Breakout là gì? Dấu hiệu nhận biết hiện tượng Breakout trên thị trường
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu Blue Chip là gì? Những cổ phiếu Blue Chip uy tín tại Việt NamBẫy thanh khoản là gì? Nguyên nhân và giải pháp thoát khỏi bẫy thanh khoảnBán khống là gì? Những lưu ý trong hoạt động bán khống chứng khoánBreakout là gì?
Trong chứng khoán Breakout để ám chỉ khi giá chứng khoán vượt qua một mức xác định hoặc thường xảy ra khi đường hỗ trợ và đường kháng cự bị phá vỡ. Hiểu theo một cách đơn giản thì Breakout là hiện tượng giá chứng khoán tăng đột biến vượt qua vùng kháng cự đỉnh hoặc giảm xuống mức thấp phá vỡ vùng hỗ trợ. Trong đó vùng kháng cự là đường nối các đỉnh còn vùng hỗ trợ là đường nối các đáy.
Những loại breakout trong chứng khoán
Trong trường hợp xảy ra hiện tượng Breakout thị trường sẽ phải chứng kiến sự biến đổi mà có thể xảy ra hai trường hợp giá tăng cao hoặc giảm sâu. Do đó, các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh ngay tại các điểm Breakout đề phòng các trường hợp sau:
- Trường hợp giá đột phá khỏi vùng kháng cự nghĩa là giá lên cao thì nhà đầu tư có xu hướng mua.
- Trường hợp giá đột phá khỏi vùng hỗ trợ nghĩa là giá giảm thì nhà đầu tư có xu hướng bán ra.
Song, trên thực tế sẽ có hai loại Breakout mà nhà đầu tư cần phải hiểu và nắm được để việc giao dịch trở nên hiệu quả hơn:
Breakout xảy ra trong cùng một cây nến
Đây là loại breakout chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng muốn kiếm lời nhanh. Tuy nhiên, để sử dụng được loại Breakout này bắt buộc phải là nhà đầu tư có kinh nghiệm vì sẽ bị nhiễu thông tin thị trường nên việc phân tích chứng khoán khá khó khăn và thiếu chính xác.
Breakout xảy ra tại đường hỗ trợ hoặc kháng cự
Đây là hai loại Breakout được sử dụng phổ biến hơn hết nên nhà đầu tư có thể dựa vào đây để dự đoán được xu hướng thay đổi giá trong tương lai. Tuy nhiên, có trường hợp giá đã vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nhưng không đi theo hướng mà nhà đầu tư kì vọng ngược lại quay về 2 mức trên. Hiện tượng này được gọi là phá vỡ giả mà dễ khiến cho nhà đầu tư đi đến con đường thua lỗ, kiệt quệ nếu không đủ lực để chống đỡ trong thời kì này. Do đó, để phân biệt được đâu là breakout thật đâu là Breakout giả cực kỳ quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng Breakout trong chứng khoán
Trong quá trình tham gia thị trường chứng khoán và sử dụng Breakout để đầu tư sẽ gặp phải rất nhiều trường hợp giả mà cần phải phân biệt được. Vậy làm cách nào để phân biệt trường hợp Breakout giả hoặc thật?
Dựa trên giá đóng cửa và ngưỡng lọc: Giá đóng cửa là mức giá chốt cuối cùng giữa hai bên mua và bán khớp lệnh với nhau. Ngưỡng lọc là mức độ xuyên qua kháng cực hoặc hỗ trợ theo chiều mà mức giá có thể sẽ phá vỡ để đạt được. Dựa vào giá đóng cửa và ngưỡng lọc để nhà đầu tư xác định được một điểm breakout thật.
Dựa vào mức thanh khoản: Khi thị trường “khỏe” thì các nhà đầu tư sẵn sàng mua đuổi nghĩa là mua với giá cao để bán ra với mức cao hơn. Nếu nhà đầu tư sử dụng Breakout trong trường hợp này thì có nghĩa là đồng ý với việc đi theo cơ chế thị trường hiện tại. Thông thường, vào thời điểm tính thanh khoản của thị trường tăng tối thiểu 50% so với mức trung bình của 20 phiên giao dịch trước đó thì Breakout sẽ vượt ngưỡng kháng cự.
Dựa vào các chỉ báo giao dịch: Trong đầu tư kinh doanh thì các chỉ báo là yếu tố hết sức quan trọng được để ý rất kĩ. Nếu như giá vượt ngưỡng kháng cự, tạo hiện tượng tăng giá liên tục vượt đỉnh so với các đỉnh trước đó thì các chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Những dấu hiệu này sẽ tạo xu hướng tăng giá cho các kì tiếp theo, ngược lại, nếu giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ tạo phân kì dương thì có thể giá sẽ giảm trong thời gian tới.
Cách loại giao dịch khi breakout
Breakout là một trong những yếu tố để giúp các nhà đầu tư giao dịch có lãi nếu như biết nắm bắt thời vơ thích hợp. Vì thế, không thể giao dịch theo cảm tính mà cần có sự phân tích, nghiên cứu cụ thể để đạt được kết quả tốt. Một số phương pháp giao dịch khi thị trường xảy ra hiện tượng Breakout :
- Điều kiện vào lệnh mua breakout: Trong trường hợp đồ thị giá của chỉ số đang ở xu hướng tăng theo chiều hướng trung và dài hạn, Breakout đóng cửa trên vùng kháng cự với khối lượng giao dịch trên mức trung bình so với 20 phiên giao dịch trước đó gần nhất thì có thể tạo lệnh mua.
- Điều kiện vào lệnh bán breakout: Trong trường hợp đồ thị giá của chỉ số đang ở xu hướng giảm theo chiều hướng trung và dài hạn, Breakout đóng cửa nằm dưới vùng hỗ trợ với khối lượng giao dịch trên mức trung bình so với 20 phiên giao dịch trước đó gần nhất thì có thể tạo lệnh bán.
- Nên chờ retest mới đặt lệnh: Nếu trong phiên giao dịch, giá Breakout tăng mạnh, khoảng cách từ giá mua đến giá cắt lỗ quá lớn thì nhà đầu tư nên chờ đến nhịp retest rồi mới tham gia để tránh những rủi ro không đáng có đồng thời kéo dài thời gian vào lệnh cho phiên giao dịch.
Nguyên tắc giao dịch cơ bản khi breakout
Trên thực tế, việc xác định Breakout là thật hay giả cũng chỉ dựa trên các kinh nghiệm chứ không thể xác định chính xác 100%. Không phải breakout nào cũng thành công để tạo ra một xu hướng đổi giá mới trên thị trường. Do đó, trong quá trình giao dịch khi Breakout cần phải chú ý các nguyên tắc sau:
- Breakout giả có số lượng giao dịch thấp, mức giá không đủ sức để bứt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mà quay đầu di chuyển theo hướng cũ.
- Trong trường hợp Breakout nhà đầu tư phải theo dõi song song chỉ báo RSI với Breakout để biết được điểm Breakout thật hay giả nếu có tín hiệu đảo chiều.
- - Nhà đầu tư không thể rót tiền theo cảm tính mà cần tìm hiểu, học hỏi nhiều kinh nghiệm để có được chiến lược đầu tư hiệu quả. Theo các chuyên gia nhà đầu tư cần xác định mục tiêu lợi nhuận của mình và đặt lệnh chờ cắt lỗ kịp thời trong trường hợp thị trường rơi vào tình huống Breakout giả.
Breakout trên thị trường chứng khoán là những dấu hiệu tích cực hoặc tiêu cực tương ứng với tăng qua đỉnh hoặc giảm dưới đáy. Vì thế, nhà đầu tư cần phải có đủ kĩ năng và kiến thức để xác định được Breakout trên thị trường là thật hay giả trước khi xuống tiền đầu tư.