Bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam được hâm nóng nhờ những dự án mới
Theo VnExpress, giới chuyên gia nhận định thị trường bất động sản khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam đã có nhiều giai đoạn để phát triển, nhất là vào thời kỳ phát triển đỉnh điểm năm 2017 - 2018. Tuy nhiên, đến giữa năm 2019 thì cơn sốt đất tại Đà Nẵng hạ nhiệt, rồi tiến vào giai đoạn trầm lắng. Trải qua 2 năm dịch bệnh, bất động sản nơi đây gần như “ngủ đông” hoàn toàn.
BHS Group thống kê, thời gian từ 2019 - 2020, giá trị bất động sản tại khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam chứng kiến dự sụt giảm. Ở khu vực vùng ven TP. Đà Nẵng, có khu vực đã giảm tới 50%.
Trái với thị trường phía Bắc và phía Nam trong cùng thời điểm, bất động sản khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam suy giảm trầm trọng. Trong khi hai thị trường miền Bắc và miền Nam còn dư địa phát triển rất lớn, ghi nhận sự tăng giá nhanh chóng bất chấp đại dịch bùng phát.
Theo ý kiến từ chuyên gia, trong thời kỳ bùng dịch, những bất động sản ven đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM đã phát triển theo hướng hòa hợp với thiên nhiên, xây dựng nhiều tiện ích chăm sóc sức khỏe đã lôi kéo được sự chú ý của người dân. Còn tại khu vực miền Trung, thủ phủ du lịch như Đà Nẵng lại vắng khách vì toàn bộ ngành du lịch phải đóng cửa dẫn tới không có nguồn thu. Điều này kéo dài suốt hai năm đã khiến bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam trở thành vùng trũng.
"Đu" theo sóng đất Đà Nẵng, Quảng Nam rồi "chết kẹt" trầy trật tìm cách thoát hàng
Sau giai đoạn tăng nóng, thị trường bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam 2 năm qua liền rơi vào cảnh trầm lắng, ảm đạm. Nhiều nhà đầu tư vỡ mộng, tìm cửa thoát hàng.Bất động sản giáp ranh TP. Đà Nẵng nhận tín hiệu tăng giá, nhà đầu tư liệu có quay trở lại?
Mới đây, UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã có “tín hiệu” cho phép nhiều trường hợp đầu tư công trình giao thông và tách thửa đất ở. Các chuyên gia đang cho rằng, động thái này sẽ giúp thị trường bất động sản giáp ranh thành phố Đà Nẵng quay lại thời kỳ sôi động.Nhận xét về sự sụt giảm của thị trường BĐS Đà Nẵng, chuyên gia nhận định, chủ yếu là chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Do đó, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ giúp thị trường hồi phục trở lại.
Bên cạnh đó, động lực lớn cho thị trường này là hạ tầng giao thông khu vực liên tục được đầu tư, nâng cấp. Cụ thể là dự án khơi thông sông Cổ Cò có tổng chiều dài gần 28km đã được UBND Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất triển khai. Theo quy hoạch, trên tuyến sẽ có 15 cầu gồm 3 cầu về phía Đà Nẵng và 12 cầu về phía Quảng Nam đầu tư. Dự án này giúp gia tăng khả năng kết nối với các điểm đến du lịch hấp dẫn của hai địa phương, khai thác tối đa xung lực của ngành du lịch, nối Đà Nẵng với Hội An thông qua tuyến sông Cổ Cò và tuyến Đà Nẵng - Cù Lao Chàm.
Kể từ tháng 3/2022, du lịch mở cửa hoàn toàn đã trở thành động lực cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng khởi sắc. Nổi bật như kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, một số điểm du lịch trên địa bàn Quảng Nam đã đón khoảng 200.000 lượt du khách. Còn tại Đà Nẵng đã đón tiếp hơn 254.000 lượt khách du lịch, trăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đại diện một công ty du lịch cho biết, du khách tới Đà Nẵng và Hội An đa phần sẽ chọn nghỉ ngơi tại khu vực biển Bàu Bàng vì hệ thống giao thông, kết nối nơi đây vô cùng thuận tiện.
Hội An hay khu vực An Bàng đa phần là các homestay nhỏ lẻ hoặc khách sạn 2-3 sao. Có thể thấy, nơi đây đang thiếu các dự án nghỉ dưỡng cao cấp ven biển. Vì vậy, những dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp như căn hộ La Queenara, Legasea Villa,... ngay khi ra mắt đã tạo sức hấp dẫn vô cùng lớn, được khách hàng và nhà đầu tư hưởng ứng tích cực.
Thêm một ưu điểm cho dòng sản phẩm căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng ven biển là các vấn đề pháp lý vốn đang vướng mắc nay cũng được Nhà nước tích cực triển khai tháo gỡ, nhằm đảm bảo lợi ích cho khách mua hàng cũng như chủ đầu tư dự án. Theo đó, loại hình căn hộ condotel được đề xuất cấp sổ đỏ lâu dài, điều này tạo động lực lớn cho thị trường này phát triển tốt hơn. Góp phần khẳng định lại vị thế của loại hình này trên thị trường BĐS ven biển, hàn gắn sự tin tưởng của các nhà đầu tư.