Anh nông dân Tiền Giang biến bãi bùn ở xứ cù lao thành "đất vàng" từ nghề nuôi tôm thẻ, mỗi năm thu lãi tiền tỷ
"Vua tôm" trên bãi bùn
Huyện Cù lao Tân Phú Đông được biết đến là một nơi bốn bề là nước và bãi bùn. Là một huyện nghèo khó của tỉnh Tiền Giang, đến mua hạn mặn người dân đau đáu mua từng thùng nước ngọt. Được biết, trước đây cù lao này nổi tiếng với cây sả và mãng cầu. Mỗi loại cây này đều được nông dân trồng hàng chục ngàn ha. Giờ đây chỉ còn cây sả là trụ lại được với thị trường khắc nghiệt. Thời gian gần đây, tận dụng bãi bùn thì người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông nuôi nhuyễn thể và con tôm. Và cũng từ đó huyện cù lao này xuất hiện vua tôm Minh Tuấn. Theo như lời anh Tuấn, trước đây anh thuê 2ha đất đất để nuôi tôm sú quảng canh. Cũng vì nuôi theo mô hình này nên dịch bệnh nhiều và hiệu quả lại không cao.
Từ năm 2015, nhận thấy việc nuôi tôm công nghiệp có triển vọng và ít rủi ro nên anh Tuấn đã đầu tư nuôi theo mô hình này. Theo đó, mỗi trại anh sẽ dành khoảng 20% diện tích đất để xây ao nuôi tôm nổi. Vách ao được anh xây bằng bê tông, đáy được phủ bạt và ao được che lưới, 80% diện tích đất còn lại là các ao xử lý nước. Trung bình trên mỗi ha đất nuôi tôm anh Tuấn đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Cũng nhờ có kiến thức, kinh nghiệm, cần cù và ham học hỏi nên anh Tuấn nuôi tôm thẻ khá thành công, tỷ lệ đầu tôm đạt hơn 90%. Anh Tuấn bộc bạch: "Năng suất tôm đạt 45 - 50 tấn/ha cao hơn 2 lần so với các mô hình nuôi tôm truyền thống trước đây, thu lãi trên 40%". Hiện tại anh Tuấn có trang trại nuôi tôm công nghệ cao trên Cù lao Tân Phú Đông với diện tích khoảng 30ha. Cụ thể anh đã có 2 trại nuôi tôm ở xã Phú Thạnh và 2 trại Phú xã Tân, 1 trại ở xã Phú Đông. Để có thể trông coi được 5 trại tôm này anh Tuấn đã thuê 14 kỹ sư thủy sản và 40 nhân công.
Anh Tuấn chia sẻ, muốn nuôi được tôm công nghiệp thành công thì ngoài đội ngũ nhân sự giỏi thì phải có quy trình nuôi và chọn lựa được con giống tốt. Hơn thế, môi trường nuôi tôm cũng phải được sạch và đủ điều kiện về oxy. Hơn thế phải có người kiểm tra môi trường ao nuôi hàng ngày. Anh Tuấn tâm sự: "So với nuôi quảng canh thì mô hình nuôi tôm công nghiệp ít rủi ro, ít dịch bệnh và sản lượng đạt cao hơn rất nhiều".
Mô hình nuôi tôm đặc biệt giúp bà con có thể làm giàu
Cũng từ mô hình nuôi tôm công nghiệp của anh Tuấn mà trên đất Cù lao Tân Phú Đông đã có một số nông dân học hỏi cũng như nhân rộng mô hình. Nhằm hỗ trợ các hộ nuôi tôm chân ướt, chân ráo mới vào nghề anh Tuấn sẵn lòng chia sẻ kỹ thuật nuôi cũng như nguồn thức ăn, thuốc thủy sản.
Anh Tuấn cho rằng, chỉ có con tôm được nuôi công nghiệp mới có thể giúp cho người nông dân vùng cù lao đổi đời. Nhưng nếu muốn thành công thì đòi hỏi người nông dân cần phải có vốn và kỹ thuật chăn nuôi. Thời gian tới, anh Tuấn tiếp tục giúp đỡ nông dân phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp thay thế mô hình nuôi tôm truyền thống nhiều rủi ro để cùng thành công. Anh nông dân này cũng khuyến cáo, nuôi tôm càng ngày càng khó. Thời tiết cũng thường xuyên đỏng đảnh và dịch bệnh nhiều. Để có thể đối phó với điều này, vừa rồi anh đã đầu tư khu nuôi tôm mới, hiện đại với ao tròn và có mái che để phòng, chống dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đoàn - Bí thư Đảng ủy xã Phú Thạnh cho biết: "Mô hình nuôi tôm công nghiệp của anh Tuấn cho hiệu quả kinh tế tốt. Nếu được nhân rộng và bền vững thì con côm ở huyện Tân Phú Đông sẽ phát triển tốt từ đó giúp cho bà con nông dân vươn lên khá giả và làm giàu".
Hiện nay, nhiều ngư dân tại tỉnh Tiền Giang và anh Tuấn cũng không ngoại lệ đã bước vào vụ nuôi tôm biển cuối vụ với niềm vui được mùa, trúng giá. Đáng chú ý, mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ít rủi ro và cho lãi gấp nhiều lần so với mô hình nuôi tôm truyền thống.
Ở thời điểm này, những ngư dân nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch vụ tôm thẻ chân trắng bán loại kích cỡ 30 con/kg với giá là 180.000 đồng. Đối với các size nhỏ hơn thì giá cũng trên 150.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong năm và cho lãi khá cao. Không những tôm trúng giá mà năng suất vụ tôm này cũng đạt rất cao từ 30 - 35 tấn/ha. Theo những ngư dân nơi đây, hiện nay vào thời điểm cuối vụ nên diện tích ao tôm cho thu hoạch rất ít, trong khi đó nhu cầu về tiêu thụ tôm ở các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh cũng tăng cao nên giá tăng lên.
Còn với anh Tuấn, mới đây anh cũng thu hoạch được 40 tấn tôm thẻ chân trắng cũng phấn khởi nói: "Hiện tại, tôm thẻ giá cao hơn lúc trước từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, lái bắt 30 con/kg giá 180.000 đồng, còn lúc chính vụ giá 130 con/kg là 130.000 – 135.000 đồng/kg. Lúc này người nuôi tôm cũng bắt đầu thả giống, đầu ra được các ngư dân xác định bán cho chợ Bình Điền, mùa này chưa có tôm nhiều nên cũng rất dễ bán". Có thể thấy được rằng, việc nuôi tôm công nghệ cao tại khu vực này đã giúp cho anh Tuấn cùng rất nhiều ngư dân khác có thể thay đổi được cuộc sống theo hướng tốt hơn.