Bình Dương lấy ý kiến người dân về quy định tách thửa đất
BÀI LIÊN QUAN
Qua thời “sốt” bỏng tay, người người tranh nhau gom hàng, nay đất Bình Dương rao mãi chẳng ai muaTăng giá 30-40% trong thời gian ngắn, Tân Uyên được mệnh danh là “điểm nóng” mới của bất động sản Bình DươngTP.HCM khan hàng trầm trọng, người dân “quay gót” về Bình Dương săn căn hộ giá mềmTheo laodong.vn, Dự thảo của UBND tỉnh Bình Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp là 300m2 tại các phường, 500m2 ở thị trấn và 1.000m2 ở các xã.
Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, dự thảo đưa ra 2 phương án.
Phương án 1 là lập chung các địa phương, diện tích tối thiểu được tách là 1.000m2 ở các phường, 2.000m2 tại thị trấn và 3.000m2 tại các xã. Phương án 2, quy định theo từng đặc thù của các địa phương khác nhau.
Ưu điểm của phương án này là diện tích tách thửa lớn, cơ bản đảm bảo cho việc sử dụng, khai thác cho mục đích nông nghiệp, phù hợp góp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 788/SNN-NN ngày 22/4/2022.
Hạn chế phương án 1 này được đánh giá không phù hợp với tình hình quản lý sử dụng đất đai tại các địa bàn như thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát. Do đó, các địa phương này đề nghị giữ nguyên diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND.
Phương án 2 được UBND tỉnh Bình Dương đưa ra đó là các địa phương còn nhiều đất nông nghiệp như các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo là 2.000m2 ở thị trấn và 3.000m2 ở các xã; các thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên và Bến Cát diện tích tối thiểu được tách là 300m2 tại phường, 1.000m2 tại xã.
Đối với đất ở, diện tích tối thiểu được tách là 60m2 ở các phường, 80m2 các thị trấn và 100m2 các xã.
Ưu điểm của phương án này là diện tích tách thửa phù hợp với tình hình quản lý sử dụng đất tại các địa bàn trong tỉnh Bình Dương, phù hợp với ý kiến góp ý của các địa phương.
Trong Dự thảo của UBND tỉnh Bình Dương còn bổ sung thêm các quy định như đối với trường hợp tách thửa đất ở, tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp thì phải đáp ứng ít nhất 2 điều kiện. Đó là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế hoặc kế hoạch đầu tư trung hạn để xem xét, giải quyết tách thửa.
Đối với thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp với đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng mặt tiền tối thiểu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có bề rộng chỉ giới đường đỏ <19m. Đảm bảo có bề rộng mặt tiền tối thiểu 5m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥19m.
UBND tỉnh Bình Dương sẽ tập hợp ý kiến của người dân về Dự thảo và xem xét đưa ra Quyết định mới về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất. Đây là cơ sở để các địa phương trong tỉnh áp dụng, chấn chỉnh lại tình trạng phân lô, bán nền tràn lan.
Được biết, vào năm 2017, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chưa thật hiệu quả nên vẫn còn xảy ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan, gây ra các cơn sốt đất ảo, khiến vỡ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Tình trạng này đã xảy ra tại các huyện phía Bắc của tỉnh Bình Dương như huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo.