Du lịch Quảng Nam là cú “hích” để thị trường bán lẻ tăng doanh thu
Theo báo Công Thương, Phòng Quản lý thương mại - Sở Công Thương Quảng Nam cho biết, để duy trì và phát huy những kết quả nổi bật đã đạt được trong những tháng đầu năm, Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là với lĩnh vực thị trường bán lẻ.
Các doanh nghiệp và mạng lưới thị trường bán lẻ rất nỗ lực để ứng dụng hình thức mua bán trực tuyến nhằm kích cầu tiêu dùng hiệu quả, duy trì sự liền mạch của nguồn lưu chuyển hàng hóa để tạo được sự thích ứng với thị trường.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm nay, Quảng Nam ghi nhận các điểm đến trên địa bàn đã thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Theo thống kê, nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú tại khu vực thành phố Hội An đã được đặt kín phòng vào dịp lễ. Đây là tín hiệu rất tốt đối với ngành du lịch của tỉnh và sẽ là động lực tăng trưởng mới cho ngành từ nay đến hết năm.
8x Quảng Nam bỏ phố về quê đầu tư đất xây dựng chuồng trại nuôi chuột nứa, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng
Được biết, sau 10 năm bươn chải tại TP. Hồ Chí Minh, anh Tô Văn Bình (36 tuổi) trú tại thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã quyết định về quê nuôi dúi.Bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam được hâm nóng nhờ những dự án mới
Ngành du lịch mở cửa trở lại sau gần 3 năm trầm lắng từ Covid - 19, hạ tầng phát triển đồng bộ, vấn đề pháp lý cũng dần được tháo gỡ. Qua đó có thể thấy, thị trường bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam đã tiếp nhận nhiều động lực để khởi sắc trở lại."Đu" theo sóng đất Đà Nẵng, Quảng Nam rồi "chết kẹt" trầy trật tìm cách thoát hàng
Sau giai đoạn tăng nóng, thị trường bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam 2 năm qua liền rơi vào cảnh trầm lắng, ảm đạm. Nhiều nhà đầu tư vỡ mộng, tìm cửa thoát hàng.Ông Văn Bá Sơn, Phó Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam nhận xét, hiện đang có gần 85% các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã mở cửa và đón khách. Trong đó, khoảng 60% lực lượng lao động trong ngành du lịch được trở lại làm việc. Thời gian qua, tỉnh cũng tiến hành nhiều sự kiện, hoạt động kích cầu mạnh mẽ giúp ngành du lịch nhận về nhiều tín hiệu lạc quan, kỳ vọng sẽ hồi phục thị trường khách du lịch trong và ngoài nước như trước thời điểm dịch bệnh.
“Số lượng khách đến Quảng Nam 5 tháng đầu năm 2022 có những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong các ngày cuối tuần, dịp Lễ, Tết. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 1.554.000 lượt khách, tăng gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm 2021” - Ông Sơn nói.
Theo số liệu trong 5 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế ước đạt 56.500 lượt, tăng gấp 3,6 lần so với 5 tháng đầu năm 2021; Khách nội địa ước đạt 1497.500 lượt, tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ. Doanh thu đạt được từ dịch vụ lưu trú, tham quan ước đạt 1.110 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập xã hội từ lĩnh vực du lịch đạt 2.609 tỷ đồng.
Ông Sơn nhận định thêm, để hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và phục hồi ngành du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam kiến nghị lên Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cho phép doanh nghiệp du lịch đang hoạt động tại địa phương chậm nộp hiểm xã hội và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho người lao động đến hết ngày 31/12/2022; Bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình dịch vụ golf.
Bên cạnh sự phục hồi của dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ về vui chơi giải trí, nghệ thuật đều diễn ra rất sôi động. Đồng thời, các nhóm dịch vụ khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng ổn định (trừ dịch vụ giáo dục). Do đó, thị trường hàng tiêu dùng và doanh thu bán lẻ đang có nhiều tín hiệu tích cực.
Kết quả điều tra trong tháng 5/2022 chỉ ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.869,9 tỷ đồng, tăng 5,95% so với tháng 4 và tăng 20,29% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt được là 4.640 tỷ đồng; Doanh thu từ mảng dịch vụ ước đạt 1.229,9 tỷ đồng, tăng 5,71% so với tháng trước đó và tăng 35,87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kể từ đầu năm 2022, thương mại đang hoạt động khá ổn định, không có nhiều biến động trên thị trường. Bên cạnh đó, Quảng Nam được chọn là tỉnh đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2022 dự kiến sẽ có nhiều hoạt động đa dạng, nhộn nhịp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động buôn bán tại địa phương phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, vì phải chịu biến động phức tạp từ giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu leo thang đã đẩy một số nhóm hàng hóa trên thị trường cùng tăng giá. Nhưng nhìn chung, thị trường vẫn đang được kiểm soát tốt nên mặt bằng giá bán chấp nhận được, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (trừ dịch vụ kho bãi vận tải) lũy kế trong 5 tháng đầu 2022 ước đạt 26.607 tỷ đồng, tăng 8,41% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 20.902 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 7,5%; Doanh thu dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải, kho bãi) ước đạt 5.705 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 11,88%.
Không chỉ ngành thương mại có nhiều hoạt động nổi bật mà chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trong tháng 5 cũng tăng 0,84% so với tháng 4/2022 và tăng 26,04% so với tháng cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp liên tục xác nhận chỉ số sản xuất tăng cao, góp phần vào chỉ số sản xuất chung toàn ngành tăng trưởng so với năm 2021.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19; Theo dõi, kiểm tra và tham mưu các biện pháp phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp để thuận lợi hồi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Sở sẽ duy trì nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động thương mại nhạy cảm trên địa bàn như: Khuyến mại; Cấp phép mặt hàng kinh doanh có điều kiện như rượu bán buôn, thuốc lá bán buôn, xăng dầu, gas; Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với một số thực phẩm; Bán hàng đa cấp.