meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán

Thứ năm, 23/03/2023-14:03
Biểu đồ nến Nhật là một trong những loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường thì không phải ai cũng hiểu hết và biết cách đọc biểu đồ nến Nhật. 

Biểu đồ nến Nhật là gì?

Biểu đồ nến Nhật là loại biểu đồ thể hiện và cung cấp sự biến động của giá mở phiên, giá đóng phiên, những thay đổi về giá trong cả một phiên giao dịch, giá trần, giá sàn. Nhờ vào các thông tin hữu ích mang lại mà đồ thị này được dùng để phân tích thị trường cũng như thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư.

Đồ thị nến Nhật đã có từ lâu và được sử dụng chủ yếu tại Nhật Bản, phải đến khi được ông Steve Nison phát hiện và quảng bá rộng rãi thì biểu đồ nến Nhật mới được nhiều người biết đến và sử dụng khắp nơi. Thông thường mỗi sàn giao dịch sẽ quy định những màu nến khác nhau được thiết lập sẵn trên các công cụ giao dịch. Trên biểu đồ nến Nhật, màu được sử dụng phổ biến nhất là màu xanh khi nến tăng và màu đỏ cho nến giảm. 


 
 

Cách đọc biểu đồ nến Nhật trong giao dịch chứng khoán

Biểu đồ nến Nhật là biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán vì thế các nhà đầu tư cần phải học cách để đọc biểu đồ này một cách chính xác. Những thông tin cần phải lưu ý khi đọc biểu đồ nến Nhật trong giao dịch chứng khoán như sau: 

Cấu tạo của một cây nến

Biểu đồ nến do ông Munehisa Homa sáng tạo ra, ông là một thương nhân người Nhật đã sử dụng biểu đồ nến để ghi chép sự biến động giá gạo. Khi áp dụng vào biểu đồ chứng khoán thì đã trở nên phổ biến trên thế giới và được mọi người sử dụng như một công cụ phân tích tài chính phổ biến. Thông thường mỗi cây nến được cấu tạo thành hai phần là thân nến và bóng nến, trong đó phần thân nến thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong một phiên giao dịch, bóng nến trên dưới thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong phiên giao dịch đó. Màu sắc của nến cũng cho biết tỷ giá của danh mục tài chính, nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa thì nến sẽ có màu xăng, nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì nến sẽ có màu đỏ.

Cách đọc 5 loại biểu đồ nến Nhật cơ bản

Biểu đồ nến Nhật được phân ra thành 5 loại phổ biến, cách đọc biểu đồ nến Nhật từng loại cụ thể như: 

Nến tiêu chuẩn

Được cấu tạo với phần thân dài trong đó bóng trên và bóng dưới ngắn hơn thân nến, nến tiêu chuẩn sẽ thể hiện các xu hướng diễn ra trong một phiên giao dịch, nến xanh là thị trường tăng còn nến đỏ là thị trường giảm. 

Nến cường lực

Nếu cường lực chỉ có thân chứ không có bóng nến, loại biểu đồ này thể hiện được sức giao dịch trên thị trường cực mạnh. Đồng thời, nến cường lực cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều của thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải phân tích thêm các yếu tố để bắt được tín hiệu.

Trong trường hợp đảo chiều thì nến cường lực màu đỏ sẽ xuất hiện khi thị trường có xu hướng tăng tín hiệu đảo chiều giảm của thị trường sẽ xảy ra. Ngược lại khi nến xanh xuất hiện sau một chuỗi giảm thì đó là tín hiệu đảo chiều tăng. Trong trường hợp thị trường tiếp diễn nếu thị trường đang trong xu hướng tăng mà nến cường lực xanh xuất hiện thì thị trường sẽ vẫn tiếp tục tăng. Trong trường hợp thị trường đang có xu hướng giảm mà nến cường lực đỏ xuất hiện thì báo hiệu tín hiệu tiếp tục giảm.

Nến có râu dài ở dưới

Đây là loại biểu đồ nến còn được gọi là nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng). Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng sẽ dài hơn thân gấp 2 – 3 lần tạo thành hình dâu dài ở dưới. Loại biểu đồ này thể hiện bên bán kéo giá xuống mạnh nhưng bên mua cũng đã kéo lên. 

Nến có râu dài ở trên

Loại biểu đồ nến này còn có tên là Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng). Cũng giống như nến có rây dài ở dưới thì nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn thân gấp 2 – 3 lần nhưng râu dài sẽ nằm ở bên trên thân. Điều này thể hiện giá bị bên mua đẩy lên cao sau đó bên bán lại kéo xuống. 

Nến do dự

Biểu đồ nến do dự có phần thân rất nhỏ mà thậm chí là không có và không thấy, tuy nhiên, bóng nến rất dài với hai phần trên dưới bằng nhau thể hiện giá đóng hoặc mở cửa gần như bằng nhau. Nến do dự thể hiện sự cạnh tranh và giằng co giữa bên mua và bên bán nhưng không thể phân thắng bại đúng như cái tên của loại nến này. Nến do dự sẽ không báo hiệu bất cứ tín hiệu nào của thị trường. 

Ngoài các loại nến phổ biến thì còn một loại biểu đồ nến khác là nến DOJI, loại biểu đồ này cũng thể hiện sự do dự của thị trường và là một tín hiệu quan trọng để nhà đầu tư đánh giá được sự đảo chiều tại đỉnh hoặc đáy của phiên phiên giao dịch. Mặc dù không thể hiện rõ sự đảo chiều nhiều song loại nến này cho thấy thị trường đang bị chững lại không có chiều hướng tăng hay giảm. 


 
 

Biểu đồ nến Nhật được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào việc thể hiện đầy đủ các thông tin cũng như dễ đọc hơn so với các loại biểu đồ khác. Đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường thì việc làm quen với biểu đồ nến Nhật là điều rất cần thiết. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

15 giờ trước

Công khai người đấu giá cao rồi bỏ cọc: Chưa đủ sức răn đe

15 giờ trước

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

15 giờ trước

Giá vàng nhẫn “nóng bỏng”: Liệu có can thiệp bình ổn như vàng miếng?

15 giờ trước

Tranh cãi chuyện đánh thuế bất động sản để chặn đầu cơ

15 giờ trước