam, Mỹ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Mexico. Những khu vực này đã có sự tham gia của những thương hiệu nổi tiếng, ước tính khoảng hơn 30 thương hiệu tại mỗi quốc gia.
Trong đó, Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc tiếp cận được nhiều nhu cầu của thị trường quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm người giàu trong nước, số lượng cá nhân có thu nhập cao trong năm qua tăng 86%. Vì vậy, nhu cầu sở hữu và đầu tư vào BĐS hàng hiệu ngày càng mở rộng.
Ông Matthew Powell, - Giám đốc Savills Hà Nội đưa ra nhận định: “Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì người mua sẽ tìm tới những tài sản đảm bảo được giá trị lâu dài. Những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu chắc chắn mang tới sự yên tâm nhất định cho người mua về chất lượng, thiết kế, quản lý. Vì vậy, đây là thời điểm vàng để phát triển phân khúc BĐS này”.
Ngoài ra, chuyên gia cho hay, bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam hiện còn nhiều tiềm năng và gia tăng sự hiện diện tại cả những điểm đến nghỉ dưỡng và ở cả các trung tâm đô thị như TP. HCM và Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu nội địa về các sản phẩm BĐS hàng hiệu được dự báo tăng cao vì nguồn cung hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Qua đó sẽ mở ra cơ hội đầu tư cho dòng sản phẩm hạng sang và thương hiệu lâu đời.
Nhờ sự xuất hiện của BĐS hàng hiệu là dấu hiệu cho sự phát triển một cách tích cực của thị trường Việt. Các chủ đầu tư BĐS quy mô lớn có mặt tại Việt Nam như một minh chứng rõ nét về sự tiến bộ về chuyên môn, tài năng của các đơn vị trong nước.
Do đó, phân khúc BĐS hàng hiệu tại Việt Nam sẽ còn có những mốc tăng trưởng mới. Thị trường hiện nay không chỉ là sân chơi của các thương hiệu quốc tế, mà còn mở rộng cho các đơn vị trong nước. Những kiến trúc sư, nhà phát triển Việt đang có những cơ hội thể hiện chất lượng xây dựng và thiết kế của bản thân, theo Giám đốc Savills.
Tại thị trường Việt Nam, Giám đốc Savills Hà Nội khẳng định mô hình branded residences còn rất nhiều tiềm năng và ngày càng tăng diện tích. Mô hình này giúp các thương hiệu mở rộng khả năng thâm nhập vào những thị trường mới và mở rộng danh mục dự án. Với sự hợp tác cùng các thương hiệu sẽ hỗ trợ chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án phát triển độ nhận diện.
Vị chuyên gia đánh giá, nhu cầu về BĐS hàng hiệu nội địa chủ yếu là các căn hộ từ 3 - 4 phòng ngủ với diện tích lớn phục vụ gia đình. Tuy nhiên, thị trường này cũng ghi nhận nhu cầu về những căn hộ có 2 phòng ngủ từ các cặp đôi hay gia đình trẻ. Việc hình thành một tệp khách hàng trẻ đang sở hữu khối tài sản lớn, thích sự dịch chuyển chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của BĐS hàng hiệu.
Đồng thời, với những thành phố đang có sự phát triển như TP. HCM, với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm BĐS hàng hiệu được dự báo tăng cao. Bởi nguồn cung hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thiết kế và dịch vụ của nhóm cá nhân đang sở hữu tài sản lớn mới. Như vậy đã mở ra cơ hội đầu tư cho những sản phẩm BĐS hạng sang cùng các thương hiệu lâu đời, sở hữu một lượng khách hàng trung thành lớn.
Thời điểm nền kinh tế rơi vào khó khăn, người mua sẽ tìm tới các tài sản đảm bảo giá trị đầu tư lâu dài. Đây lại là một trong những lợi thế của nhà ở có thương hiệu. Những thương hiệu nổi tiếng được công nhận trên toàn cầu có thể mang lại cho người mua sự yên tâm nhất định về thiết kế, chất lượng quản lý. Vì thế đây chính là thời điểm tốt để phân khúc bất động sản phát triển và hưởng lợi từ những trải nghiệm toàn cầu mà các thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp mang đến.
Bên cạnh đó, chuyên gia Savills nhận định về các rủi ro liên quan tới mô hình này tại Việt Nam nếu không thực hiện quá trình hoạch định một cách thấu đáo.
Thông tin về nhiều dự án bị chậm tiến độ và vấn đề về thực hiện cam kết tài chính phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường second home. Trong bối cảnh nguồn cầu giảm - nguồn cung tăng mạnh, với các dự án có cam kết “quá lý tưởng” hiện nay đang gặp nhiều thách thức khi muốn thực hiện hóa những cam kết này.