Bất động sản Quảng Nam đang nắm giữ cơ hội tăng trưởng mới
Theo Diễn đàn doanh nghiệp, đầu tháng 7, du lịch phục hồi mạnh mẽ, thống kê cho thấy lượng khách du lịch đạt gần 2,3 triệu lượt đổ về thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ vậy, thị trường bất động sản ở 2 địa phương này có nhiều tín hiệu khả quan và được nhà đầu tư săn đón với hy vọng đón đầu làn sóng tăng trưởng dịp cuối năm.
Nguồn cung "nhỏ giọt"
Nhà đầu tư tại thị trường địa ốc Quảng Nam vẫn giữ tâm lý "chờ thời" suốt thời gian vừa qua. Tuy lượng giao dịch trên địa bàn khá ít ỏi nhưng giá BĐS vẫn không giảm, có nơi còn tăng theo quý, duy trì ở mức 10 - 20%.
Chính quyền Quảng Nam trước đó đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và cho phép nhà thầu những dự án BĐS như Trung tâm hành chính Điện Minh, Florence Quảng Nam, khu dân cư nhà ở thị xã Điện Bàn, Khu dân cư phố chợ Điện Minh… khiến các nhà đầu tư vào khu vực này trở nên nhộn nhạo.
Cụ thể dự án Florence Quảng Nam – Phân khu I với diện tích 26,6ha, bao gồm các sản phẩm đất nền liền kề và shophouse cùng công trình hành chính, công trình công cộng, các tiện ích như trung tâm thương mại,... Số vốn được đưa vào dự án lên tới 1.500 tỷ đồng. Số lượng sản phẩm dự kiến được ra mắt ban đầu chỉ 100 lô, nhưng ngay sau đó đã có hàng trăm khách hàng đặt trước ở các vị trí ưu tiên 1, 2, 3.
Quảng Nam: Đất nền gần chợ hấp dẫn giới đầu tư
Đối với giới đầu tư, "săn" được một lô đất liền kề chợ và có mặt tiền đường lớn là rất may mắn. Đây cũng là loại hình đầu tư có lời cao trên thị trường bất động sản nhờ những ưu điểm vượt trội. Tuy phân khúc này đang ngày càng hiếm nhưng tại Quảng Nam vẫn còn một quỹ đất rất hấp dẫn.Quảng Nam chuẩn bị đón làn sóng đầu tư quy mô lớn
Trong giai đoạn 2022 - 2023, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút đầu tư vào một loạt các dự án khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp có diện tích lớn. Với sự hấp dẫn của những dự án này, rất được kỳ vọng thu hút sự quan tâm và dòng vốn đầu tư của các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản.Du lịch Quảng Nam là cú “hích” để thị trường bán lẻ tăng doanh thu
Đã vài tháng mở cửa lại hoạt động du lịch, Quảng Nam nhận về nhiều tín hiệu tích cực không chỉ cho ngành du lịch mà cho toàn nền kinh tế tỉnh. Trong đó, thị trường bán lẻ khu vực ngay lập tức hưởng lợi khi đạt doanh thu 5 tháng đầu năm gần 21 nghìn tỷ đồng.Giải thích về thực tế này, ông Nguyễn Minh Sang – Phó giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển VXS Group nhận định: "Dự án Florence nằm ngay cạnh khu hành chính thị xã Điện Bàn, sở hữu vị trí đắc địa trên các tuyến đường chính tại khu vực trung tâm thị xã Điện Bàn và được quy hoạch trở thành đô thị kiểu mẫu được xem là một trong những khu đô thị ưu điểm nổi bật nhất trong khu vực và cùng phân khúc so với thời điểm hiện tại”.
Theo ông Sang, việc thị trường bất động sản Quảng Nam khan hiếm hàng là điều thực tế đang diễn ra hiện nay. Vì vậy, sau khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, chủ đầu tư cần xem xét, quyết định để đưa ra thị trường số lượng sản phẩm phù hợp, tránh gây hiện tượng tăng giá đột ngột, xảy ra tâm lý tiếc nuối khi lỡ bán giá rẻ.
Ông Trương Thanh Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Vgroup cho rằng: "Sau 2 năm chịu những ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid - 19, thị trường BĐS Quảng Nam đang có những bước dịch chuyển mạnh mẽ. Dưới sự tác động của dịch bệnh, đã khiến nhiều nhà đầu tư thay đổi "khẩu vị" . Chẳng hạn như tại những đô thị sầm uất ghi nhận giá trị BĐS có sự bão hòa. Vì vậy, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các điểm đến còn dư địa tăng trưởng lớn. Quảng Nam chính là một trong những sự lựa chọn đó".
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, đã có hơn 30 sản phẩm giao dịch trong tuần với mức giá không giảm mà còn tăng lên 20 - 30% so với đợt trước dịch. Có thể thấy, thị trường BĐS Quảng Nam nói chung, nhất là tại khu vực Điện Nam – Điện Ngọc nói riêng đã làm cho giá đất nền khu vực này trở thành một kênh đầu tư đầy triển vọng.
"Bắt sóng" những tín hiệu khả quan
Nhiều chuyên gia đã ví quá trình tăng trưởng của bất động sản Đà Nẵng và Quảng Nam như biểu đồ hình sin trong toán học. Nguyên nhân cũng vì thị trường địa ốc nơi đây phát triển không tuân theo bất cứ công thức nào mà chỉ mang tính thời điểm ở những mốc thời gian nhất định. Chẳng hạn như trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng đã từng rất nhộn nhịp vào các giai đoạn 2013, 2016, 2017… và có nhiều sự dự đoán nơi đây sẽ "hóa rồng" vào năm 2022.
Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, thực trạng hiện nay của thị trường BĐS Quảng Nam là do chênh lệch lớn về cung - cầu.
Cơ hội của năm 2022 tương đối sáng với ngành BĐS trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán ở mức 4,5 - 5%, kiểm soát tốt dịch bệnh, tỷ giá và lãi suất giữ ở mức ổn định, lạm phát sẽ đi ngang ở mức 3,3%.
Dự báo tăng trưởng ở Việt Nam là 6,5%, lạm phát sẽ duy trì mức 3,4 - 3,7%. "Trong đánh giá của nhà đầu tư lĩnh vực bất động sản, giá cổ phiếu bất động sản tăng 2,2% năm qua, nhà đầu tư đánh giá cao sức phục hồi của nền kinh tế nói chung và của ngành bất động sản nói riêng" - Ông Lực chia sẻ.
Phân tích về những triển vọng của thị trường BĐS Quảng Nam, vị chuyên gia này nhìn nhận, giá sản phẩm các phân khúc không giảm, thậm chí BĐS nhà ở sẽ tăng khoảng 9% tùy từng vị trí. Nguyên nhân cốt lõi vẫn do sự thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu không giảm.
Xét về tài chính, theo chuyên gia, nguồn vốn rót vào thị trường BĐS trong năm 2021 đã tăng gần 9%. Tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. 7.650 doanh nghiệp BĐS thành lập mới với số vốn đăng ký là 472.000 tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới vào BĐS là 2,6 tỷ USD. Trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành được 628.000 tỷ VND ra thị trường, tăng 36%.
Cả cơ hội và tiềm năng tăng trưởng là rất lớn, nhưng ông Lực vẫn chỉ ra những thách thức mà thị trường BĐS năm 2022 phải đối mặt. Đó là việc Chính phủ đã chỉ đạo kiểm soát chặt hơn vào lĩnh vực BĐS. "Nhưng không vì vậy mà chặt đứt nguồn vốn ra thị trường. Chúng ta phải để thị trường phát triển trong vùng kiểm soát, minh bạch và lành mạnh hơn" - Chuyên gia nhấn mạnh.
Từ thực trạng trên, TS Cấn Văn Lực cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường BĐS là cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữ người lao động… Doanh nghiệp phải theo hướng phát triển BĐS xanh, chuyển đổi số đón đầu xu hướng toàn cầu, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro là tất yếu.