8x Quảng Nam bỏ phố về quê đầu tư đất xây dựng chuồng trại nuôi chuột nứa, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Anh nông dân Thanh Hóa đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi dê Boer mang lại hiệu quả kinh tế caoÔng nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi gà với mô hình "độc - lạ", mỗi năm dắt túi cả tỷ đồngAnh nông dân Tiền Giang biến bãi bùn ở xứ cù lao thành "đất vàng" từ nghề nuôi tôm thẻ, mỗi năm thu lãi tiền tỷTheo Dân Việt, nhờ sự cần cù, chăm chỉ học hỏi mà chỉ từ vài cặp chuột nứa giống ban đầu, chàng trai họ Tô đã nhân lên hơn 100 con. Nhờ việc bán chuột nứa thịt, chuột nứa giống mà anh đã có khoản thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm sau khi đã trừ các chi phí.
Chàng trai 8x quyết "bỏ phố về quê" nuôi chuột nứa
Khi nhớ lại cơ duyên gắn bó với con chuột nứa, anh Bình cho hay: "Tôi làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh được 10 năm, nhưng thấy cuộc sống xa quê vất vả, còn nhiều khó khăn, nên quyết định về quê tìm hướng đi mới. Tháng 8/2017, tôi mua 2 con chuột nữa giống về nuôi thử, dù gia đình không ủng hộ nhưng tôi vẫn kiên trì nuôi thử xem sao...".
Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hưng Yên đầu tư đất nuôi bò mỗi năm dắt túi 300 triệu đồng
Với 30 con bò thịt và bò sinh sản theo hướng nhốt chuồng, cho ăn cám ngô và gạo, anh Hưng sống tại thôn Minh Lý, xã Hoàng Hoa Thám, huyện n Thi, tỉnh Hưng Yên đã có được lợi nhuận mỗi năm 300 triệu đồng.Ông nông dân Tây Ninh đầu tư 10ha đất trồng tràm nấu tinh dầu thơm, mỗi năm thu về 200 triệu đồng
Tại vùng đất bán ngập nước của Đảo Nhím của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có nhiều nông dân trồng mì và các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, chỉ có một mình ông Hạnh "đen" đi trồng tràm nấu tinh dầu. Mặc dù nhiều nơi đã trồng tràm lấy tinh dầu nhưng tại Tây Ninh thì chỉ có ông Hạnh là người đầu tiên.Chuột nứa là động vật hoang dã, thức ăn trong tự nhiên của loài này thường là tre và nứa. Chính vì thế mà ở nhiều địa phương gọi con chuột nứa là con dúi. Chuột nứa là con vật ít người nuôi nên anh Bình vừa nuôi lại vừa tự học hỏi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thông tin trên sách báo, internet. Đến thời điểm tháng 4/2018, anh đã quyết định vay 50 triệu đồng cùng với vốn tích lũy được để tiến hành đầu tư khoảng 100 triệu đồng cho việc xây dựng chuồng trại với diện tích 100m2 và nhân giống chuột nứa.
Bởi vì chuột nứa là loài gặm nhấm nên thức ăn khá đơn thuần từ tự nhiên như tre, nứa, thân mía và cây cỏ,... Và để có thể đảm bảo được nguồn thức ăn nuôi chuột nứa, anh Bình đã trồng quanh vườn cỏ voi, mía, thu mua hạt bắp, tre. Răng của chuột nứa nhanh dài và thích gặm nhấm gốc, rễ cứng nên anh đã thường cho chúng gặm xương nhằm bổ sung canxi và mài răng.
Anh Bình cho hay: "Mọi người vẫn hay gọi chuột nứa là con "ngủ ngày, ăn đêm" theo tập tính sinh trưởng của nó". Tuy nhiên thì qua quá trình thuần dưỡng thì con vật này có sinh hoạt giống như những động vật thông thường, được cho ăn ngày 2 lần và chế độ ăn thay đổi tùy lúc. Riêng chuột nứa mẹ trong quá trình sinh sản phải được bổ sung đủ chất dinh dưỡng và có chế độ ăn đặc biệt.
Và để cho chuột nứa có thể sinh trưởng khỏe mạnh thì phải thực hiện tốt các kỹ thuật nuôi, con giống và chuồng trại. Theo đó, chuồng nuôi chuột nứa cần được ghép từ gạch men thành ô vuông kiên cố, cách mặt đất khoảng 20cm và có khe hở để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh. Chuột nứa không chịu được thời tiết nắng nóng oi bức, vì thế phải bố trí chuồng trại thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra thì chuột nứa chỉ ăn cây cỏ tự nhiên và không cần uống nước nên phân khô sạch giống như mùn cưa, 2 - 3 ngày cần dọn vệ sinh 1 lần. Phân của chuột nứa được tận dụng làm phân bón cho cây trồng và rau quả rất tốt.
Anh nông dân quyết tâm làm nghề từ nuôi chuột nứa
Anh nông dân này cho biết: "Khi nuôi chuột nứa nên chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng và mua ở trại có uy tín, không nên mua chuột nứa rừng chưa qua thuần chủng".
Con chuột nứa phải khỏe mạnh, tinh thanh và có hình dáng đẹp, cân nặng cũng vừa phải. Con cái từ khi động dục cho đến lúc sinh sản phải được nuôi riêng đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng cao, trung bình thì sẽ sinh được từ 2 - 3 con và mỗi năm sinh từ 2 - 3 lứa.
Chuột nứa là động vật hoang dã nên ít khi bị mắc bệnh, tuy nhiên thì lại rất dễ bị viêm đường ruột, viêm đường hô hấp. Chính vì thế cần phải chú trọng chọn thức ăn khô, sạch, không bị cũ và chua. Những người nuôi chuột nứa cần phải thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng sinh trưởng của chuột nứa nếu như phát hiện có bệnh thì phải chữa trị kịp thời bằng các loại thuốc thú y chuyên dụng. Và nhờ có kỹ thuật chăm sóc bài bản mà đàn chuột nứa của anh Bình luôn khỏe mạnh. Có thời điểm đàn chuột nứa lên đến 200 con. Đến hiện tại, trên diện tích chuồng khoảng 100m2, anh Bình nuoi 140 con dúi trong đó có 100 con dúi sinh sản.
Anh Bình chia sẻ về những khó khăn khi nuôi chuột nứa rằng: "Mùa mưa bão, lũ lụt ở miền Trung thường kéo dài, nên dẫn đến thiếu nguồn thức ăn xanh, hoặc chất lượng không đảm bảo. Ngoài ra, điều không kém phần quan trọng khi nuôi chuột nứa là người nuôi phải có niềm đam mê và yêu thích loài động vật này thì mới có cơ hội thành công. Nắm bắt rõ các đặc tính sinh trưởng của chuột nứa và luôn chủ động phòng ngừa bệnh".
Nuôi chuột nứa không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại mang đến nguồn thu nhập khá cao và rất ổn định. Thịt chuột nứa được xem là một loại đặc sản được nhiều nhà hàng, quán nhậu tìm mua với giá mỗi kg là 500.000 đồng. Chuột nứa có giá dao động từ 700.000-1.400.000 đồng/con. Hiện, trang trại của anh Bình chủ yếu cung cấp nguồn giống cho khách hàng tại nhiều tỉnh thành, số lượng không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua.
Cũng từ mô hình nuôi chuột nứa mới lạ, anh Bình đã chứng minh cho mọi người thấy đây chính là mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao từ đó đem lại cho gia đình anh nguồn lãi ổn định mỗi năm hơn 200 triệu đồng.